OCT có thể cung cấp những hình ảnh cắt lớp giác mạc rất rõ nét nên
được dùng trong nghiên cứu các bệnh lý giác mạc như các loại loạn dưỡng giác mạc, giác mạc hình chóp, theo dõi sau phẫu thuật khúc xạ bằng laser EXCIMER, đánh giá kết quả phẫu thuật ghép giác mạc…[13].
OCT hỗ trợ đánh giá độ sâu tiền phòng trong bệnh glôcôm, trợ giúp nghiên cứu các u hoặc nang của mống mắt nhưng không cho hình ảnh toàn vẹn do ánh sáng không thể xuyên qua các sắc tố của mống mắt [13].
Thiết bị OCT cũng giúp đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị bệnh glôcôm, cho biết cấu trúc của củng mạc và tiền phòng lúc bình thường và sau mổ, độ dày của hồ thủy dịch dưới vạt củng mạc, mức độ xơ hóa xảy ra trong bọng sẹo kết mạc sau mổ glôcôm [13].
Hiện nay, các thiết bị chụp cắt lớp võng mạc OCT cho phép ghi nhận hình ảnh cấu trúc của đáy mắt vùng trung tâm bao gồm đĩa thị giác, võng mạc, vùng hoàng điểm và lân cận [13].
1.3.5.1 Nguyên tắc diễn tả hình ảnh OCT.
Bảng 1.3.a. Nguyên tắc diễn tả hình ảnh OCT giả màu [13].
Thang màu
Màu giả, thể hiện bằng thang logarithme 7 màu “cầu vồng” và đen trắng. Tăng tín hiệu Tăng ánh sáng phản xạ = trắng đỏ≈ 50dB hoặc 10-5 cường độ tia tới Giảm tín hiệu Giảm ánh sáng phản xạ = đen-tím-xanh da trời ≈ 90- 100dB hoặc 10-10- 10-9 cường độ tia tới.
Bảng 1.3.b. Nguyên tắc diễn tả hình ảnh OCT võng mạc [13]. Hình ảnh Tăng tín hiệu Giảm tín hiệu Đáy mắt Lớp sợi thần kinh, mạch máu, màng trước võng mạc, máu, BMST, mao mạch, hắc mạc, màng Bruch, sẹo teo/ phì đại Màng dịch kính sau, nang phù trong võng mạc, tế bào cảm thụ ánh sáng, bong thanh dịch võng mạc, bong BMST Giảm hoặc bị che khuất do Mạch máu võng mạc, máu, xuất tiết cứng, BMST Đo tựđộng Độ dày võng mạc, lớp sợi thần kinh
Hình 1.6. Thang Logarithme 7 màu.
µm µm
Hình 1.7. Đồ thị biểu diễn độ dày võng mạc
1.3.5.2 Hình ảnh OCT võng mạc trung tâm bình thường.
- Dịch kính: không phản xạ ánh sáng
- Màng dịch kính sau: dải mảnh, phản xạ ánh sáng rất nhẹ.
- Các lớp của võng mạc (dày 200-275 µm): màng ngăn trong, lớp sợi thần kinh, lớp tế bào hạch, rối trong, hạt trong, hạt ngoài, rối ngoài, màng ngăn ngoài, lớp tế bào cảm thụ ánh sáng giảm tín hiệu.
- BMST tăng tín hiệu mạnh. - Màng Bruch: tăng tín hiệu nhẹ.
Hoàng điểm: Nơi võng mạc mỏng nhất được thể hiện bằng một hố lõm, dày 170-190 µm và thể tích 7,35 ± 0,455 mm3[13].
Hình 1.8. Hình ảnh OCT võng mạc trung tâm bình thường
Bảng 1.4. Độ dày võng mạc người bình thường [10], [20].
Tác giả Năm Độ dày võng VM vùng HĐ (µm) Độ dày VM trung tâm HĐ (µm) Massin 2002 170±18 146±20 Polito A 2002 291 277 Brancato 2004 200-275 170-190 Brow 2004 ≤ 200 Annie 2006 212±20 182±23 Gijsbrecht J 2008 268±11 233±18 OCT
OCT võngvõng mmạạcc trungtrung tâmtâm bbììnhnh ththưườờngng
IS/OS
IS/OS
ELM
ELM RPERPE
ILM: Màng GH trong OPL: Lớp rối ngoài RPE: Biểu mô sắc tố NFL: Lớp sợi TK ONL: Lớp hạt ngoài Choroid: Hắc mạc IPL: Lớp rối trong ELM: Màng GH ngoài
INL: Lớp hạt trong IS/OS:Lớp TB nón và que
ILM ILM NFL NFL Choroid Choroid IPL
IPL INLINL OPLOPL ONLONL
1.3.5.3 Hình ảnh OCT lỗ hoàng điểm.
Dựa vào hình ảnh OCT, chia giai đoạn của LHĐ theo Gaudric (1999) [25] như sau:
Giai đoạn 1: Nguy cơ hình thành lỗ hoàng điểm
+ Giai đoạn 1A: Nang nhỏ ở trung tâm hoàng điểm (Khám đáy mắt là một chấm màu vàng). Bong một phần màng hyaloid sau cạnh hoàng điểm (màng này còn dính chặt ở trung tâm và viền xung quanh hoàng điểm) nhấc lớp trong của võng mạc vùng hoàng điểm (trần của nang lên).Các lớp ngoài của võng mạc vùng hoàng điểm vẫn bình thường.
