Cơ cấu tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất tại công ty

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường mỹ tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 32 - 113)

2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

a. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Sơ đồ 1: cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Hội đồng quản trị Cửa hàng vật tư TS Nhà hàng NT SF Nhà máy CBTS 90 Nhà máy CBTS 17 Ban giám đốc Phòng tổ chức LĐTL PXCB hàng cao cấp Phòng tài vụ PX chế biến PX chế biến PX đặc sản PX cơ điện lạnh Phòng KT KCS Phòng công đoàn PX đặc sản Phòng KD XNK

b. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận

- Hội đồng quản trị

+ Hội đồng quản trị (HĐQT) do đại hội cổ đông bầu ra, là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty.

+ Chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông về những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật gây tác hại cho công ty.

+ Chủ tịch HĐQT hoặc người được chủ tịch ủy quyền thay mặt công ty trước các cơ quan nhà nước và các đơn vị khác.

+ Chấp nhận điều lệ công ty và các quyết định của Đại hội cổ đông. Đề nghị Đại hội cổ đông sửa chữa điều lệ khi cần thiết.

+ Lập quy chế quản trị Công ty, cử đại diện giữ các chức vụ quản lý hay phúc lợi trên cơ sở chấp hành pháp luật của nhà nước.

+ Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý và thành lập văn phòng đại diện hay chi nhánh. + Quyết định giải thể công ty.

- Ban giám đốc

+ Giám đốc

Là người điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị quyền và nghĩa vụ của mình và là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau:

- Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Quan hệ với khách hàng trong và ngoài nước, kí kết hợp đồng kinh tế , chịu trách nhiệm về những tổn thất do hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, làm hao hụt, lãng phí tài sản, vốn, vật tư theo qui định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị..

- Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh.

- Trình báo cáo quyết toán hàng năm lên hội đồng quản trị. + Phó giám đốc:

Là người giúp việc cho giám đốc, phó giám đốc do giám đốc đề nghị hội đồng quản trị thông qua, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ giám đốc phân công.

Được quyền quyết định các phần việc do giám đốc ủy quyền và trực tiếp giải quyết công việc được giám đốc quy định.

Thay mặt giám đốc giải quyết các công việc theo giấy ủy nhiệm của giám đốc khi giám đốc đi vắng.

- Phòng tổ chức lao động tiền lương

Quản trị viên cao nhất là trưởng phòng tổ chức chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc công ty, tham mưu giúp giám đốc làm một số nhiệm vụ sau:

+ Xây dựng kế hoạch tăng cường nhân sự đào tạo và theo dõi thực hiện.

+ Tham mưu cho giám đốc về cơ cấu nhân sự trong công ty, công tác tổ chức bộ máy công ty và các phòng ban, phân xưởng.

+ Công tác cán bộ: tiếp nhận điều chuyển, bố trí cán bộ

+ Xây dựng quỹ tiền lương, hình thức trả lương, định mức lao động.

+ Kiến nghị với giám đốc về các vấn đề liên quan tới người lao động: chế độ tuyển dụng, hợp đồng lao động, khen thưởng, kỉ luật, xếp lương, nâng bậc, hưu trí, nghỉ việc, an toàn lao động.

Phòng tài vụ

+ Trưởng phòng là quản trị viên cao nhất, là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc công ty.

+ Phòng tài vụ có trách nhiệm quản lý về tình hình tài chính của công ty, phụ trách các công tác quyết toán báo cáo hàng tháng, báo cáo hàng quý, công tác tổng hợp, báo cáo quyết toán xây dựng kế hoạch tài chính.

+ Phòng tài vụ căn cứ nhu cầu về vốn, vật tư phân xưởng, cửa hàng trực thuộc cung ứng tiền vốn của công ty theo đúng kế hoạch của bộ tài chính.

+ Lập kế hoạch thu chi, huy động các nguồn vốn đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu

+ Tham mưu cho giám đốc về phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Xây dựng kế hoạch xuất khẩu, giao dịch với khách hàng và các tổ chức kinh tế, thảo luận hợp đồng mua bán.

