Giải pháp 4: Đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hướng về các sản phẩm

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường mỹ tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 107 - 113)

phẩm giá trị gia tăng.

Hiện nay cơ cấu mặt hàng của Công ty chủ yếu nghiêng về các mặt hàng sơ chế, mặc dù hàng giá trị gia tăng có chiều hướng gia tăng nhưng so với nhu cầu của thị trường Mỹ thì con số đó còn quá nhỏ.

Nguyên tắc của thị trường thực phẩm tiêu dùng tại Mỹ là người tiêu dùng mua những món họ thích chứ không phải mua thứ họ cần. Họ thích những sản phẩm vừa mang lại sự tiện lợi, vừa có lợi cho sức khỏe của họ. Giá cả đối với người tiêu dùng tại thị trường này không là vấn đề. Sự tiện lợi trong tiêu dùng thể hiện ở chỗ: có thể sử dụng ngay, không mất thời gian chế biến, phù hợp với khẩu vị, chất lượng đảm bảo, ngoài ra bao bì bắt mắt, nhãn hiệu sản phẩm, tên gọi sản phẩm cũng vô cùng quan trọng. Ví dụ như đối với các sản phẩm chế biến từ tôm như tôm có kích cỡ lớn còn nguyên vỏ, tôm xiên que, tôm xếp trong khay đã

được đóng gói sẵn cho người tiêu dùng, và tôm đã được chế biến sẵn cho các bữa ăn, sản phẩm chiên sẵn rất có tiềm năng để mở rộng thị trường. Người tiêu dùng Mỹ thường mua sản phẩm tôm được đóng gói thành từng phần nhỏ và tôm được chế biến sẵn để giảm bớt thời gian nấu ăn.

Để có chỗ đứng trên thị trường này, và về lâu dài để sản phẩm của Công ty được người tiêu dùng Mỹ biết đến nhiều hơn. Công ty cần phải có chiến lược mới trong việc thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Hướng đến các sản phẩm giá trị gia tăng nhiều hơn. Vừa thu hút được lượng lớn khách hàng, vừa tiết kiệm được nguyên liệu đầu vào và lợi nhuận Công ty mang về sẽ cao hơn.

Để có thể đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Công ty cần:

- Nghiên cứu thị trường hiệu quả, phát hiện ra nhu cầu người tiêu dùng. Nghiên cứu đưa ra sản phẩm mới phù hợp với khẩu vị của khách hàng.

- Xây dựng quy trình sản xuất mới cần phải tìm hiểu kĩ các thành phần chế biến, cách thêm gia vị, màu sắc sản phẩm.

- Ngoài ra cần tìm hiểu: về cách bao gói sản phẩm, số lượng trong mỗi gói và đặc biệt là hàm lượng dinh dưỡng chứa trong mỗi gói như thế nào, điều cần thiết nữa là sản phẩm phải đạt các tiêu chuẩn về chất lượng mà thị trường này đưa ra.

Để thực hiện được những điều trên, Công ty cần có chính sách đầu tư cụ thể: - Đầu tư lớn vào công tác nghiên cứu thị trường. Đào tạo đội ngũ nghiên cứu thị trường có trình độ nghiệp vụ, khả năng nắm bắt sự thay đổi của thị trường, giao tiếp bằng tiếng anh thành thạo, thông hiểu luật pháp và nền văn hóa Mỹ. - Đầu tư máy móc thiết bị hiện đại: Hệ thống dây chuyền sản xuất tự động ở những khâu sơ chế ban đầu cần nhiều công nhân, tốn nhiều thời gian. Hệ thống băng chuyền, cấp đông, kho lạnh hiện đại. Các hệ thống máy móc sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng như máy trộn, máy xay, máy ép hút chân không, máy đóng gói.

- Đội ngũ lao động, kĩ thuật tay nghề cao: Có khả năng sử dụng thành thạo máy móc thiết bị, nắm rõ được quy trình sản xuất, làm việc cẩn thận, nhanh gọn, có tính sáng tạo, ý thức trách nhiệm cao.

