Phân tích cơ cấu thị trường xuất khẩ u

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường mỹ tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 69 - 73)

Cho đến nay công ty đã thâm nhập vào rất nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Canada, Hong kong, Đài Loan và một số nước khác. Bằng sự nỗ lực và tiềm năng sẵn có, công ty đã từng bước xây dựng và mở rộng thị trường. Sau đây chúng ta xem xét bảng cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty trong thời gian qua: (Bảng 15 và 16: Bảng cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty)

Nhận xét:

Qua bảng cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty nhận thấy kim ngạch xuất khẩu tăng lên qua các năm và sự tăng, giảm kim ngạch xuất khẩu qua các thị trường là khác nhau.

Nhìn vào bảng cơ cấu thị trường xuất khẩu có thể thấy được thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty bao gồm thị trường Mỹ, EU và đang từng bước phát triển, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc. Nhật Bản là khách hàng truyền thống của Công ty, 5 năm về trước Nhật Bản luôn đứng vị trí hàng đầu về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu. Nhưng 5 năm trở lại đây xuất khẩu vào thị trường này chỉ mang tính duy trì, lý do không phải vì thị trường này kém hấp dẫn mà vì hàng rào về vệ sinh an toàn thực phẩm mà thị trường này đặt ra quá khắt khe. Việc kiểm tra 100% lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất sang thị trường này là một rào cản rất lớn đối với các Doanh nghiệp Việt Nam nói chung, không riêng gì F17. Năm 2009 là một ví dụ điển hình về trở ngại trong xuất hàng sang thị trường Nhật. Năm 2009 Công ty đã bị khách hàng Nhật trả lại 5 container hàng do không đảm bảo được những yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm mà Nhật đề ra. Đây cũng là lý do 5 năm trở lại đây thị trường xuất khẩu chủ lực của Công ty đã chuyển sang thị trường Mỹ, EU.

Thị trường Mỹ: Qua ba năm sản lượng xuất khẩu vào thị trường này đều chiếm trên 58% tổng sản lượng xuất khẩu. Cụ thể năm 2008 chiếm 75,95%, năm 2009 chiếm 77,33% và năm 2010 chiếm 58,52% tổng sản lượng xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ năm 2009 giảm 193.071,29 USD, tương ứng

tỷ lệ giảm 0,57% so với năm 2008. Năm 2010 giảm 3.063.520,05 USD, tương ứng tỷ lệ giảm 9,1% so với năm 2009. Năm 2009 mặc dù sản lượng xuất khẩu vẫn tăng so với năm 2008 nhưng kim ngạch xuất khẩu lại giảm. Nguyên nhân của việc giảm kim ngạch xuất khẩu trong khi sản lượng tăng như đã giải thích ở trên. Nhờ vào chính sách ưu đãi, hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ như giảm thuế xuất khẩu, giảm lãi suất vay vốn giúp các doanh nghiệp giảm được đáng kể các chi phí phát sinh, dễ dàng đầu tư mở rộng sản xuất. Nha Trang Seafoods - F17 đã biết nắm bắt cơ hội, săn đón, kí kết được nhiều hợp đồng với giá cao, trong khi chi phí phát sinh được giảm đáng kể. Mặt khác, giá bình quân tôm nguyên liệu trong năm 2009 thấp hơn nhiều so với năm 2008. Năm 2008 là 50.66 nghìn đ/kg giảm xuống còn 42.89 nghìn đ/kg vào năm 2009. Năm 2010 mặc dù nền kinh tế Mỹ phục hồi khá nhanh, nhu cầu tiêu thụ của thị trường này lớn: (Xem Biểu đồ 4 & 5: Nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại thị trường Mỹ trong mấy năm gần đây) sự sụt giảm cả về sản lượng cũng như giá trị trong năm 2009 đã tăng nhanh trở lại vào năm 2010 lên tới 2.47 triệu tấn với giá trị nhập khẩu là 14.8 tỷ USD.

Biểu đồ 4: Sản lượng tiêu thụ thủy sản tại thị trường Mỹ trong mấy năm gần đây. 2,42 2,27 2,47 2,1 2,2 2,3 2,4 2,5 Triệu tấn

Biểu đồ 5: Giá trị nhập khẩu thủy sản tại thị trường Mỹ trong mấy năm gần đây.