+ Soạn thảo hợp đồng kinh tế, tổ chức theo dõi thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu đồng thời ủy quyền cho các đơn vị cá nhân có nhu cầu.

+ Tìm hiều thị trường, phương thức mua bán và giá cả, trả lời các khiếu nại của khách hàng khi gặp trở ngại.

- Phòng công đoàn

Là nơi quản lý và tổ chức các hoạt động công đoàn, huấn luyện và đào tạo kết nạp đảng viên cho cán bộ công nhân viên xuất sắc trong công ty.

- Phòng kĩ thuật KCS- cơ điện lạnh

+ Có nhiệm vụ quản lý, điều hành toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng và máy móc thiết bị phục vụ sản xuất trong toàn công ty.

+ Kiểm tra chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm, thao tác sản xuất, qui trình sản xuất, kiểm tra vệ sinh công nhân, nhà xưởng, dịch vụ, thiết bị và vệ sinh môi trường. + Lưu trữ hồ sơ tài liệu, thông tin tài liệu phục vụ cho chế biến thủy sản.

- Các đơn vị trực thuộc công ty

Nhiệm vụ chính của phân xưởng này là chế biến sản phẩm tươi thành sản phẩm đông lạnh như cá, cua, ghẹ, tôm.

+ Nhà máy chế biến thủy sản 90.

Cơ sở đặt tại Bình Tân- Nha Trang là đơn vị hạch toán độc lập chuyên sản xuất gia công các mặt hàng thủy sản đông lạnh, đặc sản và sản xuất theo đơn đặt hàng. + Cửa hàng vật tư thủy sản

Cửa hàng chuyên mua bán vật tư phục vụ cho công ty để tăng thêm thu nhập hạn chế những chi phí không cần thiết, hạch toán kinh doanh riêng biệt, đây là mảng kinh doanh mở rộng của công ty.

+ Nhà hàng Nha Trang Seafoods

Nhà hàng có nhiệm vụ là giao dịch, giới thiệu sản phẩm của công ty với khách hàng trong và ngoài nước, thông qua đó thu nhập thông tin phản hồi, khuếch trương, quảng cáo thương hiệu của công ty nhằm góp phần tăng thêm thu nhập của công ty.

2.1.4.2 Tổ chức sản xuất của công ty Nha Trang Seafoods a. Sơ đồ tổ chức sản xuất của công ty a. Sơ đồ tổ chức sản xuất của công ty

Xem sơ đồ 2

b. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu sản xuất

- Bộ phận sản xuất chính

+ Nhà máy chế biến thủy sản 17 + Nhà máy chế biến thủy sản 90 - Bộ phận sản xuất phụ trợ

+ Là bộ phận mà hoạt động của nó có tác dụng phục vụ trực tiếp cho sản xuất chính có thể tiến hành đều đặn và liên tục. Bộ phận sản xuất phụ trợ bao gồm:

+ Phân xưởng cơ điện: Phân xưởng này có trách nhiệm bảo trì, bảo dưỡng, vận hành máy móc thiết bị toàn công ty. Đồng thời sản xuất được nước đá phục vụ cho phân xưởng chế biến và kinh doanh bên ngoài.

+ Nhà hàng Seafoods

Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty

- Bộ phận phục vụ sản xuất Bộ phận phục vụ sản xuất Nhà máy CBTS 90 Nhà ăn Y tế Kho tàng Nhà hàng NT Seafoods Cửa hàng vật tư PX cơ điện Nhà máy CBTS 17 Bộ phận sản xuất chính Bộ phận sản xuất phụ trợ PX đặc sản PX chế biến PX chế biến PX chế biến hàng cao cấp PX đặc sản Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods - F17

Là bộ phận được sản xuất ra đảm nhận việc cung ứng, cấp phát, vận chuyển nguyên liệu, thành phẩm, dụng cụ lao động, bao gồm:

Nhà ăn: Phục vụ cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty

Phòng y tế: Có nhiệm vụ khám sức khỏe định kì cho phòng và chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên của Công ty.

