Nguyên nhân và thời gian diễn biến bệnh

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh chụp cắt lớp võng mạc của lỗ hoàng điểm (Trang 49 - 93)

Bảng 3.3. Thời gian diễn biến bệnh (đơn vị: tháng) Đặc điểm Số mắt (n) Tối thiểu Tối đa Trung bình LHĐ nguyên phát 39 1 22 6,95 ± 5,02 LHĐ thứ phát 4 1 4 2,75 ± 1,5 Tổng 43 1 22 6,56 ± 4,9

Trong 43 mắt có 39 mắt lỗ hoàng điểm nguyên phát (90,7%) và 4 mắt lỗ hoàng điểm thứ phát (9,7%). Thời gian diễn biến bệnh trung bình là

6,56±4,9 tháng, bệnh nhân có thời gian diễn biến bệnh ít nhất là 1 tháng và nhiều nhất là 22 tháng.

Thời gian diễn biến bệnh trung bình của nhóm bệnh nhân LHĐ nguyên phát là 6,95 tháng, của nhóm bệnh nhân LHĐ thứ phát là 2,75 tháng. Sự khác biệt về thời gian diễn biến bệnh của 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê p=0,106> 0,05. 3.2 Đặc điểm lâm sàng 3.2.1 Đặc điểm triệu chứng cơ năng Bảng 3.4. Triệu chứng cơ năng Triệu chứng cơ năng Số mắt (n) Tỷ lệ (%) Mờ mắt 43 100 Hình ảnh biến dạng 35 81,4 Ám điểm 38 88,4 Thay đổi sắc giác 12 27,9 Test Amsler 38 88,4 Triệu chứng khác 20 46,5

Đây là những triệu chứng của hội chứng hoàng điểm. Mờ mắt là triệu chứng chính khiến bệnh nhân đến khám, gặp ở 43 mắt (100%). Các triệu chứng cơ năng hay gặp là ám điểm ở 38 mắt (88,4%), hình ảnh biến dạng (biến dạng ảnh) ở 35 mắt (81,4%). Các bệnh nhân được làm test Amsler và dương tính ở 38 mắt (88,4%). Triệu chứng ít gặp hơn là thay đổi sắc giác, gặp

ở 12 mắt (27,9%).

3.2.2. Đặc điểm về thị lực và nhãn áp

Bảng 3.5. Thị lực trung bình và nhãn áp trung bình

Chỉ số Thấp nhất Cao nhất Trung bình

Thị lực 0,06 0,6 0,179 ± 0,146

Nhãn áp (mm Hg) 13 20 15,6 ± 1,4

Thị lực trung bình của 43 mắt nghiên cứu là 0,179 ± 0,146. Thị lực cao nhất là 0,6 gặp ở 2 bệnh nhân LHĐ giai đoạn 1B. Thị lực thấp nhất là 0,06 gặp ở 6 mắt LHĐ giai đoạn 4.

Nhãn áp trung bình của 43 mắt nghiên cứu là 15,6±1,4. Không có mắt bị nhãn áp cao hoặc nhãn áp thấp.

Bảng 3.6. Phân bố thị lực theo phân loại thị lực của WHO.

Thị lực Số mắt (n) Tỷ lệ (%)

<0,3 36 83,3 0,3-0,7 7 16,7

Thị lực theo phân loại của tổ chức Y tế thế giới sau khi chỉnh kính, trong 43 mắt có 36 mắt thị lực kém (<0,3), chiếm 83,3%. Chỉ có 7 mắt thị lực trung bình (từ 0,3 đến 0,7), chiếm 16,7% và không có mắt thị lực tốt.

3.2.3. Đặc điểm triệu chứng thực thể. Bảng 3.7. Triệu chứng thực thể. Bảng 3.7. Triệu chứng thực thể. Triệu chứng lâm sàng Số mắt (n) Tỷ lệ (%) Đục thể thủy tinh 8 18,6 Bong dịch kính sau 35 81,4 Phù võng mạc vùng hoàng điểm 30 69,8 Biến đổi hình thái vị trí hoàng điểm 15 34,9 Biến đổi sắc tố hoàng điểm 12 27,9 Test Watzke-Allen 34 79,1 Khác 12 27,9

Triệu chứng thực thể hay gặp nhất là bong dịch kính sau 35 mắt (81,4%) và test Watzke-Allen dương tính ở 34 mắt (79,1%), là những mắt LHĐ giai đoạn 3 và 4.

Triệu chứng phù võng mạc vùng hoàng điểm gặp ở 30 mắt (69,8%), biến đổi hình thái vị trí hoàng điểm gặp ở 15 mắt chiếm 34,9%, biến đổi sắc tố hoàng điểm gặp ở 12 mắt chiếm 27,9%.