+ Giai đoạn 1B: Nang ở hoàng điểm nhìn rõ hơn (chấm vàng chuyển thành vòng màu vàng ở sâu). Nang rộng và xâm lấn toàn bộ chiều dày võng mạc. Bong màng hyanoid sau, màng này chỉ còn dính lại ở trung tâm hoàng điểm.
Hình 1.9. Lỗ hoàng điểm giai đoạn 1
Giai đoạn 2: Lỗ hoàng điểm bắt đầu
Nang trong võng mạc với nắp mở ra buồng dịch kính. Bong màng hyanoid sau cạnh hoàng điểm nhiều hơn, màng dính vào nắp của lỗ hoàng
Hình 1.10. Lỗ hoàng điểm giai đoạn 2
Giai đoạn 3: Lỗ hoàng điểm toàn bộ chiều dày, không bong toàn bộ dịch kính sau
Lỗ hoàng điểm tiến triển toàn bộ chiều dày võng mạc với kích thước thay
đổi, thường >400µm. Bờ của lỗ dày và có các nang nhỏ. Có thể nhìn thấy nắp của lỗ ở cạnh hoàng điểm. Màng hyaloid sau bong khỏi võng mạc hậu cực chưa hoàn toàn và có vùng cô đặc cạnh hoàng điểm.
Hình 1.11. Lỗ hoàng điểm giai đoạn 3
Giai đoạn 4: Lỗ hoàng điểm toàn bộ chiều dày, kèm bong toàn bộ dịch kính sau.
Lỗ hoàng điểm tương tự giai đoạn 3 nhưng màng hyaloid sau bong cao ngoài vùng quan sát của máy OCT.
Hình 1.12. Lỗ hoàng điểm giai đoạn 4
Ngoài ra có thể gặp các thương tổn sau
- Màng trước võng mạc: dải tăng tín hiệu mạnh. Có thể biết được độ dày, diện tích, mức độ bám dính vào võng mạc.
- Phù võng mạc, phù hoàng điểm: hình ảnh giảm phản xạ ánh sáng không
đồng nhất nằm trong chiều dày lớp tín hiệu phản xạ của võng mạc, tăng chiều dày của võng mạc, của hoàng điểm.
- Bong biểu mô thần kinh: khoảng giảm tín hiệu nằm giữa các lớp trong của võng mạc và giải tăng phản xạ ánh sáng của biểu mô sắc tố thể hiện bằng màu đỏ hoặc da cam.
- Giả lỗ hoàng điểm: kết hợp giảm phản xạ ánh sáng của tổ chức võng mạc phía trên và tăng phản xạ phía dưới do lớp biểu mô sắc tố còn nguyên vẹn. - Lỗ lớp hoàng điểm: mất một phần mô võng mạc vùng hoàng điểm.
- Phù hoàng điểm dạng nang: ổ không phản xạ tín hiệu trong chiều dày lớp tín hiệu của võng mạc.
- Xuất tiết cứng: những đám tăng phản xạ ánh sáng nằm trong chiều dày tín hiệu phản xạ của võng mạc, gây hiệu ứng che lấp nên các tổ chức nằm sau sẽ được biểu hiện bằng hình ảnh giảm phản xạ.
- Bong dịch kính sau: dải rất mảnh, giảm tín hiệu phản xạ ánh sáng tách khỏi bề mặt võng mạc là ranh giới giữa tổ chức võng mạc (có phản xạ ánh sáng) và dịch kính (không phản xạ ánh sáng).
1.3.6. Nghiên cứu lỗ hoàng điểm và các ứng dụng OCT.
1.3.6.1 Nghiên cứu lỗ hoàng điểm và ứng dụng OCT ở nước ngoài.
Có rất nhiều nghiên cứu bệnh lý lỗ hoàng điểm tiến hành bằng OCT của các tác giả trên thế giới được công bố [36], [37], [45], [46], [49], [52].
Những nghiên cứu về sự hình thành LHĐ bằng OCT của Gaudric A và cộng sự [25], Chauhan DS và cộng sự [21], Zofia Michalewska [54], Tanner V và cộng sự [43]….
Những nghiên cứu giá trị tiên lượng phẫu thuật LHĐ bằng OCT của RuiZ- Moreno JM và cộng sự [40], Ullrich S và cộng sự [48]….
Những nghiên cứu theo dõi và đánh giá kết quả phẫu thuật LHĐ bằng OCT của Uemoto R và cộng sự [47].Nghiên cứu LHĐ chấn thương bằng OCT của Jingjing Huang [29].
1.3.6.2 Nghiên cứu lỗ hoàng điểm và các ứng dụng OCT ở Việt Nam
Những nghiên cứu dùng OCT chẩn đoán các bệnh võng mạc vùng trung tâm của Hồ Xuân Hải [3]. Chẩn đoán và theo dõi bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch của Lê Minh Tuấn và cộng sự [11]. Nghiên cứu bệnh màng trước võng mạc bằng OCT của Nguyễn Cảnh Thắng [10]. Nghiên cứu tổn thương đầu dây thần kinh thị giác trong bệnh glôcôm của Nguyễn Quốc Vương [12].
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 9 năm 2010, tại Bệnh viện Mắt Trung ương.