Cấu tạo – Nguyên lý hoạt động của các hệ thống OCT

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh chụp cắt lớp võng mạc của lỗ hoàng điểm (Trang 28 - 29)

Có nhiều cấu hình khác nhau được sử dụng trong các thiết bị OCT nhưng đều được xây dựng trên cơ sở các thiết bịđo giao thoa.

NGUỒN S ÁNG GƯƠNG PHẢN XẠTOÀN PHẦN ĐỐI TƯỢNG QUAN S ÁT GƯƠNG PHẢN XẠ BÁN PHẦN TÍN HIỆU OCT

Hình 1.5. Sơđồ giao thoa kế Michelson.

Giao thoa kế Michelson: Một chùm ánh sáng được phát ra từ nguồn sáng đi với gương phản xạ một phần, bị tách thành hai chùm ánh sáng thứ

cấp, một chùm ánh sáng bị phản xạ còn được gọi là chùm tia đối chứng được truyền tới một gương phản xạ toàn phần và quay trở lại gương phản xạ một

phần. Chùm ánh sáng truyền qua đi tới đối tượng được nghiên cứu và được phản xạ tại ranh giới của các cấu trúc có đặc tính khác nhau, mang theo các thông tin về cấu trúc của đối tượng. Các chùm tia đối chứng và phản xạ từ đối tượng tổ hợp lại thành một chùm ánh sáng duy nhất tại gương phản xạ một phần và tại đây xảy ra hiện tượng giao thoa ánh sáng. Chùm ánh sáng này

được truyền tới một đầu dò quang học. Thông tin được chuyển thành tín hiệu

điện và được xử lý tại một máy tính. Thông qua các phần mềm, hình ảnh cấu trúc của đối tượng được nghiên cứu được dựng lên và nghiên cứu theo 18 cách thức [13].

Giao thoa kế dùng sợi quang học trong các thiết bị OCT: Gương phản xạ một phần được thay thế bằng một bộ tách ánh sáng dùng sợi quang học còn gọi là bộ nối định hướng. Điều này được khai thác để dẫn ánh sáng tới tổ chức và tập hợp ánh sáng được phản xạ lại từ tổ chức thông qua một sợi quang học nhỏ có đường kính 0,125 mm [13].

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh chụp cắt lớp võng mạc của lỗ hoàng điểm (Trang 28 - 29)