Ngoài ra còn các triệu chứng thực thể như: Đục thủy tinh thể 18,6%, khác (đã phẫu thuật thủy tinh thể đặt thủy tinh thể nhân tạo, xuất tiết cứng…) 27,9%.

3.3. Đối chiếu lâm sàng với kết quả OCT. 3.3.1. Các chỉ số trên OCT. 3.3.1. Các chỉ số trên OCT. Bảng 3.8. Các kết quả đo của LHĐ trên OCT Chỉ số Cao nhất Thấp nhất Trung bình Đường kính LHĐ (µm) 1878 125 549,5 ±291,8 Độ dày võng mạc vùng trung tâm (µm) 635 225 403,2 ±104,6 Độ dày trung bình võng mạc (µm) 353 214 289,6 ±33,9 Độ dày võng mạc bờ LHĐ (µm) 855 253 551,9 ±161,3 Thể tích hoàng điểm (mm3) 11,7 7,5 9,77 ±1,02

Đường kính LHĐ và độ dày võng mạc là chỉ số quan trọng theo dõi và tiên lượng cho kết quả phẫu thuật. Nghiên cứu của chúng tôi đo được đường kính trung bình của LHĐ là 549,5 ± 291,8 µm, độ dày võng mạc vùng trung tâm là 403,2 ± 104,6 µm, độ dày trung bình võng mạc là 289,6 ± 33,9 và thể

tích hoàng điểm 9,77 ± 1,02 mm3.

Ngoài ra chúng tôi cũng đo độ dày võng mạc ở bờ LHĐ là 551,9 ±161,3 µm..

3.3.2. Liên quan thị lực và đường kính LHĐ. Bảng 3.9. Thị lực và đường kính LHĐ hoàng điểm. Bảng 3.9. Thị lực và đường kính LHĐ hoàng điểm. Đường kính LHĐ (µm) Số mắt (n) Thị lực trung bình <400 14 0,29 400-600 17 0,14 >600 12 0,11

Đường kính LHĐ hoàng điểm ở 3 nhóm sắp xếp theo thứ tự tăng dần, tương ứng với thị lực giảm dần. Nhóm có đường kính LHĐ <400 µm (14 mắt) thị lực trung bình cao nhất 0,29, nhóm có đường kính LHĐ >600 µm (12 mắt) thị lực trung bình thấp nhất 0,11. Thị lực trung bình ở 3 nhóm là khác nhau có ý nghĩa thống kê với p< 0,001.

Đường kính lỗ hoàng điểm càng tăng thì thị lực càng giảm. Giữa thị

lực và đường kính LHĐ có mối tương quan tuyến tính, nghịch biến với hệ số

tương quan r = −0,437 và có ý nghĩa thống kê p<0,05.

Phương trình tương quan tuyến tính giữa thị lực và đường kính LHĐ là:

TL = − 0,00031X Đường kính LHĐ + 0,299

(Y= −0,00031.X + 0,299)

Đồ thị 3.1. Tương quan thị lực và đường kính LHĐ. 3.3.3. Liên quan thị lực và độ dày võng mạc vùng trung tâm.

Bảng 3.10. Thị lực và độ dày võng mạc vùng trung tâm.

Độ dày võng mạc vùng trung tâm (µm) Số mắt (n) Thị lực trung bình <400 7 0,414 400-600 23 0,137 >600 13 0,125

Độ dày võng mạc vùng trung tâm ở 3 nhóm sắp xếp theo thứ tự tăng dần, tương ứng với thị lực giảm dần. Nhóm có độ dày võng mạc vùng trung tâm <400 µm (7 mắt) thị lực trung bình cao nhất 0,414, nhóm có đường kính LHĐ >600 µm (13 mắt) thị lực trung bình thấp nhất 0,125.Thị lực trung bình

ở 3 nhóm là khác nhau có ý nghĩa thống kê với p< 0,001. Thị lực

Giữa thị lực và độ dày võng mạc vùng trung tâm có mối tương quan tuyến tính, nghịch biến với hệ số tương quan r = −0,489 và có ý nghĩa thống kê p<0,01.

Phương trình tương quan tuyến tính giữa thị lực và độ dày võng mạc vùng trung tâm là: TL = − 0,0003588XĐộ dày VM vùng trung tâm + 0,454

(Y= −0,000358.X + 0,454)

Đồ thị 3.2. Tương quan thị lực và độ dày võng mạc vùng trung tâm.

