- Đối với chủ ĐTNN là nhà nước xuất khẩu vốn, thì ngồi mục tiêu lợi nhuận, khi quyết định đầu tư ra nước ngồi chính phủ của những nước đó cịn đặt ra
2.2.2.5. Đầu tư trực tiếp nước ngồi gây ra sự phát triển khơng đều giữa các ngành, các lĩnh vực và các vùng lãnh thổ, gây bất bình đẳng xã hộ
giữa các ngành, các lĩnh vực và các vùng lãnh thổ, gây bất bình đẳng xã hội
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước là nhằm thu về lợi nhuận cao. Do đó, lĩnh vực đầu tiên được lựa chọn thường là những ngành có khả năng mang lại lợi nhuận nhanh hơn, nhờ đó nhanh thu hồi được vốn đầu tư, hạn chế rủi ro. Bởi vậy, các nhà ĐTNN chỉ quan tâm đầu tư vào vùng có chi phí đầu tư thấp, sử dụng lao động có tay nghề giá rẻ, hoặc điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi. Điều đó có nghĩa là, mặc dù nước tiếp nhận đầu tư rất cần đầu tư vào các vùng khó khăn và đã có những chính sách khuyến khích và cho các nhà ĐTNN hưởng thêm ưu đãi, nếu họ đầu tư vào vùng sâu, vùng xa hoặc vào vùng có điều kiện chưa thuận lợi, họ vẫn khơng chịu bỏ vốn vào những nơi khó khăn hơn.
Với việc tạo ra việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, FDI đã trở thành là một trong những nhân tố dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo trong tiến trình phát triển nền kinh tế, đây cũng là một hệ quả khó tránh khỏi. Mặt khác, FDI thường chỉ tập trung ở các thành phố lớn, các vùng kinh tế trọng điểm bởi ở đây có điều kiện kinh doanh thuận lợi như cơ sở hạ tầng tốt, nhu cầu thị trường cao, khả năng chu chuyển vốn nhanh, … mặc dù điều này góp phần làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực để lôi kéo sự phát triển chung và các vùng phụ cận nhưng đã vơ hình chung góp phần nới rộng khoảng cách thu nhập giữa
những người giàu ở thành phố, khu công nghiệp với những người nghèo ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.