Hệ thống kho tàng: Dùng để dự trữ nguyên liệu chờ chế biến, bảo quản thành phẩm chưa được tiêu thụ. Mỗi kho có một thủ kho chịu trách nhiệm trước phòng tài vụ về xuất nhập nguyên liệu hoặc thành phẩm.

2.1.5. Vị trí, vai trò của công ty đối với địa phương và đối với nền kinh tế

Công ty có vai trò quan trọng đối với địa phương và nền kinh tế đất nước, được thể hiện qua các khía cạnh sau:

- Quy mô hoạt động của Công ty khá lớn, khối lượng hàng hóa sản xuất ra trong năm chiếm tỷ trọng cao so với các công ty khác trong cùng ngành, cùng khu vực. Đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Công ty đã góp phần cho ngành chế biến thủy sản phát triển. Ngành chế biến thủy sản phát triển cũng tạo điều kiện cho ngành khai thác và nuôi trồng phát triển.

- Khả năng hoạt động của Công ty ngày càng cao. Đội ngũ lao động ngày càng phát triển, điều này góp phần giải quyết công ăn việc làm, giải thoát gánh nặng cho xã hội. - Với khả năng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, hàng năm Công ty đã đóng góp cho ngân sách nhà nước một khoản không nhỏ và phát triển qua hàng năm, cụ thể:

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước năm 2008 là 2.985,90 triệu đồng, năm 2009 là 11.293,24 triệu đồng, năm 2010 là 12.250,02 triệu đồng. Bên cạnh đó, thông qua việc xuất khẩu Công ty còn mang lại một khoản ngoại tệ góp phần ổn định kinh tế đất nước.

2.1.6. Một số vấn đề đặt ra cho cho sự phát triển của công ty trước mắt và lâu dài 2.1.6.1 Những vấn đề công ty đang gặp phải 2.1.6.1 Những vấn đề công ty đang gặp phải

Hoạt động trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay, Công ty phải đối mặt với một số vấn đề khó khăn như:

- Về thị trường nguyên liệu: Công tác thu mua nguyên liệu còn gặp nhiều khó khăn do thị trường nguyên liệu bấp bênh, do ngư trường suy thoái và thời tiết thất thường, môi trường ô nhiễm và dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều làm cho nguồn nguyên liệu không ổn định, chất lượng giảm sút.

- Về sự cạnh tranh: Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các đối thủ đầu vào và đầu ra ngày càng nhiều. Sự cạnh tranh về giá cả, chất lượng, mẫu mã hàng hóa giữa các công ty cũng ngày càng găy gắt.

- Công ty chưa có bộ phận chuyên trách về marketing nên công tác nghiên cứu thị trường chưa hiệu quả, sản phẩm của công ty ở dạng sơ chế, ít có mặt hàng cao cấp. - Thị trường thế giới có nhiều biến động, thời tiết diễn biến phức tạp làm cho thị trường tiêu thụ sản phẩm giảm đáng kể.

2.1.6.2. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

Dựa vào hoàn cảnh cụ thể công ty đề ra một số phương hướng hoạt động trong thời gian tới như sau:

- Thực hiện kế hoạch: Phấn đấu lợi nhuận năm 2011 phải vượt 20% so với năm 2010. Tối thiểu duy trì ổn định không để tụt.

- Tập trung đẩy mạnh và phát triển các thị trường chủ lực và tiềm năng là Mỹ và EU. Đây là hai thị trường chủ lực của Công ty.

- Củng cố và duy trì sản lượng xuất khẩu trên các thị trường truyền thống như Nhật nhằm mục tiêu ổn định công ăn việc làm cho công nhân tại công ty.

- Tăng cường thiết lập mối quan hệ thật tốt với nhà cung cấp đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong cả những lúc trái mùa..

- Nâng cao hoạt động marketing của doanh nghiệp. Trước mắt nỗ lực hoàn thiện website của công ty là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc quảng bá hình ảnh của công ty mình ra thị trường thế giới.

- Nâng cấp điểm bán hàng nội địa để bán cả sản phẩm chính của Công ty và từng bước đưa sản phẩm của mình vào siêu thị. Đặc biệt công ty đang nỗ lực thực hiện một dự án lớn: Xây dựng siêu thị riêng của công ty nhằm chuyên trách về cung cấp các mặt

hàng thủy sản chính ra thị trường nội địa, để sản phẩm của công ty đến với người tiêu dùng trong nước dễ dàng hơn.