3.3.4. Liên quan thị lực và độ dày võng mạc bờ lỗ hoàng điểm. Bảng 3.11. Thị lực và độ dày võng mạc bờ LHĐ. Bảng 3.11. Thị lực và độ dày võng mạc bờ LHĐ. Độ dày võng mạc bờ LHĐ (µm) Số mắt (n) Thị lực trung bình <400 7 0,414 400-600 23 0,137 >600 13 0,125

Độ dày võng mạc vùng trung tâm (µm) Thị lực

Độ dày võng mạc bờ LHĐ ở 3 nhóm sắp xếp theo thứ tự tăng dần, tương ứng với thị lực giảm dần. Thị lực trung bình ở 3 nhóm là khác nhau có ý nghĩa thống kê với p< 0,001.

Giữa thị lực và độ dày võng mạc bờ LHĐ có mối tương quan tuyến tính, nghịch biến với hệ số tương quan r = −0,518 và có ý nghĩa thống kê p<0,01.

Phương trình tương quan tuyến tính giữa thị lực và độ dày võng mạc bờ

LHĐ là: TL = − 0,000388XĐộ dày VM bờ LHĐ + 0,438

(Y= −0,000388.X + 0,438)

Đồ thị tương quan giữa thị lực và độ dày võng mạc bờ LHĐ:

Đồ thị 3.3. Tương quan thị lực và độ dày võng mạc bờ LHĐ

Thị lực

3.3.5. Liên quan thị lực và độ dày trung bình võng mạc.

Giữa thị lực và độ dày trung bình võng mạc có mối tương quan tuyến tính, nghịch biến với hệ số tương quan r = −0,347 và có ý nghĩa thống kê p<0,05.

Phương trình tương quan tuyến tính giữa thị lực và độ dày trung bình võng mạc là: TL = − 0,000237XĐộ dày trung bình VM + 0,612

(Y= −0,000237.X + 0,612)

Đồ thị tương quan giữa thị lực và độ dày trung bình võng mạc:

Đồ thị 3.4. Tương quan thị lực và độ dày trung bình võng mạc.

3.3.6. Liên quan thị lực và thể tích hoàng điểm

Giữa thị lực và thể tích hoàng điểm có mối tương quan tuyến tính nghịch biến với hệ số tương quan r = −0,563 và có ý nghĩa thống kê p<0,001.

Phương trình tương quan tuyến tính giữa thị lực và thể tích hoàng điểm là: TL = − 0,0436XThể tích hoàng điểm + 0,966

(Y= −0,0436.X + 0,966) Thị lực

Đồ thị tương quan giữa thị lực và thể tích hoàng điểm:

Đồ thị 3.5. Tương quan thị lực và thể tích hoàng điểm.

3.4. Đối chiếu các giai đoạn LHĐ và OCT. 3.4.1. Đặc điểm các giai đoạn LHĐ. 3.4.1. Đặc điểm các giai đoạn LHĐ.

GĐ1 GĐ2 GĐ3 GĐ4

7% 7%

32,5% 53,5%

Biểu đồ 3.3. Lỗ hoàng điểm theo các giai đoạn

Thể tích hoàng điểm (mm3) Thị lực

Chúng tôi phân giai đoạn LHĐ dựa trên OCT theo phân loại của Gaudric (1999) gồm 4 giai đoạn:

LHĐ giai đoạn 1 gặp ở 3 mắt chiếm 7%, đều là LHĐ giai đoạn 1B. Hình ảnh OCT là nang ở hoàng điểm nhìn rõ, nang xâm lấn toàn bộ chiều dày võng mạc. Màng hyaloid sau bong nhiều, nhưng vẫn còn dính ở trung tâm. Chưa mở nắp của nang. Đường kính LHĐ <250 µm và thị lực 0,3 đến 0,6.

Hình 3.1. LHĐ giai đoạn 1B (BN Đinh Thị Nh 59 tuổi)

LHĐ giai đoạn 2 gặp ở 3 mắt chiếm 7%. Hình ảnh OCT cho thấy nang trong võng mạc vùng hoàng điểm mở nắp ra buồng dịch kính. Bong màng hyaloid sau cạnh hoàng điểm nhiều hơn, màng vẫn dính vào nắp của nang hoàng điểm và nhấc nắp lên khỏi bề mặt võng mạc. Đường kính LHĐ <400 µm và thị lực 0,4 đến 0,5.

LHĐ giai đoạn 3 gặp ở 14 mắt chiếm 32,5%. Hình ảnh OCT cho thấy lỗ hoàng điểm toàn bộ chiều dày võng mạc, bờ của lỗ có các nang nhỏ, bong màng hyaloid sau khỏi bề mặt võng mạc hậu cực nhưng vẫn quan sát thấy những phần bám dính vào bờ LHĐ. Đường kính LHĐ thường >400 µm và thị

lực 0,1 đến 0,4.

