Các chỉ số độ dày của võng mạc và mối liên quan thị lự c

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh chụp cắt lớp võng mạc của lỗ hoàng điểm (Trang 78 - 80)

Theo Chan A nghiên cứu độ dày võng mạc ở 37 mắt người bình thường thì độ dày võng mạc trung tâm hoàng điểm 182±23 µm , độ dày vùng trung tâm (với bán kính từ trung tâm 500 µm) là 212± 20, và độ dày võng mạc 4 phía (với bán kính tính từ trung tâm 1500) là 251 đến 267 µm [19].

Trong nghiên cứu của chúng tôi không phân tích độ dày võng mạc từng phía, chúng tôi đo độ dày võng mạc vùng trung tâm, độ dày võng mạc bờ

LHĐ và độ dày trung bình võng mạc. Các trị số này nhận được khi đọc kết quả chụp OCT ở chếđộ phân tích chiều dày võng mạc.

Bảng 4.5. Các chỉ số độ dày võng mạc trên OCT.

Chỉ số Cao nhất Thấp nhất Trung bình Độ dày võng mạc vùng trung tâm (µm) 635 225 403,2±104,6 Độ dày trung bình võng mạc (µm) 353 214 289,6±33,9 Độ dày võng mạc bờ LHĐ (µm) 855 253 551,9±161,3

Trong nghiên cứu của chúng tôi độ dày võng mạc vùng trung tâm 403,2±104,6 µm, thấp nhất 225 µm, cao nhất 635 µm. Chia độ dày võng mạc theo thị lực là: Nhóm có độ dày võng mạc vùng trung tâm <400 µm (7 mắt) thị lực trung bình cao nhất 0,414, nhóm có đường kính LHĐ >600 µm (13 mắt) thị lực trung bình thấp nhất 0,125.Thị lực trung bình ở 3 nhóm là khác nhau có ý nghĩa thống kê với p< 0,001. Như vậy độ dày võng mạc vùng trung tâm càng tăng thì thị lực càng giảm, mối tương quan tuyến tính, nghịch biến

với hệ số tương quan r = −0,489 và có ý nghĩa thống kê p<0,01. Phương trình tương quan tuyến tính giữa thị lực và độ dày võng mạc vùng trung tâm là: TL = − 0,0003588XĐộ dày VM vùng trung tâm + 0,454.

Độ dày trung bình võng mạc là 289,6±33,9 µm, thấp nhất là 214 µm, cao nhất là 353 µm. Giữa thị lực và độ dày trung bình võng mạc có mối tương quan tuyến tính, nghịch biến với hệ số tương quan r = −0,347 và có ý nghĩa thống kê p<0,05. Phương trình tương quan tuyến tính giữa thị lực và độ dày trung bình võng mạc là: TL = − 0,000237XĐộ dày trung bình VM + 0,612.

Kết quả đo độ dày trung bình võng mạc của chúng tôi tương tự của nghiên cứu của Sebag J. Tác giả nghiên cứu trên 45 mắt LHĐ giai đoạn 2,3 và 4, kết quảđộ dày trung bình võng mạc đo được là 295 ± 130 µm [42].

Độ dày võng mạc bờ LHĐ là 551,9±161,3 µm, thấp nhất 253 µm, cao nhất 855 µm. Chúng tôi chia độ dày võng mạc bờ LHĐ theo 3 khoảng cho thấy độ dày võng mạc bờ LHĐ càng cao thì thị lực càng giảm. Độ dày võng mạc bờ LHĐ <400 µm, 400 µm đến 600 µm và >600 µm có thị lực tương ứng 0,414, 0,137 và 0,125. Sự khác nhau về thị lực của 3 nhóm khác nhau với p< 0,001. Giữa thị lực và độ dày võng mạc bờ LHĐ có mối tương quan tuyến tính, nghịch biến với hệ số tương quan r = −0,518 và có ý nghĩa thống kê p<0,01. Phương trình tương quan tuyến tính giữa thị lực và độ dày võng mạc bờ LHĐ là:

TL = − 0,000388XĐộ dày VM bờ LHĐ + 0,438

Kết quả của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Wei W. Nghiên cứu của tác giả Wei W cũng cho thấy độ dày võng mạc bờ lỗ liên quan với thị lực bệnh nhân [50].

Các chỉ số độ dày võng mạc trung tâm, độ dày võng mạc bờ LHĐ, độ

dày trung bình võng mạc cho thấy mức độ phù của võng mạc vùng hoàn

kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mối tương quan nghịch biến giữa thị lực với các chỉ số này. Như vậy võng mạc càng phù thì thị lực càng giảm. Trong các giá trị tuyệt đối hệ số tương quan (r) thì r mối tương quan giữa độ

dày võng mạc bờ LHĐ với thị lực là cao nhất (|r| = 0,518), sau đó là r của mối tương quan độ dày võng mạc vùng trung tâm với thị lực (|r| = 0,489) và thấp nhất là r của mối tương quan độ dày trung bình võng mạc với thị lực (|r| = 0,347). Theo John T.Thompson nguyên nhân chủ yếu gây giảm thị lực trong LHĐ là tình trạng bong thanh dịch võng mạc cảm thụ quanh bờ LHĐ [18].

Điều này giải thích sự cải thiện thị lực sau phẫu thuật cắt dịch kính điều trị

LHĐ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh chụp cắt lớp võng mạc của lỗ hoàng điểm (Trang 78 - 80)