Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường mỹ tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 59 - 62)

Qua bảng 12: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2008-2010: Có thể đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm như sau:

Tổng doanh thu của công ty có xu hướng tăng qua các năm, năm 2009 tăng lên tới 91.327,11triệu đồng, tương ứng tăng 12,04 % so với năm 2008. Đến năm 2010 tổng doanh thu lại tiếp tục tăng lên 76.491,53 triệu đồng tương ứng tăng 9,00% so với năm 2009. Có được kết quả này là do trong năm 2009sản lượng xuất khẩu của công ty tăng, điều này chứng tỏ công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc thâm nhập thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu. Sự tăng lên của doanh thu năm 2010 là do giá xuất khẩu bình quân của các mặt hàng tăng mặc dù sản lượng xuất

Crustrade PTD.LTD 57,7% OFI 3,47% Harvest valley Inc 1,73% Hanwa 9,02% Global Mahasaja 28,08%

khẩu giảm do tốc độ tăng của giá xuất khẩu bình quân lớn hơn tốc độ giảm của sản lượng.

Lợi nhuận gộp trong cả 2 năm 2009 và 2010 có nhiều biến động. Năm 2009 lợi nhuận gộp tăng 53.000,54 triệu đồng, tương ứng tỉ lệ tăng 39,73% so với năm 2008. Sang năm 2010 lợi nhuận gộp lại giảm tới 38.910,30 triệu đồng, tương ứng tỉ lệ giảm 20,88% so với năm 2009. Nguyên nhân của việc giảm lợi nhuận vào năm 2010 là do giá vốn hàng bán tăng cao, tốc độ tăng của giá vốn lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. Giá vốn hàng bán tăng hay nói cách khác là chi phí để sản xuất sản phẩm tăng, do năm 2010 là một năm tương đối khó khăn, chi phí nguyên liệu đầu vào tăng, khả năng tiêu thụ giảm, khó khăn trong việc tiếp cận vốn...Đã đẩy giá vốn hàng bán tăng cao, sản lượng tiêu thụ giảm nhưng nhìn vào con số lợi nhuận gộp để so sánh với sự biến động của nền kinh tế, sự khó khăn trong giai đoạn này thì con số này chưa hẳn là thấp, vẫn thể hiện được nỗ lực của công ty trong việc duy trì xuất khẩu thủy sản ra thị trường thế giới. Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2009 tăng 58.958,47 triệu đồng tương ứng tăng 92,26% so với năm 2008. Việc lợi nhuận trước thuế năm 2009 tăng mạnh so với năm 2008, tăng gần gấp 2 lần là do gói kích cầu, kích thích nền kinh tế phát triển của chính phủ. Các doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất phục vụ kinh doanh, sản xuất. Đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhà nước không những hỗ trợ lãi suất mà còn ưu tiên trong việc giảm các loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu. Chính vì vậy mà trong năm 2009, công ty F17 đã tận dụng cơ hội này mở rộng qui mô sản xuất, chi phí tài chính giảm đáng kể cùng với sự giảm mạnh của thuế TNDN đã làm cho lợi nhuận sau thuế của Công ty lên tới 112.453,82 triệu đồng, tăng 52.676,40 triệu đồng, tương ứng tỉ lệ tăng 88,12% so với năm 2008.

Bảng 12: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2008-2010 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 +/- Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%) 1. Tổng doanh thu 758.680,67 850.007,78 926.499,31 91.327,11 12,04 76.491,53 9,00 2. Các khoản giảm trừ 1.241,94 759,49 546,25 - 482,45 -38,85 - 213,24 - 28,08 3. DT thuần 757.438,73 849.248,29 925.953,06 91.809,56 12,12 76.704,77 9,03 4. Giá vốn hàng bán 624.038,84 662.847,86 778.464,92 38.809,02 6,22 115.617,06 17,44 5. Lợi nhuận gộp 133.399,89 186.400,43 147.488,14 53.000,54 39,73 - 38.912,30 - 20,88 6. DT tài chính 7.237,82 13.649,88 18.127,63 6.412,06 88,59 4.477,75 32,80 7. CP tài chính 21.690,38 16.683,37 29.539,11 - 5.007,01 -23,08 12.855,75 77,06 8. CP bán hàng 52.108,64 54.219,81 56.023,25 2.111,17 4,05 1.803,44 3,33 9. CP QLDN 10.444,38 16.623,50 20.582,76 6.179,12 59,16 3.959,26 23,82 10. LN Thuần 56.394,31 112.523,64 59.470,64 56.129,33 99,53 - 53.053,00 - 47,15 11. DT khác 9.284,68 12.265,05 15.736,10 2.980,37 32,10 3.471,05 28,30 12. CP khác 1.776,04 1.927,27 3.195,77 151,23 8,52 1.268,50 65,82 13. LN khác 7.508,64 10.337,78 12.540,32 2.829,14 37,68 2.202,54 21,31 14. LN trước thuế 63.902,95 122.861,42 72.010,97 58.958,47 92,26 - 50.850,45 - 41,39 15. Thuế TNDN 4.125,52 10.407,60 5.904,90 6.282,07 152,27 - 4.502,70 - 43,26 16. LN sau thuế 59.777,43 112.453,82 66.106,07 52.676,40 88,12 - 46.347,75 - 41,21 Nguồn: bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ 2008-2010 (phòng kế toán)

Đến năm 2010 là một năm trái ngược hẳn với năm 2009, lãi suất ngân hàng tăng cao, lên tới 17-18%/năm do chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ bằng cách tăng lãi suất ngân hàng nhằm khống chế tăng trưởng tín dụng, thuế TNDN cũng tăng. Chính vì vậy trong năm 2010 lợi nhuận trước thuế giảm 50.850,45 triệu đồng tương ứng giảm 41,39% so với năm 2009 làm lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh còn 66.106,67 triệu đồng, giảm 46.347,75 triệu đồng, tương ứng tỉ lệ giảm 41,21% so với năm 2009.

Nhìn chung: Trong giai đoạn 2008-2009 nền kinh tế thế giới suy thoái trầm trọng, sang năm 2010 mặc dù đã có nhiều khởi sắc nhưng nền kinh tế trong nước lại phải đối đầu với tình trạng lạm phát, đẩy giá tất cả các mặt hàng tăng cao, trong đó có giá nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất chế biến thủy sản xuất khẩu, trước tình trạng nền kinh tế như hiện nay, chính phủ đề ra chính sách kiềm chế lạm phát bằng cách thắt chặt vốn cho vay của ngân hàng. Chính vì những nguyên nhân trên đã tác động mạnh không chỉ tới các doanh nghiệp kinh doanh nói chung, mà cả doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu nói riêng. Nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa trong khi Công ty F17 vẫn duy trì được sản xuất, vẫn mang lại lợi nhuận. Có được kết quả này là nhờ vào khả năng quản lý của doanh nghiệp, doanh nghiệp biết cách gồng mình vượt qua khó khăn, duy trì mối làm ăn tốt với khách hàng, tạo uy tín với khách hàng bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giao hàng đúng hẹn, giá cả hợp lý…

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường mỹ tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17 (Trang 59 - 62)