Hình 3.3. LHĐ giai đoạn 3 (BN Nguyễn Thị Th 65 tuổi)

LHĐ giai đoạn 4 gặp ở 23 mắt chiếm tỷ lệ cao nhất 53,5%. Hình ảnh OCT cho thấy lỗ hoàng điểm tương tự giai đoạn 3 nhưng bờ LHĐ nhiều nang nhỏ hơn, độ dày bờ LHĐ cao hơn, bong hoàn toàn màng hyaloid sau và không thấy điểm bám dính vào võng mạc trung tâm, đa số trường hợp bong cao ngoài vùng quan sát của máy OCT. Đường kính LHĐ thường >400 µm và thị lực kém 0,06 đến 0,2.

3.4.2. Giai đoạn LHĐ và thị lực trung bình.

Bảng 3.12. Giai đoạn LHĐ và thị lực trung bình

Giai đoạn Số mắt (n) Thị lực trung bình Khoảng thị lực

1 3 0,5 ± 0,17 0,3-0,6

2 3 0,47 ± 0,06 0,4-0,5

3 14 0,16 ± 0,09 0,1-0,4

4 23 0,1 ± 0,06 0,06-0,2

Thị lực trung bình của LHĐ giai đoạn 1 là cao nhất 0,5 ± 0,17, LHĐ

giai đoạn 2 là 0,47± 0,06, LHĐ giai đoạn 3 là 0,16± 0,09 và thị lực thấp nhất

ở LHĐ giai đoạn 4 là 0,1± 0,06. Thị lực trung bình của 4 giai đoạn khác nhau có ý nghĩa thống kê với p< 0,001.

3.4.3. Giai đoạn LHĐ và các chỉ số trên OCT.

Bảng 3.13. Các chỉ số trung bình đo trên OCT theo giai đoạn LHĐ.

Giai đoạn Đường kính LHĐ (µm) Chiều dày VM vùng trung tâm (µm) Độ dày võng mạc bờ LHĐ (µm) Thể tích hoàng điểm (mm3) 1 170,3 279 291 8,0 2 267,3 271 368,7 8,21 3 571,4 435,4 577,1 10,02 4 622,4 477 594,6 10,04 P-value 0,02 0,009 0,001 0,000

Đường kính trung bình LHĐ trên OCT tăng dần theo giai đoạn của LHĐ. Đường kính trung bình của LHĐ giai đoạn 4 là cao nhất 622,4 µm và của giai đoạn 1 thấp nhất 170,3 µm. Sự khác nhau của chỉ số trung bình

đường kính LHĐở 4 giai đoạn có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.

Độ dày võng mạc vùng trung tâm đo trên OCT tăng dần theo giai đoạn của LHĐ. Sự khác nhau của chỉ số trung bình độ dày võng mạc vùng trung tâm LHĐở 4 giai đoạn có ý nghĩa thống kê với p< 0,01.

Độ dày võng mạc bờ LHĐ và thể tích hoàng điểm đo trên OCT tăng dần theo giai đoạn của LHĐ. Sự khác nhau của chỉ số trung bình độ dày võng mạc bờ LHĐ ở 4 giai đoạn có ý nghĩa thống kê với p< 0,01. Sự khác nhau của chỉ số trung bình thể tích hoàng điểm ở 4 giai đoạn có ý nghĩa thống kê với p< 0,001.

3.5. Đối chiếu một số tổn thương trên lâm sàng và OCT. 3.5.1. Một số tổn thương phát hiện trên OCT. 3.5.1. Một số tổn thương phát hiện trên OCT.

Bảng 3.14. Đặc điểm tổn thương phát hiện trên OCT.

Đặc điểm Số mắt (n) Tỷ lệ (%)

Bong dịch kính sau 29 67,4

Nang nhỏ trong bờ LHĐ 34 79,1

Phù võng mạc 39 83,7

Trong số 43 mắt nghiên cứu chụp OCT vùng hoàng điểm phát hiện phù võng mạc vùng hoàng điểm hoặc xung quanh là 39 mắt (83,7%).

Bong dịch kính sau chỉ phát hiện khi dịch kính sau bong chưa hoàn toàn hoặc bong hoàn toàn nhưng còn trong phạm vi quan sát của máy OCT, phát hiện ở 29 mắt (67,4%) chủ yếu giai đoạn 1 đến giai đoạn 3.

