Qua bảng 21: Bảng tình hình xuất khẩu theo sản lượng, kim ngạch xuất khẩu của Công ty vào thị trường Mỹ qua các năm 2008-2010 đưa ra nhận xét như sau:
Nhận xét:
Nhìn chung sản lượng và kim ngạch xuất khẩu có sự biến động. Năm 2009 sản lượng xuất khẩu tăng 958.066,70 kg, tương ứng với tỷ lệ tăng 17,6% so với năm 2008. Nhưng giá trị lại giảm 193.071,29 USD, tương ứng tỷ lệ giảm 0,57%. Sản lượng tăng tương đối lớn nhưng kim ngạch xuất khẩu lại giảm là do giá xuất khẩu bình quân của Công ty trong năm này giảm và tốc độ giảm của giá xuất khẩu bình quân lớn hơn tốc độ tăng của sản lượng. Nguyên nhân của giá xuất khẩu bình quân giảm là do Công ty đã giảm được chi phí trong quá trình sản xuất. Năm 2009 là năm khó khăn chung của cả nền kinh tế. Để tồn tại và duy trì sản xuất đòi hỏi Công ty phải biết tận dụng, nắm bắt cơ hội. Chính vì thế trong bối cảnh đó, trước chính sách ưu đãi của nhà nước về khuyến khích xuất khẩu, giảm lãi suất cho vay, giảm thuế xuất khẩu, hỗ trợ trong công tác thu mua nguyên liệu đã làm cho Công ty giảm được một lượng chí phí đáng kể. Tăng sức cạnh tranh với các đối thủ khác. Sang năm 2010 ta thấy tình hình khó khăn hơn, cụ thể sản lượng xuất khẩu sang thị trường này giảm mạnh, giảm tới 1.663.869,87kg, tương ứng tỷ lệ giảm 25,99% so với năm 2009. Trong khi giá xuất khẩu bình quân tăng nhưng kim ngạch xuất khẩu giảm do tốc độ tăng của giá xuất khẩu bình quân thấp hơn tốc độ giảm của sản lượng. Năm 2010 là năm nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi, nhu cầu tăng, đặc biệt là thị trường Mỹ. Chính vì vậy khả năng cạnh tranh vào thị trường này là rất lớn. Cùng với chính sách bảo hộ hàng trong nước, Mỹ đưa ra nhiều yêu cầu hơn về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm gây khó khăn cho doanh nghiệp khi xuất khẩu vào thị trường này. Đồng thời khó khăn trong khâu thu mua nguyên liệu, khó khăn trong việc tiếp cận vốn…làm chi phí sản xuất tăng. Giá xuất khẩu tăng làm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp giảm.
Bảng 21: Bảng tình hình xuất khẩu theo sản lượng, kim ngạch xuất khẩu của Công ty vào thị trường Mỹ qua các năm 2008-2010 Chênh lệch Năm 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 +/- Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%) 1. Sản lượng xuất khẩu Kg 5.443.050,39 6.401.117,09 4.737.247,22 958.066,70 17,60 - 1.663.869,87 - 25,99 2. KNXK USD 33.866.780,84 33.673.709,55 30.610.189,50 - 193.071,29 - 0,57 - 3.063.520,05 - 9,10 3. Giá xuất khẩu bình quân USD/kg 6,22 5,26 6,46 - 0,96 - 15,45 1,20 22,83
Bảng 22: Bảng cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Công ty
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Mặt
hàng SL (kg) %SL GT (USD) SL (kg) %SL GT (USD) SL (kg) %SL GT (USD)
Tôm 5.320.613,02 97,75 33.127.203,36 6.308.176,80 98,55 33.004.980,34 4.714.019,86 99,51 30.485.139,2 Cá 117.517,8 2,16 707.033,48 89.827,47 1,4 644.413,85 4.588,51 0,1 40.150,9 Ghẹ 4.919,57 0,09 32.544 3.112,82 0,05 24.315,36 - - - Mực - - - 18.638,85 0,39 84.899,4 Tổng 5.443.050,39 100 33.866.780,84 6.401.117,09 100 33.673.709,55 4.737.247,22 100 30.610.189,5 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009
SLượng Giá trị Slượng Giá Trị
