Tiềm năng kinh tế thuhút FDI ở tỉnh Chăm Pa Sắc

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 87 - 90)

- Vùng đồng bằng sông Mê Kông: Gồm 7 huyện với diện tích là 1.135

5 năm (2011-201), kinh tế của tỉnh Chăm Pa Sắc phát triển liên tục

3.1.1.3. Tiềm năng kinh tế thuhút FDI ở tỉnh Chăm Pa Sắc

-Tiềm năng về kết cấu hạ tầng kỹ thuật

Chăm Pa Sắc đã xây dựng được một số cơ sở hạ tầng KT-XH, hệ thống đường giao thông được nối với các tỉnh của các nước trong khu vực. Ngoài quốc lộ số 13 cịn có đường 12, 14, 15, 18 đã nối đường giao thông với các tỉnh của Việt Nam như: Pak Sê - Hồ Chí Minh 1.499km, Pak Sê - Kon Tum 419km, Pak Sê - Đà Nẵng 820 km, Pak Sê - Hà Nội 1.170km, đường số 16 nối với một số tỉnh

của Thái Lan (Pak Sê - U Bôn Lạt Sạ Tha Ni 64km), quốc lộ số 13 cịn nối tiếp đường giao thơng số 7 của vương quốc Campuchia [62, tr.9].

Điện được cung cấp đảm bảo 24/24h trong ngày; có Nhà máy thủy điện đảm bảo nguồn điện năng dồi dào cho phát triển sản xuất và phục vụ đời sống; 97% xã trong tỉnh có điện lưới Quốc gia đến trung tâm xã. Tiềm năng thuỷ điện của tỉnh Chăm Pa Sắc khá lớn, có 25 dự án trong đó Trung ương quản lý có 10 dự án có cơng suất trên 4.617 MW. tỉnh Chăm Pa Sắc quản lý có 15 dự án có cơng suất trên có gần 139 MW [77, tr.13].

Nước sạch đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp, dịch vụ.

Thơng tin liên lạc: hệ thống trục chính cáp quang đã được đầu tư lắp đặt đến tất cả các địa bàn trong tỉnh; 100% xã trong tỉnh có điện thoại; 100% huyện, thành phố phủ sóng điện thoại di động.

Nhìn chung, cơ sở hạ tầng được chủ đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh bao gồm: hệ thống đường giao thông nội khu, hệ thống cung cấp điện, hệ thống các dịch vụ đi kèm như các chi nhánh Ngân hàng, Bưu điện, Bảo hiểm, doanh nghiệp vận tải, hệ thống kho bãi... đảm bảo cung cấp các dịch vụ tốt cho các nhà đầu tư.

- Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và đất đai

Chăm Pa Sắc có tài nguyên phong phú, có đất đai phù hợp với việc trồng trọt, chăn ni. Có nhiều sơng suối chảy quanh năm, có thể xây dựng các hồ chứa nước để sản xuất thuỷ điện, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất nông nghiệp và sử dụng vào giao thông đường thuỷ. Căn cứ đặc điểm thế mạnh tỉnh phân chia thành 3 khu vực phát triển kinh tế sau đây:

+ Khu vực 1: Gồm huyện Pak Sòng, một phần huyện Ba Chiêng và một phần huyện Pa Thum Phon (khu vực cao nguyên Bo Lô vên). Tập trung trồng cà phê, hoa tươi, chè xanh, hoa quả ôn đới, quả ôliu, khoai tây, rau các loại, trồng cao su, cây ăn quả, các loại đậu, sắn, ngô, dứa, trồng cây lê, sắn, chanh, bưởi, cây gió (trầm) phát triển trồng lúa lưu vực sơng Mê Kông, nuôi ba ba, phát triển thủ công đan lát truyền thống địa phương và phát triển du lịch.

+ Khu vực 2: Gồm thành phố Pak Sê (Trung tâm). Tập trung xây dựng thành phố Pak Sê để trở thành trung tâm về kinh tế thương mại văn hoá - xã hội

của tỉnh Chăm Pa Sắc. Quy hoạch thiết kế các khu vực, xây dựng các công viên, vườn hoa là nơi tham quan nghỉ ngơi của nhân dân; xây dựng trung tâm về thương mại, dịch vụ đa dạng, xây dựng đường bao quanh chân núi Ba Chiêng thành khu vực trọng tâm của thành phố Pak Sê.

- Khu vực 3: Gồm 6 huyện (khu vực đồng bằng)

Khuyến khích trồng lúa dọc lưu vực sơng Sê Đơn và Sông Mê Kông; trồng cây công nghiệp như trồng cây họ đậu, bông, điều, cây cánh kiến... Ngồi ra cịn có thế mạnh là dệt vải, làm nồi đất chum vại, thu đông đan lát... mà nhân dân đã có tập qn làm xưa nay. Khuyến khích việc đầu tư mở các trang trại chăn ni bị bằng việc trồng cỏ voi thâm canh [99, tr.11].

Chăm Pa Sắc có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên chưa khai thác, sử dụng hết, đất đai có chất lượng cịn rộng rãi, có cơ sở hạ tầng, phục vụ, dịch vụ thuận lợi. Đây là một Tỉnh hấp dẫn để mời gọi nhà ĐTNN vào đầu tư ở tỉnh Chăm Pa Sắc trên mọi lĩnh vực.

- Tiềm năng về nguồn lao động

Nguồn lao động là một bộ phận của dân số, bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, đối với nam từ 15 tuổi - 60 tuổi, nữ là 15 tuổi - 55 tuổi. Ở tỉnh Chăm Pa Sắc, với dân số toàn tỉnh là 733.582 người, nguồn lao động được phân ra: nông dân 64%, lao động nông trang 10%, viên chức 3%, buôn bán nhỏ 1%, lao động trong các ngành nghề khác 19% và thất nghiệp 3% [109, tr.7].

Bảng 3.3: Dân số và lực lượng lao động của tỉnh Chăm Pa Sắc (2006-2017)

Năm 2006 2010 Chỉ tiêu Dân số 610.655 642.785 Lực lượng lao động 342.889 370.034 Đơn vị tính: người 2015 2017 705.000 733.582 410.566 449.997

Nguồn: Sở Lao động và Phúc lợi xã hội tỉnh Chăm Pa Sắc năm (2006- 2017) [76, tr.7-8].

Về chất lượng nguồn lao động, Chăm Pa Sắc là một trong những trung tâm giáo dục đào tạo của cả nước. Có tất cả 19 trường (đại học, cao đẳng, trung cấp...) hàng năm góp phần cung ứng hàng trăm lao động có chất lượng cho cả nước.

Vị trí địa lý cùng với tiềm năng và thế mạnh của Tỉnh thích hợp với việc kết nối kinh tế, thương mại, dịch vụ, du lịch với các nước trong khu vực.Tỉnh tập trung thực hiện 6 chương trình kinh tế - xã hội sau:

1. Chương trình sản xuất nơng nghiệp hàng hố có 27 dự án

2.Chương trình sản xuất thủ cơng và cơng nghiệp hàng hố có 15 dự án. 3. Chương trình dịch vụ hàng hố có 24 dự án

4. Chương trình bảo vệ tài ngun mơi trường có 7 dự án. 5. Chương trình xố đói giảm nghèo có 6 dự án

6. Chương trình khuyến khích du lịch gồm 16 dự án

Trong 6 chương trình đã nêu trên cịn nhiều dự án chưa đuợc thực hiện, vẫn mời gọi đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và các nhà ĐTNN tham gia đầu tư [67, tr.54].

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w