Về điều kiện tự nhiên của tỉnh Chăm Pa Sắc

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 83 - 84)

- Đối với chủ ĐTNN là nhà nước xuất khẩu vốn, thì ngồi mục tiêu lợi nhuận, khi quyết định đầu tư ra nước ngồi chính phủ của những nước đó cịn đặt ra

3.1.1.1. Về điều kiện tự nhiên của tỉnh Chăm Pa Sắc

Chăm Pa Sắc là một tỉnh lớn, là trung tâm công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch của miền Nam Lào. Chăm Pa Sắc là vị trí cửa ngõ, đầu mối giao thông giữa các tỉnh miền núi phía Đơng và phía Bắc với Đồng bằng Sơng Mê Kơng, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế chung của cả vùng.

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Chăm Pa Sắc là 1.541.500 ha, trong đó đất canh tác 646.000 ha, diện tích rừng là 895.500 ha, chiếm 58% diện tích tồn tỉnh. Dân số tồn tỉnh là 733.582 người, nữ 370.433 người, (đứng thứ 3 sau tỉnh Sạ Văn Nạ Khết và thủ đô Viêng Chăn). Tỉnh Chăm Pa Sắc có 639 bản làng và 109.293 hộ gia đình đứng hàng thứ ba trong cả nước. Tỉnh Chăm Pa Sắc có hai con sơng chính chạy qua là sơng Mê Kơng và Sê Đơn.

Diện tích đất của Chăm Pa Sắc chia ra hai vùng như sau:

- Vùng trung du và rừng núi: Gồm 3 huyện, có diện tích là 405.500 ha

chiếm 26% tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh, trong đó có một huyện vùng núi thấp, cao 400 - 1284 mét so với mực nước biển, phù hợp với các loại cây như: rau, cà phê, chè, sa nhân, cao su và cây cơng nghiệp. Vùng nước thấp có ưu thế về phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, phát triển cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, cây ăn quả... Vùng đồi thấp thuận lợi cho việc trồng cây cơng nghiệp ngắn ngày như mía, chuối, đậu tương... gắn liền với phát triển các KCN tập trung khu chế biến, cà phê, bánh kẹo, chế biến lâm sản.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w