Việc đa dạng hóa sản phẩm, hướng vào các sản phẩm giá trị gia tăng là vấn đề đã được Công ty đặt ra từ lâu và luôn trở thành mục tiêu cho Công ty phấn đấu. Công ty nhận thấy rằng: theo xu thế phát triển chung của xã hội, chỉ khi nào doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp đó mới có thể tồn tại và phát triển lâu dài được. Chính vì vậy, việc đổi mới công nghệ sản xuất để đưa ra các sản phẩm mới, phù hợp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng luôn được Công ty quan tâm. Nhưng do hiện nay nguồn tài chính của Công ty chưa cho phép Công ty có thể thực hiện ngay các dự án này được. Chúng ta có thể hoàn toàn hi vọng và tin tưởng vào một tương lai không xa Công ty có thể đầu tư, bắt kịp với các doanh nghiệp tầm cỡ khác như MinhPhu Seafood Corp hay VinhHoan Corp… Là 2 trong những doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học tiến tiến trong sản xuất, đội ngũ công nhân tay nghề cao. Luôn đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu mặc dù sản lượng xuất khẩu không phải đứng ở hạng nhất vì các mặt hàng mà những Công ty này xuất chủ yếu là hàng giá trị gia tăng.

KẾT LUẬN

Trải qua gần 35 năm xây dựng và phát triển với bao khó khăn, hiện nay công ty đang giữ vai trò đầu đàn trong ngành thủy sản Khánh Hòa. Là công ty xuất khẩu có uy tín trên thị trường, có nhiều kế hoạch ổn định, đội ngũ công nhân lành nghề, cở sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt.

Nhiều năm qua Công ty luôn dẫn đầu các tỉnh khu vực miền Trung về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu. Công ty đang ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu của thị trường thế giới, thu hút được nhiều khách hàng mới, dần khẳng định được uy thế của mình. Điều này được thể hiện qua sự gia tăng sản lượng xuất khẩu của Công ty liên tục qua các năm kể cả trong điều kiện nền kinh tế hết sức khó khăn như hiện nay khi mà đa số các doanh nghiệp chế biến nước ta đang trong tình trạng “sống dở, chết dở” do nguồn nguyên liệu đầu vào trở nên khan hiếm cùng với khó khăn từ các nước nhập khẩu Thủy sản vì các chính sách bảo hộ, hàng rào thuế quan, cũng như các điều kiện về VSANTP ngày một chặt chẽ hơn. Nhưng Công ty đã bình ổn được sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất, tạo được uy tín lớn trong lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm này. Mỹ là một thị trường đầy hấp dẫn, luôn thu hút tất cả các nước trên thế giới quan tâm từ nhiều năm nay. Cho nên các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ ngày càng tập trung nhiều hơn vào việc xuất khẩu vào thị trường này. Vì thế, đẩy mạnh và phát triển xuất khẩu Thủy sản sang thị trường Mỹ là vấn đề thiết yếu đặt ra không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà cả trong tương lai. Chính vì vậy, Công ty đang ra sức cố gắng để có thể cập nhật nhiều hơn thông tin về sản phẩm, cải thiện và nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện xuất khẩu nhằm giúp Công ty có quyết định đúng đắn tạo đà đưa Công ty ngày một phát triển đi lên phù hợp với xu thế toàn cầu hóa của đất nước. Chúng ta có thể tin rằng trong tương lai, Công ty sẽ vượt qua những khó khăn trước mắt, có bước tiến mạnh mẽ, vững vàng hơn khi Công ty khắc phục được điểm yếu và tận dụng những cơ hội có được cho ngành Thủy sản xuất khẩu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tạp chí thương mại Thủy sản, Trung tâm Thông tin Khoa học kĩ thuật và Kinh tế Thủy sản thực hiện, các số 125-5/2010 và 126-6/2010.

