Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 56 - 58)

- Đối với chủ ĐTNN là nhà nước xuất khẩu vốn, thì ngồi mục tiêu lợi nhuận, khi quyết định đầu tư ra nước ngồi chính phủ của những nước đó cịn đặt ra

2.1.5. Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một là, đặc điểm về nguồn vốn: FDI có đặc điểm cơ bản khác với

nguồn vốn nước ngoài khác như viện trợ phát triển chính thức hay đầu tư gián tiếp nước ngồi.

Việc tiếp nhận FDI khơng phát sinh nợ cho nước chủ nhà. FDI là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, sản xuất, và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, khơng có những ràng buộc về chính trị, khơng để lại gánh nặng nợ cho nền kinh tế của nước chủ nhà. FDI mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước tiếp nhận đầu tư cho nên nó có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là

những ngành nghề đòi hỏi cao về vốn, về kỹ thuật và cơng nghệ mới. Vì thế, nguồn vốn FDI có tác dụng rất to lớn đối với q trình CNH, HĐH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và tạo tốc độ tăng trưởng nhanh cho nước nhận đầu tư.

Hai là, đặc điểm về vốn góp: các chủ ĐTNN phải đóng góp một số lượng

vốn tối thiểu theo quy định của từng nước tiếp nhận đầu tư để họ có quyền được trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Các nước phương Tây nói chung quy định lượng vốn đóng góp đầu tư phải chiếm trên 10% cổ phần của doanh nghiệp nước ngồi thì mới được xem là FDI. Một số nước khác quy định mức đóng góp tối thiểu là 20% hoặc 25% [5, tr.10]. Theo Luật Đầu tư nước ngoài của CHDCND Lào, nếu doanh nghiệp liên doanh, chủ đầu tư nước ngồi phải đóng góp số vốn tối thiểu 30% của tổng số vốn pháp định [113, tr.2].

Ba là, đặc điểm về quyền quản lý: quyền quản lý trong doanh nghiệp FDI

thường phụ thuộc vào mức độ góp vốn. Tỷ lệ góp vốn của bên nước ngồi càng cao thì quyền quản lý, điều hành ra quyết định càng lớn. Nếu nhà ĐTNN góp 100% vốn thì doanh nghiệp đó hồn tồn do chủ ĐTNN điều hành và quản lý.

Bốn là, đặc điểm về quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn: Nhà ĐTNN vừa

là người chủ sở hữu, vừa là người sử dụng vốn đầu tư. Trong thời gian đầu tư, quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn gắn liền với chủ đầu tư. Chủ sở hữu vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình sản xuất kinh doanh. Việc phân chia thành viên Hội đồng quản trị, việc quản lý, điều hành quá trình sử dụng vốn được phân chia theo tỷ lệ góp vốn. Chủ sở hữu được hưởng lợi ích do hoạt động đầu tư mang lại. Mục đích quan trọng của các chủ sở hữu vốn là việc giành quyền kiểm soát hoạt động sử dụng vốn đầu tư mà họ bỏ ra, đặc biệt trong việc quyết định một số vấn đề quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp.

Năm là, FDI là hình thức đầu tư dài hạn bởi hoạt động đầu tư này gắn liền

với việc xây dựng các cơ sở, chi nhánh sản xuất kinh doanh tại nước sở tại. Đây là đầu tư có tính vật chất ở nước sở tại nên không dễ rút đi trong một thời gian ngắn. Đây là đặc điểm phân biệt giữa FDI và đầu tư gián tiếp nước ngoài. Đầu tư gián tiếp thường là các dịng vốn có thời gian hoạt động ngắn và có thu nhập thơng qua việc mua bán chứng khoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu...) [103, tr.31]. Nếu dịng vốn

đầu tư gián tiếp nước ngồi vào mạnh, thì nền kinh tế tiếp nhận dễ rơi vào tình trạng phát triển quá nóng (bong bóng), nhất là ở các thị trường tài sản tài chính. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi có đặc điểm là di chuyển (vào và ra) rất nhanh, nên nó sẽ khiến cho hệ thống tài chính trong nước dễ bị tổn thương và rơi vào khủng hoảng tài chính khi gặp phải các cú sốc từ bên trong cũng như bên ngoài nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w