Những ưu điểm

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường mỹ tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 89 - 92)

+ Về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu:

Trong điều kiện nền kinh tế thời gian qua hết sức khó khăn, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ giai đoạn 2008-2009 đã kéo theo nền kinh tế thế giới cũng khủng hoảng trầm trọng. Trong bối cảnh đó, ngành thủy sản phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, đặc biệt trong ngành chế biến, sản lượng xuất khẩu giảm mạnh. Nhưng trong giai đoạn này sản lượng Công ty xuất sang thị trường Mỹ tăng đáng kể. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đã giảm so với năm 2008. Đặc biệt mặt hàng Tôm sản lượng tăng mạnh qua các năm.

Hiện nay cả nước có trên 300 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản. Nhìn vào bảng 23: Bảng so sánh kim ngạch xuất khẩu, sản lượng xuất khẩu Tôm của cả nước so với F17 ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu và sản lượng xuất khẩu Tôm của Công ty là tương đối lớn. Kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 5% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và sản lượng xuất khẩu chiếm trên 9% so với tổng sản lượng xuất khẩu của cả nước. Điều này cho thấy nỗ lực cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay là rất tốt.

Bảng 23:Bảng So sánh kim ngạch xuất khẩu, sản lượng xuất khẩu Tôm của cả nước so với Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Cả Nước 481.031 382.478 513.097 F17 33.127 33.005 30.485 KNXK (1000USD) F17/Cả Nước (%) 6,89 8,63 5,94 Cả Nước 48.345,10 42.242,88 48.397,76 F17 5.443,00 6.401,00 4.737,00 Sản Lượng (1000Tấn) F17/Cả Nước (%) 11,26 15,15 9,79 + Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu.

Sản phẩm chủ lực của Công ty là Tôm và Cá. Công ty đã nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu Tôm vì thế Tôm luôn là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Là mặt hàng đem lại doanh thu lớn, lợi nhuận cao.

+ Về chất lượng sản phẩm.

Chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định mọi hoạt động của công ty cổ phần Nha Trang Seafoods - F17.

Công ty thực hiện đúng theo yêu cầu của tiêu chuẩn BRC và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, đặc biệt quan tâm phòng ngừa hơn giải quyết sự việc đã xảy ra. Chính vì vậy các mặt hàng xuất sang thị trường Mỹ được Công ty kiểm soát chặt chẽ bởi bộ phận KCS có trách nhiệm điều hành hệ thống quản lý chất lượng, xây dựng và tổ chức giám sát chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, giám sát về mẫu mã, về quy cách, thực hiện kiểm tra vi sinh, thực hiện và giám sát việc thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng. Đây cũng chính là yếu tố hết sức cơ bản để Công ty giữ vững được uy

tín sản phẩm, thương hiệu của mình. Mặt khác, đảm bảo theo đúng quy trình quản lý chất lượng HACCP, GMP. Do đó, các sản phẩm của Công ty luôn được đánh giá cao khi xuất sang thị trường Mỹ.

+ Về phương thức xuất khẩu

Công ty xuất khẩu qua hai hình thức: Xuất khẩu trực tiếp hoặc thông qua văn phòng đại diện của mình tại Sài Gòn.

Đối với thị trường Mỹ, các khách hàng mà Công ty hiện nay đang giao dịch, các hợp đồng chủ yếu được xuất khẩu trực tiếp. Vì Công ty đã xây dựng được mối quan hệ làm ăn lâu dài với các khách hàng này, các khách hàng này đã trở thành khách hàng “ruột” của Công ty. Họ hoàn toàn tin tưởng vào cung cách làm ăn của Công ty. Chính vì vậy, xuất khẩu hàng hóa theo phương thức xuất trực tiếp cho các khách hàng này được Công ty lựa chọn. Việc xuất khẩu trực tiếp giúp Công ty nắm bắt được nhanh hơn sự thay đổi nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để đề ra chiến lược kinh doanh tốt hơn, phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu, mong muốn của khách hàng, tăng uy tín của mình trên thị trường thế giới.

+ Về khách hàng.

Hiện nay Công ty đang tạo dựng được mối quan hệ làm ăn tốt với khách hàng lớn tại thị trường Mỹ, mà những khách hàng này có khả năng tài chính mạnh, có uy tín trên thị trường nhập khẩu và quan trọng là thường xuyên đặt hàng với Công ty với số lượng lớn. Đặc biệt là Crustrade PTD.LTE.

+ Về quảng bá thương hiệu

Đánh giá cao việc khẳng định và quảng cáo thương hiệu của công ty trước hết được thể hiện thông qua việc công ty luôn cố gắng giữ chữ tín bằng việc thực hiện tốt nhất các hợp đồng đã ký hoặc trong trường hợp đặc biệt không thể giao hàng đúng hẹn hay không thể giao hàng đầy đủ thì công ty luôn có cách xử lý rất hợp tình, hợp lý và được lòng khách hàng. Ví dụ như trong năm 2010, vì chịu ảnh hưởng của sự thay đổi thời tiết thất thường: lũ lụt, hạn hán… xảy ra thường xuyên ở các tỉnh miền trung. Nguồn nguyên liệu công ty thu mua từ các tỉnh

miền trung gặp khó khăn, không đủ nguyên liệu để công ty tiếp tục chế biến thực hiện các hợp đồng đã kí. Một nguyên nhân nữa là do chính sách cắt điện luân phiên, công ty phải thay đổi thời gian, lịch trình chế biến, giảm đáng kể công suất chế biến. Công ty chỉ thực hiên được 20% công suất và phần lớn phải dời hợp đồng vào giữa tháng 8 mới có thể xuất hàng. Chính vì vậy mà một số hợp đồng lớn của khách hàng Mỹ bị dời lại hoặc xuất với số lượng không đủ. Để giải quyết vấn đề này nhưng không làm mất lòng khách hàng, công ty đã chủ động đề nghị được xuất tiếp những lô hàng thiếu vào thời gian sau và hứa sẽ bù thêm hàng và giảm giá cho khách hàng.

+ Về hoạt động xúc tiến bán hàng

Vấn đề xúc tiến thương mại đối với công ty luôn được xác định là công việc thường xuyên và liên tục. Do trình độ công nghệ thông tin và liên lạc ngày càng phát triển và thuận tiện, việc tìm kiếm khách hàng cũng thuận lợi hơn rất nhiều. Đặc biệt qua các kỳ hội chợ trong nước và quốc tế, các chương trình xúc tiến thương mại như : Hội chợ thủy sản ở Boston (Hoa Kỳ), Hội chợ Vietfish của Việt Nam… Công ty đã gặp gỡ và giao lưu với nhiều khách hàng cũ cũng như mới, từ đó mở ra được các cơ hội tốt cho công việc bán hàng của mình. Công ty chủ động khám phá thị trường mới hoặc thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại do VASEP hoặc các cơ quan chính phủ tổ chức; hoặc thông qua các cổng thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường mỹ tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 89 - 92)