Khái quát về thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường mỹ tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 77 - 82)

- Đặc điểm thị trường Mỹ.

Mỹ là một trong những nhà nhập khẩu hàng đầu của thế giới, thu hút sự quan tâm của cả thế giới với quy mô nhập khẩu khoảng 1.300 tỷ USD mỗi năm với đầy đủ các chủng loại hàng hóa thuộc các phẩm cấp khác nhau. Là thị trường đầy tiềm năng và triển vọng với sức mua và khá ổn định, giá cả tương đối cao và xu hướng trong tương lai là Mỹ gia tăng cả về sức mua lẫn mặt bằng giá.

Chỉ tính riêng về mặt hàng thủy sản thì Mỹ là cường quốc thứ hai về nhập khẩu thủy sản, chỉ đứng sau Nhật Bản. Người tiêu dùng Mỹ có thể tiêu thụ nhiều loại thủy sản có sẵn ở nhiều nước như: cá, tôm, ghẹ, mực và bạch tuộc.

Xem bảng 19:Các thị trường nhập khẩu Tôm vào Mỹ giai đoạn (2008-2010) Tôm là mặt hàng được ưa chuộng nhất tại thị trường này. Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu Tôm của Mỹ lớn nhất thế giới ( 555.000 – 570.000 tấn/năm vào năm 2010) và ổn định. Việt Nam là nhà cung cấp lớn thứ 5 tại thị trường này, đứng ở vị trí thứ 3 về giá trị.

Xu hướng trong tương lai, Mỹ tăng cường nhập khẩu thủy sản, đến năm 2015, dự đoán nhu cầu thủy sản nước này sẽ tăng thêm 2 triệu tấn. Các mặt hàng chính vẫn là tôm, cá hồi, cá rô phi và cá da trơn. Ngoài ra còn tăng cường các chính sách hỗ trợ cho các nhà nhập khẩu thủy sản vào Mỹ. Đây là những cơ hội tốt cho các công ty xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và Công ty F17 nói riêng bởi tỷ trọng hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ còn nhỏ so với nhu cầu tiêu thụ tại thị trường này và chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam.

Tuy nhiên, đây là thị trường khó tính, đòi hỏi gắt gao về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu mã phải tuân theo các tiêu chuẩn và quy định mang tính kĩ thuật.

Bảng 19: Bảng các thị trường nhập khẩu Tôm vào Mỹ giai đoạn (2008-2010) 2008 2009 2010 Chỉ tiêu SL (1000Tấn) Tỷ trọng (%) GT (1000USD) Tỷ trọng (%) SL (1000Tấn) Tỷ trọng (%) GT (1000USD) Tỷ trọng (%) SL (1000Tấn) Tỷ trọng (%) GT (1000USD) Tỷ trọng (%) Thái Lan 183,59 32,38 1.287.535 31,36 192,94 34,91 1.354.215 35,84 203,420 36,24 1.514.124 35,25 Inđônêxia 84,13 14,84 632.453 15,41 69,39 12,55 492.548 13,04 61,149 10,89 492.593 11,47 Việt Nam 48,35 8,53 481.304 11,72 42,24 7,64 382.478 10,12 48,398 8,62 513.097 11,95 Mêhicô 34,53 6,09 340.292 8,29 41,16 7,45 332.352 8,80 23,558 4,20 227.754 5,30 Êquađo 56,39 9,94 339.875 8,28 61,63 11,15 329.789 8,73 65,080 11,59 407.439 9,49 Trung Quốc 48,21 8,50 252.129 6,14 44,10 7,98 235.180 6,22 48,128 8,57 274.349 6,39 Ấn Độ 15,45 2,72 143.129 3,49 19,95 3,61 166.493 4,41 30,184 5,38 309.125 7,20 Các nước khác 96,38 17,00 628.749 15,31 81,29 14,71 485.079 12,84 81,401 14,50 556.466 12,96 Tổng cộng 567,00 100 4.105.467 100 552,71 100 3.778.133 100 561,318 100 4.294.946 100

- Sở thích và thị hiếu mặt hàng thủy sản tại Mỹ.