Mặt hàng Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Tôm 987.563,78 18,56 - 122.223,02 - 0,37 - 1.594.156,94 - 25,27 - 2.519.841,14 - 7,63 Cá - 27.690,33 - 23,56 - 62.619,63 - 8,86 - 85.238,96 - 94,89 - 604.262,95 - 93,77 Ghẹ - 1.806,75 - 36,73 - 8.228,64 - 25,28 - 3.112,82 - 100 - 24.315,36 - 100 Mực - - - - 18.638,85 - 84.899,40 - Tổng 958.066,7 17,6 - 193.071,29 - 0,57 - 1.663.869,87 - 25,99 - 3.063.520,05 - 9,1
b. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ của công ty. 97,75 98,55 99,51 2,16 1,4 0,1 0,09 0,05 - - 0,39 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Giá trị (%) Tôm Cá Ghẹ Mực 2010 2009 2008
Biểu đồ 7: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Công ty sang thị trường Mỹ giai đoạn 2008-2010
Qua bảng 22: Bảng cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của công ty sang thị trường Mỹ, có nhận xét sau:
Cơ cấu sản phẩm của công ty xuất sang thị trường Mỹ hiện nay khá phong phú, các sản phẩm như tôm, cá, ghẹ với nhiều chủng loại khác nhau. Các sản phẩm chế biến từ Tôm như Tôm thẻ cocktail, tôm sú cocktail, thẻ PD luộc, sú PD luộc, thẻ PDTO luộc, thẻ PTO luộc…, Các sản phẩm từ Cá như Cá ngừ đại dương steak xông co, cá ngừ đại dương Cut xông co, cá ngừ đại dương strip xông co. Sự đa dạng về chủng loại sản phẩm sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng Mỹ.
Cụ thể, chúng ta đi xem xét từng mặt hàng xuất sang thị trường này để biết rõ hơn về tình hình biến động của sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu qua các năm:
Mặt hàng Tôm: Luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản lượng các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty với chủng loại sản phẩm đa dạng nhất. Là mặt hàng được ưa chuộng tại thị trường Mỹ. Sản lượng xuất khẩu chiếm tỷ trọng trên 97% tổng sản lượng xuất khẩu. Có được điều này do Công ty khá chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Mỹ, một lý do nữa là do Công ty đã làm tốt trong khâu thu mua nguyên liệu, vừa đảm bảo đầy đủ lượng nguyên liệu cho chế biến vừa đảm bảo chất lượng nguyên liệu thu mua đã làm cho chất lượng sản phẩm của Công ty luôn được đảm bảo, thỏa mãn tối đa nhu cầu cũng như đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng được đề ra ở thị trường khá khó tính này. Mặt khác, do nhu cầu tiêu dùng mặt hàng Tôm của thị trường này rất lớn, nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng được nhu cầu, thêm vào đó sự cố tràn dầu tại vịnh Mê-hi-cô xảy ra vào cuối tháng 4/2010 đã làm cho nguồn cung trong nước giảm mạnh, đẩy giá Tôm lên cao, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường này. Chính vì vậy, năm 2010 là năm hết sức khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, muốn xuất hàng sang nước này phải vượt qua các đối thủ cạnh tranh mạnh khác từ các nước trên thế giới như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ…Công ty F17 cũng chịu sự tác động này. Muốn tiếp tục duy trì, xuất hàng sang thị trường này đòi hỏi Công ty phải nỗ lực nhiều trong việc tăng chất lượng sản phẩm đồng thời giảm giá thành. Trong khi tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, Công ty phải đối mặt với khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, khó khăn trong thu mua nguyên liệu, trong chế biến, thuê nhân công…đã làm chi phí sản xuất tăng cao. Chính vì thế năm 2010 