2. GS.TS. Võ Thanh Thu (2006), Kĩ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, NXB Lao Động-Xã Hội, TP.HCM.

3. TS. Đỗ Thị Thanh Vinh (2007), Bài giảng nghiệp vụ ngoại thương, ĐHNT. 4. Th.S Bùi Bích Xuân (2010), Bài giảng phân tích kết quả hoạt động kinh

doanh, ĐHNT.

5. TS. Dương Trí Thảo (2008), Giáo trình Kinh tế, tổ chức và quản lý ngành Thủy sản, NXB Khoa học và Kĩ thuật.

6. Jame L. Anderson, Thương mại Thủy sản quốc tế, bản dịch tiếng Việt của Võ Văn Diễn (2006), ĐHNT.

7. Philip Kotler (1997), Marketing căn bản, NXB Thống Kê, Hà Nội. 8. Một số trang Web chuyên ngành:

- vietfish.org/.../my-nhap-khau-tom-trong-nam-2 - www.vasep.com.vn/.../08ED6A4CBC66F82B472577D800330366 - vietfish.org/.../xuat-khau-thuy-san-sang-eu-thanh-tuu-va-nhung-bien-dong- moi - www.thuysanvietnam.com.vn/.../426 - www.xuatnhapkhauvietnam.com/usda-se-thanh-tra-thuy-san-nuoi - www.baocongthuong.com.vn/p0c192s193n4688 - www.agro.gov.vn - www.fao.org/countryprofiles

Phụ lục 1: Tình hình máy móc thiết bị tại Công ty F17

STT Tên thiết bị Năm sử dụng

Công suất thiết kế

Hệ thống cấp đông đá vảy

Hệ thống cấp đông tiếp xúc số 1 & 2

a. Tủ đông MYCOM số 1 1978 1000kg/5h/mẻ

1 b. Tủ đông MYCOM số 2 1978 1000kg/5h/mẻ

Hệ thống đá vảy

2 Kho đá vảy 1, 2, 3 2002 300tấn/ngày

3 Hệ thống liên hoàn dịch

Hệ thống cấp đông liên hoàn R22

a. Tủ đông SAREE số 3 2002 1500kg/6h/mẻ

b. Tủ đông SAREE số 4 2002 1500kg/6h/mẻ

c. Tủ đông SAREE số 5 2000 1500kg/6h/mẻ

4 d. Tủ đông SAREE số 6 1500kg/6h/mẻ

Hệ thống cấp đông băng chuyền thẳng

IQF 500 - 1 & 2

1. Hệ thống IQF1 2001 500kg/h

a. Băng chuyền cấp đông SPIRAL

Tủ điện điều khiển

b. Hệ thống lạnh

Máy nén MYCOM F12 - 4BIII 2005

Bình ngưng và tháp làm mát 2005

Hệ thống tháp áp 500-4 2005

2. Hệ thống IQF2

a. Băng chuyền cấp đông STRAIGH 2002 500kg/h

Tủ điện điều khiển

b. Hệ thống lạnh 2002

Máy nén MYCOM F12 - 4BII 2002 150Kw

Bình ngưng và tháp làm mát 2002

Hệ thống tháp áp 500-4I 2000 75Kw

Phụ lục 2: Bảng đơn giá bình quân các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ

2008 2009 2010

Mặt hàng ĐGBQ(USD/kg) ĐGBQ(USD/kg) ĐGBQ(USD/kg)

Tôm 6,23 5,23 6,47

Cá 6,02 7,17 8,75

Ghẹ 6,62 7,81 -

Mực - - 4,55

Tổng 6,22 5,26 6,46

Phụ lục 3: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty giai đoạn (2008-2010)

84,86 93,14 95,92 9,7 4,79 2,29 2,44 1,11 0,6 2,42 0,29 0,680,58 0,67 0,51 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Giá trị (%) Tôm Cá Ghẹ Mực

Thủy sản khác

2010 2009 2008

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường mỹ tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 107 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)