an toàn thực phẩm.
Như đã tìm hiểu và phân tích ở trên thì thị trường Mỹ là thị trường khó tính với những rào cản thương mại ngày càng khắt khe. Nhất là trong ba năm trở lại đây và đặc biệt là giai đoạn 2008-2009 nền kinh tế Mỹ suy thoái trầm trọng sau cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra đã làm cho việc nhập khẩu hàng hóa của các nước khác vào thị trường này khó khăn hơn do để phục hồi nền kinh tế, để tăng cường sản xuất, bảo vệ nền sản xuất trong nước, Mỹ đã tăng cường xu hướng bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và các tiêu chuẩn mới khắt khe về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm ở thị trường này càng chặt chẽ hơn. Chính vì vậy để tiếp tục tồn tại và phát triển trên thị trường đầy những rào cản quy định này buộc doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao, cải tiến chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng được nhu cầu đề ra của thị trường.
Hiện nay Công ty đang áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP (Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát các điểm kiểm soát tới hạn ), Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm toàn cầu BRC, Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001- 2000, Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn IFS, Hệ thống quản lý chất lượng ACC, chứng nhận cơ sở chế biến sạch, được quản lý chặt chẽ trong từng khâu
song vẫn còn tình trạng chất lượng sản phẩm chưa đạt yêu cầu của khách hàng. Chính vì vậy để từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đòi hỏi Công ty phải có những biện pháp đối với từng khâu từ đảm bảo chất lượng của nguồn nguyên liệu đầu vào, đảm bảo chất lượng trong khâu chế biến và đảm bảo chất lượng trong khâu bảo quản. Có như thế mới giải quyết tốt vấn đề chất lượng triệt để , cụ thể như sau:
- Chất lượng của nguyên liệu:
Chất lượng nguyên liệu thể hiện ở:
+ Nguyên liệu tươi sống.
+ Không chứa dư lượng kháng sinh bị cấm. + Biết rõ xuất xứ nguyên liệu.
+ Đảm bảo đúng kĩ thuật nuôi an toàn theo tiêu chuẩn áp dụng (Global GAP). + Đảm bảo đúng kích cỡ, đúng yêu cầu mà khách hàng đặt ra.
+ Giá cả hợp lý.
Để đảm bảo chất lượng nguyên liệu đạt yêu cầu đề ra thì: + Xác định nhu cầu về nguyên liệu thu mua
Thủy sản phụ thuộc lớn vào mùa vụ, thời tiết vì vậy phải căn cứ thời tiết, mùa vụ, khả năng cung ứng nguyên liệu để kí kết hợp đồng xuất khẩu, đảm bảo nguyên liệu cung cấp cho chế biến. Đòi hỏi phải dự báo được nhu cầu nguyên liệu để đưa ra chiến lược thu mua hợp lý tránh lãng phí cũng như xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu.
+ Đào tạo, tuyển chọn cán bộ kĩ thuật, nhân viên thu mua giàu kinh nghiệm. Nhân viên thu mua là người có kinh nghiệm, có khả năng cảm quan tốt đối với sản phẩm thủy sản tươi sống. Được đào tạo kĩ về nghiệp vụ, luôn quan tâm đến kiểm soát nguyên liệu đầu vào.
Có tác phong làm việc nhanh gọn, hăng hái, say mê trong công việc, ý thức được vấn đề chất lượng đối với Công ty.
Có kiến thức về kĩ thuật nuôi để biết được người nuôi sử dụng loại thuốc, hóa chất gì trong nuôi trồng thủy sản hay chất xử lý môi trường ra sao. Để chủ động hơn trong việc lựa chọn, tránh mang về cơ sở chế biến rồi mới phát hiện vừa tốn kém, vừa không có nguyên liệu thay thế kịp thời. Ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của Công ty.
+ Chính sách đầu tư thu mua hiệu quả, tạo mối làm ăn lâu dài
Kí hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm theo hình thức cung ứng thức ăn, con giống, cử nhân viên kĩ thuật xuống hướng dẫn cho bà con về kĩ thuật nuôi hiệu quả, an toàn, đảm bảo chất lượng, cũng như tránh ô nhiễm môi trường. Kĩ thuật nuôi đạt tiêu chuẩn GlobalGAP là tiêu chuẩn mà các thị trường nhập khẩu yêu cầu hiện nay. Chính vì vậy, để có thể chinh phục thị trường thế giới, tăng cường, mở rộng thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư lâu dài.
Tổ chức thu mua theo giá thị trường, tránh ép giá. Để tạo được lòng tin cũng như uy tín với nhà cung ứng Công ty cần có kế hoạch thu mua hợp lý. Trong trường hợp Công ty kí hợp đồng mua nguyên liệu theo giá tại thời điểm kí thấp hơn giá hiện tại Công ty vẫn thanh toán theo giá cố định đã kí trước đó. Trong trường hợp giá thị trường cao hơn giá đã kí, Công ty có thể xem xét lại hoặc chấp nhận lấy theo giá hiện tại. Làm được điều này không những Công ty chủ động được nguồn nguyên liệu mà bà con còn được đảm bảo về khâu tiêu thụ, luôn có lợi nhuận ổn định.
Mặt khác, Công ty cần có kế hoạch ký hợp đồng dài hạn với các đại lý thu mua nguyên liệu, đồng thời kèm các chính sách hỗ trợ giá, thưởng thêm.
