Chủ trương và xây dựng hệ thống luật pháp liên quan đến FDI của Lào

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 92 - 93)

- Vùng đồng bằng sông Mê Kông: Gồm 7 huyện với diện tích là 1.135

5 năm (2011-201), kinh tế của tỉnh Chăm Pa Sắc phát triển liên tục

3.2.1.1. Chủ trương và xây dựng hệ thống luật pháp liên quan đến FDI của Lào

FDI của Lào

Chủ trương của Đảng, Nhà nước Lào là hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, khai thác có hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại, trong đó có việc thu hút FDI. Năm 1986, Chính phủ nước CHDCND Lào đã ban hành cơ chế quản lý kinh tế mới phát triển nền kinh tế theo định hướng thị trường. Để thu hút FDI, Lào đã xây dựng một hệ thống Luật liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thu hút và sử dụng vốn FDI như Luật Đầu tư nước ngồi (1988), sau đó sửa đổi, bổ sung thành Luật Khuyến khích và quản lý đầu tư nước ngồi (1994). Năm 2004 sửa đổi bổ sung thành Luật Khuyến khích đầu tư nước ngồi tại Lào. Đến năm 2009 và năm 2016 đã sửa đổ bổ sung thành Luật Khuyến khích đầu tư.

Q trình xây dựng và hồn thiện hệ thống luật liên quan tới FDI ở Lào có thể được xem xét qua việc xây dựng, điều chỉnh một số luật như sau:

Luật Đầu tư nước ngoài (Luật số 07/QH, ngày 19/04/1988) quy định có ba hình thức ĐI được khuyến khích ở Lào. Đó là: “1)doanh nghiệp kinh doanh theo hợp đồng, đây là sự hợp tác liên doanh giữa nhà ĐTNN với nhà đầu tư trong nước; 2) doanh nghiệp liên doanh, đó là: là doanh nghiệp được thành lập và cùng tiến hành với nhau giữa nhà ĐTNN với nhà đầu tư trong nước; 3) doanh nghiệp FDI một thành viên” [53].

Ngày 14/03/1994, Hội nghị thường niên lần thứ 3 của Quốc hội Lào khóa III đã thơng qua Luật khuyến khích và quản lý đầu tư nước ngồi sửa đổi và bổ sung lần thứ nhất (Luật số 001/QH). Luật này đã điều chỉnh số hình thức đầu tư, theo đó, hình thức kinh doanh theo hợp đồng bị loại bỏ, chỉ cịn hai hình thức là hình thức liên doanh và hình thức đầu tư 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Tại Hội nghị thường kỳ của Quốc hội ngày 22/10/2004, Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài tại CHDCND Lào được điều chỉnh lần thứ 2 (Luật số 11/QH). Trong đó quy định, đầu tư của nước ngồi tại Lào lại có 3 hình thức: Đầu tư kinh

doanh theo hợp đồng, đầu tư theo hình thức cổ phần giữa nhà ĐTNN với nhà đầu tư trong nước, và doanh nghiệp đầu tư 100% vốn đầu tư của nước ngồi. Ngồi ba hình thức này, Luật cịn quy định thêm các hình thức BOT, BTO, BT và cũng được áp dụng ở Lào.

Luật khuyến khích ĐTNN (2004) cịn có các quy định về chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Họ được quyền chuyển tài sản hoặc lợi nhuận của họ sang nước thứ 3 thông qua các ngân hàng doanh nghiệp của CHDCND Lào [8].

Trong điều 8 Luật khuyến khích đầu tư (2009) có quy định rõ các hình thức đầu tư tại CHDCND Lào gồm: đầu tư 100% vốn hoặc của nhà đầu tư trong nước hoặc của Nhà ĐTNN; đầu tư góp cổ phần giữa nhà đầu tư trong nước với nhà ĐTNN; đầu tư liên doanh theo hợp đồng [56].

Mỗi lần sửa đổi và bổ sung Luật đầu tư của Lào, Chính phủ thường có các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư mới, như Nghị định số 64/PM hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài năm 1994; Nghị định số 301/PM hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư khuyến khích nước ngồi năm 2004 và Năm 2007, Lào có Nghị định hướng dẫn đầu tư vào Lào bằng tiếng Anh; Nghị định hướng dẫn số 119/PM, ngày 20 /4 /2011 của luật khuyến khích đầu tư năm 2009 [114].

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w