sản lượng xuất sang thị trường này giảm mạnh. Còn 4.714.019,86 kg, giảm 1.594.156,94 kg, tương ứng tỷ lệ giảm 25,27% so với năm 2009. Năm 2009 mặc dù là năm hết sức khó khăn nhưng lại là năm có sản lượng xuất khẩu lớn nhất. Lên tới 6.308.176,80kg, tăng 987.563,78 kg, tương ứng tỷ lệ tăng 18,56% so với năm 2008. Nhưng kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn này lại giảm, giảm 122.223,02 USD, tương ứng tỷ lệ giảm 0,37% so với năm 2008. Do giá xuất khẩu bình quân giảm từ 6,23 USD/kg xuống còn 5,53 USD/kg. Nguyên
nhân làm giá bình quân xuất khẩu giảm là do giá thu mua bình quân Tôm nguyên liệu của năm 2009 thấp hơn nhiều so với giá thu mua bình quân Tôm nguyên liệu năm 2008. Một nguyên nhân nữa là do năm 2009 là năm nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhập khẩu vào Hoa Kỳ càng gay gắt cùng với các chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước của Hoa Kỳ trong nền kinh tế khó khăn như hiện nay buộc doanh nghiệp muốn gia tăng lượng hàng nhập khẩu vào nước này thì giá nhập khẩu phải thấp hơn giá của các đối thủ cạnh tranh và chất lượng sản phẩm phải luôn được cải tiến. Công ty đã tăng được sản lượng Tôm xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện khó khăn như hiện nay cho thấy nỗ lực của Công ty trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chủ lực này.
Mặt hàng cá: Cũng là mặt hàng được ưa chuộng ở thị trường Mỹ. Và mặt hàng này cũng là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Công ty sang thị trường này, tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này chiếm một phần rất nhỏ so với mặt hàng Tôm nhưng nó vẫn giữ vị trí thứ hai trong tổng sản lượng xuất khẩu. Nhìn chung trong ba năm vừa qua, sản lượng xuất khẩu vào thị trường Mỹ luôn giảm. Cụ thể, năm 2009 sản lượng xuất khẩu giảm 27.690,33 kg, tương ứng tỷ lệ giảm 23,56% so với năm 2008. Năm 2010 sản lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu đều giảm so với năm 2009. Có sự giảm mạnh trong sản lượng xuất khẩu là do Công ty tập trung vào xuất khẩu mặt hàng Tôm, một nguyên nhân nữa là khả năng đáp ứng yêu cầu về mặt hàng này quá khắt khe, doanh nghiệp chưa đủ khả năng đáp ứng.
Mặt hàng Ghẹ: Cũng là một trong những mặt hàng được ưa chuộng tại Mỹ. Nhưng trong mấy năm trở lại đây thì sản lượng nhập khẩu mặt hàng này của Công ty vào thị trường Mỹ đang giảm dần, sang năm 2010 thì không còn xuất mặt hàng này sang Mỹ nữa. Nguyên nhân là do Công ty đang tập trung đẩy mạnh vào mặt hàng Tôm là chủ yếu vì đây là mặt hàng chủ lực mang lại lợi nhuận cao cho Công ty. Mặt khác nguồn ghẹ nguyên liệu khá khan hiếm, lợi nhuận mang lại từ mặt hàng này không cao.
Tóm lại: Qua bảng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản của công ty sang thị trường Mỹ cùng với sự phân tích trên ta thấy rõ trong giai đoạn từ năm 2008- 2010 là giai đoạn khó khăn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của cả ngành chế biến thủy sản nói chung và của Công ty F17 nói riêng. Nhưng điều đáng mừng là Công ty vẫn luôn gia tăng được lượng hàng xuất khẩu vào thị trường này, cho thấy nỗ lực của công ty trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, duy trì được mối quan hệ làm ăn lâu dài trên thị trường này. Nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.