Nhưng do vừa mới qua khủng hoảng, để bảo vệ nền sản xuất trong nước, Mỹ đã đưa ra nhiều rào cản khắt khe hơn đối với hàng nhập vào thị trường này như tăng mức kiểm soát an toàn thực phẩm, ghi nhãn truy xuất nguồn gốc, bảo hộ sản xuất nội địa…. Một lý do nữa là do giá nguyên liệu đầu vào khá lớn, năm 2010 giá bình quân Tôm nguyên liệu tăng gần 1.5 lần so với năm 2009. Làm giá xuất khẩu thủy sản tăng, khó cạnh tranh với các đối thủ khác. Chính vì những nguyên nhân cơ bản trên làm sản lượng xuất khẩu của Công ty sang thị trường này giảm đáng kể, kéo theo sự giảm sút trong kim ngạch xuất khẩu.

Thị trường EU: Giữ vị trí thứ hai sau Mỹ về sản lượng xuất khẩu của Công ty. EU là thị trường lớn, nhu cầu tiêu dùng hàng thủy sản cao, là thị trường tương đối dễ tính hơn so với thị trường Nhật Bản và thị trường Mỹ. Đây cũng là lý do vì sao EU trở thành nhà nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam. Năm 2009 sản lượng xuất khẩu vào thị trường này giảm 206.669,50 kg, tương ứng tỷ lệ giảm 21,79% nhưng kim ngạch xuất khẩu lại tăng 199.015,24 USD, tương ứng tỷ lệ tăng 5,33% so với năm 2008. Sang năm 2010, sản lượng xuất khẩu cũng như kim ngạch xuất khẩu đều tăng. Cụ thể: tăng 803.831,20 kg, tương ứng tỷ lệ tăng

14,11 13,32 14,8 12,5 13 13,5 14 14,5 15 Tỷ USD 2008 2009 2010

108,35% trong sản lượng. Kim ngạch xuất khẩu tăng 4.194.450,53 USD, tương ứng tỷ lệ tăng 106,69% so với năm 2009.

Biểu đồ 6: Thị trường xuất khẩu chính của Công ty năm 2010 (GT)

Đối với thị trường Hàn Quốc: Trong khi các thị trường chủ lực như Mỹ, Eu do chịu tác động chung của suy thoái kinh tế toàn cầu, thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng cũng như chính sách mà các nước này đưa ra tác động lớn tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu thể hiện qua sự biến động trong sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường này thì thị trường Hàn Quốc dường như trái ngược hoàn toàn. Sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này lại tăng qua các năm và tăng với một số lượng tương đối lớn. Cụ thể: năm 2009 sản lượng xuất khẩu tăng 608.721 kg tương ứng tỷ lệ tăng 280,23% và tăng 3.647.662,03 USD, tương ứng tỷ lệ tăng 401,08% về mặt giá trị so với năm 2008. Sang năm 2010 sản lượng xuất khẩu tiếp tục tăng lên 413.998,30kg tương ứng tỷ lệ tăng 50,12% và tăng 2.195.960,66 USD tương ứng tỷ lệ tăng 48,19% về giá trị so với năm 2009. Đây là dấu hiệu đáng mừng trong khi các thị trường khác tăng nhẹ hoặc có xu hướng giảm thì sản lượng nhập vào thị trường này lại tăng nhanh,

Mỹ

62,37 %

Thị trường khác 5,75 % Hàn Quốc 13,76 % EU 16,56 % Nhật Bản 1,57 %

chính vì thế tận dụng thế mạnh hiện có Công ty cần phát huy hơn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường này.

Ngoài ra, các thị trường khác như Canada, Úc và một số thị trường mới như Malaisia, Ai cập sản lượng xuất khẩu sang các thị trường này của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ Công ty đang chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường chủ lực có thể mang lại lợi nhuận lớn nhất cho Công ty.

Vì vậy, thị trường Mỹ luôn là thị trường được Công ty quan tâm, đặt lên hàng đầu, trong thời gian tới vẫn là thị trường xuất khẩu chủ lực của Công ty. Để nâng cao kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này thì Công ty nên tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hơn nữa.

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường mỹ tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)