2.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17 Trang Seafoods F17

a. Môi trường tự nhiên

Việt Nam là nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ẩm, với bờ biển dài 3.260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên, trải qua 13 vĩ độ. Diện tích vùng nội thuỷ và lãnh hải của Việt Nam rộng 226.000km và vùng đặc quyền kinh tế hơn 1 triệu km2, rộng gấp 3 lần diện tích đất liền.

Nguồn lợi thuỷ sản của Việt Nam rất đa dạng và phong phú, có trên 2000 loài cá, trong đó có 130 loài có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh cá biển còn có nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1.600 loài giáp xác, sản lượng khai thác cho phép là 50-60 ngàn tấn/năm, có giá trị cao là tôm biển, tôm hùm, tôm mũ ni, cua, ghẹ. khoảng 2000 loài động vật thân mềm trong đó có ý nghĩa kinh tế cao như rong câu, rong mơ. Bên cạnh đó còn có rất nhiều loại đặc sản như bào ngư, đồi mồi, chim biển, trai ngọc.

Bảng 3: Sản lượng khai thác Thủy sản của Việt Nam giai đoạn (2008-2010)

ĐVT: 1000 tấn Chỉ tiêu 2008 2009 2010 1.605,7 1.708,1 1.789,2 Tôm 113,4 130,1 138,5 Thủy sản khác 417,3 442,3 493,1 Tổng 2.136,4 2.280,5 2.420,8 Nguồn: Tổng Cục thống kê (2008-2010)

Dựa vào bảng 3: Sản lượng khai thác Thủy sản của Việt Nam giai đoạn (2008- 2010) nhận thấy nguồn lợi thủy sản khai thác của nước ta tăng lên qua các năm. Đặc biệt là Cá, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng sản lượng khai thác của cả nước. Tiếp

theo là Tôm. Với trữ lượng khai thác tăng lên hàng năm là một lợi thế lớn cho các công ty chế biến xuất khẩu thủy sản.

Khánh Hoà là một tỉnh ở ven tỉnh miền Nam Trung Bộ, có chiều dài bờ biển khoảng 385km, tổng diện tích mặt nước khai thác có hiệu quả khoảng 2 triệu ha.

Theo kết quả nghiên cứu của viện nghiên cứu biển và nguồn lợi thuỷ sản thuộc Bộ thuỷ sản thì tỉnh Khánh Hoà có trữ lượng 90.000-150.000 tấn. Khánh Hòa hiện có hơn 10.100 tàu đánh bắt thủy sản, sản lượng đánh bắt hàng năm đạt từ 65.000 - 70.000 tấn.

Đây chính là điều kiện thuận lợi cho Công Ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods - F17 phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình vì có tới 20% nguồn nguyên liệu của Công ty là thu mua tại Tỉnh nhà.

b. Yếu tố về xã hội

Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và trên thị trường Mỹ nói riêng luôn gắn chặt và chịu sự tác động của các yếu tố xã hội như: thu nhập bình quân, thị hiếu tiêu dùng, lực lượng lao động, cơ cấu dân số…

Mức sống của người dân trên thế giới ngày một gia tăng, đặc biệt là các nước phát triển. Nhu cầu hưởng thụ và chăm sóc sức khỏe ngày càng được đòi hỏi nhiều.

Mặt khác, theo dự đoán của quỹ dân số thế giới (UNFPA) dân số thế giới sẽ là 9 tỷ người vào năm 2050. Dân số thế giới tăng nhanh sẽ kéo theo nhu cầu về lương thực và thực phẩm cũng gia tăng đáng kể, nhất là các sản phẩm thuỷ sản.

Sự gia tăng dân số mạnh mẽ cộng với nhu cầu về thực phẩm thuỷ sản ngày càng cao của các thị trường trong và ngoài nước nhất là thị trường Mỹ, là cơ hội để ngành

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường mỹ tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 32 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)