Trong tình hình hiện nay thị trường Mỹ ngày càng có những đòi hỏi khắt khe hơn về vấn đề chất lượng, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy để sản phẩm được sự tín nhiệm của người tiêu dùng Mỹ thì việc đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch cung ứng cho chế biến là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Giải pháp mà các Công ty lớn đưa ra là tổ chức xây dựng ao nuôi theo đúng tiêu chuẩn, kĩ thuật của bộ tiêu chuẩn GlobalGAP. Xây dựng được ao nuôi như vậy
giúp Công ty chủ động hơn trong việc cung ứng nguồn nguyên liệu sạch và dễ dàng hơn trong vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Nhưng do đầu tư vào ao nuôi đòi hỏi vốn lớn, nguồn nhân lực lớn trong khi vấn đề tài chính hiện nay của Công ty chưa cho phép thực hiện dự án này. Chính vì vậy việc tạo mối làm ăn lâu dài với nhà cung ứng bằng cách kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ về vốn, con giống, kĩ thuật nuôi là việc mà Công ty có thể thực hiện và nên được triển khai ngay từ bây giờ.
- Chất lượng của quá trình chế biến:
+ Trình độ tay nghề công nhân:
Nâng cao năng lực chuyên môn của người điều hành sản xuất, nhân viên đội HACPP, cán bộ kiểm nghiệm và đặc biệt là bộ phận KCS. Bộ phận này cần phải xây dựng được mối quan hệ hợp tác, phối hợp chặt chẽ với toàn thể lực lượng Công nhân viên sản xuất. Công nhân là những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất. Chính vì vậy:
Chú trọng vào công tác đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề cao là vấn đề cần thiết. Công nhân cần có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có ý thức, trách nhiệm trong vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm.
Hiện nay do sản phẩm xuất khẩu của Công ty chủ yếu là hàng sơ chế nên Công nhân bậc 1 và 2 chiếm một số lượng rất lớn trong tổng đội ngũ lao động của Công ty. Vì vậy, để sản phẩm của Công ty luôn đạt tiêu chuẩn về chất lượng đòi hỏi Công nhân là những người trực tiếp tham gia vào quá trình chế biến phải luôn ý thức được trách nhiệm của mình trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao ý thức vệ sinh chung trong suốt quá trình chế biến.
Công ty cần phổ biến về cách thức, kĩ thuật trong việc thực hiện các tiêu chuẩn về chất lượng mà Công ty đang áp dụng.
Có chế độ khen thưởng hàng năm đối với những đối tượng thực hành tốt trong vấn đề an toàn thực phẩm, đảm bảo vệ sinh chung của Công ty. Đặc biệt
đối với những đối tượng có sáng kiến cải thiện chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn.
+ Chất lượng máy móc thiết bị:
Máy móc thiết bị là yếu tố hết sức quan trọng trong mọi hoạt động của quá trình sản xuất. Một sự hư hỏng nhỏ trong máy móc thiết bị sẽ dẫn đến sự ngưng trệ của cả một dây chuyền. Xã hội càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao. Để đáp ứng tối đa nhu cầu ngày càng cao của xã hội đòi hỏi máy móc thiết bị phải hiện đại mới có thể chế biến ra các mặt hàng có chất lượng cao. Đáp ứng được nhu cầu của các thị trường khó tính nhất.
Đầu tư thiết bị máy móc công nghệ tiên tiến hiện đại đồng bộ, áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động hiện nay đang được các doanh nghiệp hết sức chú trọng. Vì vậy bản thân Công ty cần có những chính sách hợp lý trong việc đổi mới công nghệ, bảo quản, nâng cấp máy móc thiết bị. Trong trường hợp cần thiết nên thay mới để có thể bắt kịp cùng sự phát triển của xã hội. Đáp ứng các nhu cầu khắt khe từ phía khách hàng.
+ Trình độ tổ chức sản xuất:
Thực hiện tốt tiêu chuẩn quy định quy trình, quy phạm về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định hoá chất và chế phẩm được phép sử dụng. Kiểm soát được chất lượng trong quá trình sản xuất..
Tổ chức sản xuất hợp lý, đảm bảo chất lượng trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất.
- Chất lượng của khâu bảo quản và tiêu thụ sản phẩm:
+ Lựa chọn bao bì thích hợp, đúng quy cách chất lượng.
+ Tăng cường hệ thống bảo quản: kho lạnh, nhà xưởng phù hợp: kho lạnh bảo quản phải theo đúng kĩ thuật qui định như nhiệt độ kho lạnh phải đạt ổn định
C
C 0
0
2 20
. Nhiệt độ ở tâm sản phẩm phải đạt 180Choặc thấp hơn.Sản phẩm thủy sản đông lạnh trước khi đưa vào bảo quản ở kho lạnh phải đạt nhiệt độ
C
0
18
+ Hàng hóa bảo quản trong kho phải theo đúng trình tự sắp xếp để sản phẩm được nhận dạng dễ dàng. Đảm bảo thuận tiện cho người và phương tiện khi xếp, dỡ hàng.
+ Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình trạng hàng hóa trong kho. Đối với những mặt hàng đã quá thời hạn bảo quản phải được xử lý kịp thời.
+ Khi vận chuyển hàng hóa ra kho để tiêu thụ cũng cần có kĩ thuật, cách thức cụ thể: phải sử dụng thiết bị phù hợp để bốc dỡ, vận chuyển sản phẩm nhẹ nhàng, nhanh chóng, tránh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và tránh tăng nhiệt độ trong kho bảo quản. Ngoài ra, đối với xe lạnh chuyên chở cần phải có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ và đảm bảo nhiệt độ không khí bên trong đạt -180C hoặc thấp hơn.
+ Thường xuyên vệ sinh kho bảo quản: vệ sinh, khử trùng ít nhất 1lần/1năm. Phòng bao gói lại sản phẩm cũng cần vệ sinh sau mỗi ngày làm việc.
Làm tốt những điều trên, sản phẩm cuối cùng đưa đến tay khách hàng chắc chắn luôn đảm bảo được chất lượng.