Mỹ là một siêu cường quốc về kinh tế, khoa học công nghệ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Mỹ luôn ở mức cao, là một thị trường rất có tiềm năng và nhu cầu tiêu dùng đối với các sản phẩm thuỷ sản ngày càng cao về số lượng lẫn chất lượng. Mức tiêu thụ thủy sản đầu người của Mỹ hiện đang có xu hướng tăng mạnh, lên tới 24 kg/người/năm trong năm 2010 do người tiêu dùng tin rằng thủy sản là thức ăn bổ dưỡng và ít chất béo như các loại thực phẩm khác.

Bảng 20: Nhu cầu tiêu dùng Thủy sản tại thị trường Mỹ trong mấy năm gần đây

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Mức tiêu thụ bình

quân( kg/người/năm) 7,35 7,49 7,40 7,40 7,17 24 Nguồn : Cơ quan khí tượng và hải dương quốc gia Mỹ (NOAA)

Hàng năm thị trường Mỹ nhập một khối lượng lớn các sản phẩm thủy sản tươi sống, đông lạnh và thực phẩm chế biến. Dự đoán các sản phẩm cá tươi và đông lạnh sẽ chiếm tỉ trọng tăng dần trong tổng tiêu thụ.

Có 4 nhóm sản phẩm được người tiêu dùng Hoa Kỳ ưa chuộng nhất là cá ngừ, tôm và các tra, cá basa. Trong đó tôm là món ăn hải sản được người tiêu dùng Hoa Kỳ ưa thích.

Người Mỹ rất ít khi mua thủy sản nguyên liệu để chế biến. Họ mua những sản phẩm thủy sản đã qua tinh chế như: Bỏ ruột, bỏ đầu, đánh vẩy, lột da… Và rất ưa chuộng những sản phẩm cao cấp và chế biến sẵn.

Đối với người Mỹ, giá cả không là vấn đề quan trọng mà chất lượng, mẫu mã mới đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị sản phẩm. Người Mỹ họ quan tâm trước hết là nhãn hiệu và chất lượng từng có của sản phẩm.

Có tới 1,5 triệu người Việt Nam tại Hoa Kỳ hàng ngày vẫn ăn các món ăn Việt Nam và vẫn cần những thực phẩm như ở Việt Nam. Cũng có nhu cầu cao về hàng thủy sản mang hương vị quê hương. Đây cũng là một mảng thị trường đáng

kể mà các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng như các nhà nhập khẩu Mỹ quan tâm. Đồng thời đây cũng là cầu nối trong giao lưu thương mại giữa hai nước, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam tìm hiểu thị trường và quảng cáo, thông qua đó có thể xây dựng một mạng lưới đại lý cho hàng thủy sản Việt Nam.

- Về hệ thống phân phối hàng hóa tại Mỹ.

Hệ thống tiêu thụ thuỷ sản của Hoa Kỳ rất tiện lợi, trong đó có các hệ thống cung ứng nhà hàng, hệ thống cung ứng cho các cơ sở ăn uống công cộng ở các trường học, các chợ bán cá cho các hộ gia đình.

Hệ thống phân phối hiện đại, sử dụng kho lạnh đảm bảo việc cung ứng hải sản sản xuất trong nước và hải sản nhập khẩu vừa đáp ứng về thời gian, vừa đảm bảo chất lượng cao.

Hệ thống bán lẻ gồm các chuỗi siêu thị, các cửa hàng bán lẻ, các chợ, cửa hàng, câu lạc bộ và các chợ cá. Hệ thống phân phối đến các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ trên cả nước thông qua khoảng 2.800 cơ sở phân phối và các nhà buôn. Nhà nhập khẩu cũng có thể là các chủ tàu hoặc công ty đánh bắt thuỷ sản ở trong nước cũng như ngoài nước. Họ có thể cũng là chủ nhà máy sơ chế.

Hệ thống trung gian gồm các công ty thương mại hoặc hệ thống bán lẻ có nhu cầu gia công hàng tại các cơ sở chế biến. Nhà máy chế biến cũng có thể là nhà phân phối.

- Về cơ chế quản lý đối với hàng nhập khẩu của nước Mỹ

Khi sản phẩm nhập vào Hoa Kỳ phải chịu sự điều chỉnh bởi hệ thống luật chặt chẽ, thực thi bởi 5 cơ quan chính.

+ Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (US FDA)

Là cơ quan kiểm tra, bảo đảm chất lượng và sự an toàn của thực phẩm, dược phẩm được sản xuất tại Hoa Kỳ cũng như nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Cơ quan này có nhiệm vụ bảo đảm thực phẩm an toàn và không có độc tố, mỹ phẩm không gây hại, thuốc men an toàn và hiệu quả, đúng nhãn mác với đầy đủ các thông tin

về sản phẩm. FDA thực thi Đạo luật về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm và một vài luật khác về y tế cộng đồng.