Nang nhỏ trong bờ LHĐ thường gặp với LHĐ giai đoạn 3 và 4. Trong nghiên cứu của chúng tôi gặp ở 34 mắt, chiếm 79,1%.

Một mắt có màng trước võng mạc kèm theo chiếm 2,3%.

Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu một số mắt được chẩn đoán LHĐ

hoặc theo dõi LHĐ trên lâm sàng nhưng khi chụp OCT phát hiện giả lỗ hoàng

điểm, lỗ lớp hoàng điểm.

3.5.2. Phát hiện LHĐ trên lâm sàng và OCT.

Bảng 3.15. Phát hiện LHĐ trên lâm sàng và OCT

Khám Phát hiện Lâm sàng n (%) OCT n (%) Có 38 (88,4%) 43 (100%) Không 5 (11,6%) 0 (0%) Tổng 43 (100%) 43 (100%) Trên 43 mắt nghiên cứu có 38 mắt (88,4%) phát hiện LHĐ bằng khám lâm sàng (soi đáy mắt), 5 mắt (11,6%) khám lâm sàng không phát hiện ra LHĐ và phải nhờ chụp OCT, đây là những mắt LHĐ giai đoạn 1 và 2 khó phát hiện khi soi đáy mắt.

OCT phát hiện LHĐ 43 mắt (100%) cao hơn so với khám lâm sàng 38 mắt (88,4%). Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê với p=0,022 < 0,05.

3.5.3. Phát hiện phù võng mạc trên lâm sàng và OCT.

Bảng 3.16. Phát hiện phù võng mạc trên lâm sàng và OCT.

Khám Phát hiện Lâm sàng n (%) OCT n (%) Có 30 (69,8%) 39 (83,7%) Không 13 (30,2%) 4 (16,3%) Tổng 43 (100%) 43 (100%) Khám lâm sàng phát hiện 30 mắt (69,8%) có phù võng mạc, chủ yếu phù vùng hoàng điểm, OCT phát hiện 39 mắt (83,7%) có phù toàn bộ vùng hoàng điểm hoặc phù khu trú quanh vùng hoàng điểm. Thường những mắt phù ít hoặc phù khu trú thì khám lâm sàng khó phát hiện. Sự khác nhau giữa tỷ lệ phát hiện phù võng mạc trên lâm sàng và OCT có ý nghĩa thống kê với p=0,01.

3.5.4. Phát hiện bong dịch kính sau trên lâm sàng và OCT.

Bảng 3.17. Phát hiện bong dịch kính sau trên lâm sàng và OCT.

Khám

Phát hiện Lâm sàng n (%) OCT n (%)

Có 35 (81,4%) 29 (67,4%)

Không 8 (18,6%) 14 (32,6%)

Bong dịch kính sau là triệu chứng hay gặp ở LHĐ. Trong 43 mắt nghiên cứu thì lâm sàng phát hiện 35 mắt (81,4%), đây là những mắt có bong dịch kính cao, bong hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn.

OCT phát hiện bong dịch kính sau ở 29 mắt (67,4%), đây là những mắt bong dịch kính sau khu trú, bong không hoàn toàn vẫn còn những vị trí bám vào võng mạc trung tâm hoặc bong hoàn toàn nhưng chưa bong cao. Thường

ở LHĐ giai đoạn 1 đến giai đoạn 3.

Sự khác nhau giữa tỷ lệ phát hiện bong dịch kính sau trên lâm sàng và OCT không có ý nghĩa thống kê với p=0,14 > 0,05.

3.5.5. Phát hiện nang nhỏ ở bờ LHĐ trên lâm sàng và OCT.

Bảng 3.18. Phát hiện nang nhỏở bờ LHĐ trên lâm sàng và OCT.

Khám

Phát hiện Lâm sàng n (%) OCT n (%)

Có 0 (0%) 34 (79,1%)

Không 43 (100%) 9 (20,9%)

Tổng 43 (100%) 43 (100%)

Nang nhỏ ở bờ LHĐ là triệu chứng không phát hiện được khi soi đáy mắt. Trong 43 mắt nghiên cứu có 34 mắt (79%) phát hiện nang nhỏ ở bờ LHĐ

trên OCT, đây thường là những mắt LHĐ giai đoạn 3 và 4. Sự khác nhau giữa tỷ lệ phát hiện nang nhỏ bờ LHĐ trên lâm sàng và OCT có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

CHƯƠNG 4

BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm bệnh nhân lỗ hoàng điểm. 4.1.1. Đặc điểm về tuổi bệnh nhân.

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh chụp cắt lớp võng mạc của lỗ hoàng điểm (Trang 49 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)