Luật về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm:

Luật này không cho phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ bất kỳ sản phẩm nào nếu sản phẩm đó:

- Được sản xuất, chế biến hay đóng gói trong những điều kiện không vệ sinh.

- Bị cấm hay hạn chế bán ở nước mà sản phẩm đó được sản xuất hay xuất khẩu.

- Bị pha trộn hoặc dán sai nhãn.

Các nhà xuất khẩu muốn xuất hàng sang Hoa Kỳ phải gửi hàng mẫu tới FDA để kiểm tra xem liệu sản phẩm đó có đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định hay không. Các sản phẩm không tuân theo các quy định của FDA sẽ không được nhập cảng, bị tạm giữ và huỷ nếu sản phẩm đó không được tái xuất.

Luật chống khủng bố sinh học:

Luật này nhằm tiến hành và áp dụng các biện pháp cần thiết để đối phó với nguy cơ khủng bố nhằm vào nguồn cung thực phẩm cho người và động vật tại Hoa Kỳ. Đạo luật này quy định rằng, FDA và Hải quan cửa khẩu (CBP) có thể cấm nhập các thực phẩm nhập khẩu không đăng ký theo quy định và các sản phẩm không có đủ các thông tin cần thiết. Theo luật này, các cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói hoặc bảo quản thực phẩm dành cho người và động vật ở Hoa Kỳ sử dụng phải đăng ký với FDA. Trong trường hợp có nguy cơ hoặc xảy ra khủng bố sinh học, các thông tin đăng ký cơ sở sẽ giúp cho FDA xác định địa điểm và nguồn gốc sự kiện và thông báo nhanh đến các cơ sở có thể bị ảnh hưởng. Đạo luật bắt đầu có hiệu lực từ 12/8/2004 và được áp dụng rộng rãi từ 1/11/2004. Đạo luật này có nhiều quy định được xem như những rào cản thương mại đối với hàng hoá hiện đang và sẽ được nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

Là cơ quan thiết lập và giám sát các tiêu chuẩn chất lượng không khí, nước, ban hành các quy định về chất thải. Cơ quan này giám sát thực thi Luật Kiểm soát chất độc và Luật Kiểm soát thuốc trừ sâu môi trường.

+ Cục quản lý Nghề cá biển quốc gia Hoa Kỳ (NMFS)

Là cơ quan trực thuộc Tổng cục quản lý quốc gia về khí quyển và đại dương (NOAA - National Ocean Atmosphere Administration) thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Các sản phẩm hải sản nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu của cơ quan này và của FDA. NMFS quản lý hoạt động thương mại nông thủy sản ở Hoa Kỳ và từ khi có đạo luật về thị trường nông nghiệp năm 1946, NMFS cung cấp dịch vụ giám định chuyên ngành tự nguyện. Chương trình giám định sản phẩm thuỷ sản của NMFS cung cấp một loạt các dịch vụ giám định chuyên ngành nhằm đảm bảo sự tuân thủ các quy định áp dụng đối với thực phẩm. Hơn nữa, cơ quan này còn cung cấp các dịch vụ chứng thực, phân loại và đánh giá chất lượng sản phẩm. + Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (US DA)

Bộ Nông nghiệp có trách nhiệm giám sát thực thi các quy định về kiểm dịch đối với việc nhập khẩu thực vật và các sản phẩm thực vật, vật nuôi, thịt và gia cầm. Các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu phải tuân theo các tiêu chuẩn về cấp, kích cỡ, chất lượng và độ chín.

+ Bộ Thương mại Hoa Kỳ (US DOC)

Trách nhiệm chính về thương mại của Bộ Thương mại tập trung vào Cơ quan Quản lý Thương mại Quốc tế và Cục quản lý Xuất khẩu.Cơ quan Quản lý Thương mại Quốc tế có trách nhiệm điều hành chung việc phát triển xuất khẩu, thực thi luật chống bán phá giá và luật thuế chống bù giá.

Cục quản lý Xuất khẩu cấp giấy phép xuất khẩu dựa trên các quy chế kiểm soát xuất khẩu.

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường mỹ tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 77 - 82)