Một số biện pháp phòng và trị bệnh ký sinh đƣờng máu trên bò

Một phần của tài liệu TY 2013 TTR HUYNH HOAI VIET TRUNG (Trang 37 - 41)

1.4.1. Một số biện pháp phòng bệnh

Thƣờng xuyên kiểm tra đàn gia súc khi nhập, xuất đàn. Định kỳ kiểm tra máu đàn bò mỗi năm 2 - 3 lần, phát hiện bò bệnh hoặc mang trùng để điều trị nhằm tránh lây nhiễm mầm bệnh.

Nuôi dƣỡng chăm sóc tốt đàn bị sữa để nâng cao sức đề kháng; chuồng trại ấm sạch mùa đơng và thống mát mùa hè; cho ăn đúng khẩu phần đảm bảo dinh dƣỡng.

Phun thuốc diệt côn trùng ở quanh chuồng trại theo định kỳ (1 tháng / 1 lần). Phát quang bụi rậm, lấp vũng nƣớc, cống rãnh quanh chuồng và bãi chăn để cơn trùng khơng có nơi cƣ trú và phát triển đƣợc.

Sử dụng một số loại thuốc hóa dƣợc để phòng bệnh ký sinh đƣờng máu cho trâu bò theo định kỳ 2 - 3 lần / 1 năm:

Ở Việt Nam, chƣa sử dụng vắc xin để phòng các bệnh ký sinh đƣờng máu mà chủ yếu sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp để diệt các vật môi giới, ký chủ trung gian và dùng các loại thuốc hóa dƣợc để điều trị gia súc bị bệnh. Phun thuốc diệt côn trùng ở quanh chuồng trại theo định kỳ (1 tháng / 1 lần). Phát quang bụi rậm, lấp vũng nƣớc, cống rãnh quanh chuồng và bãi chăn để côn trùng không thể cƣ trú và phát triển đƣợc.

1.4.2. Một số thuốc trị ký sinh đƣờng máu trên bò

Cơ chế tác động chung của một số thuốc kháng ký sinh đƣờng máu là tác động trên màng tế bào của ký sinh. Một số loại thuốc có tác động gắn vào DNA làm ký sinh bị bất động, mất khả năng gây bệnh và bị tiêu diệt trong vòng vài giờ. Một số loại thuốc còn làm rối loạn trao đổi đƣờng của ký sinh.

Để điều trị bệnh ký sinh đƣờng máu trên bị sữa, chúng ta có thể sử dụng một số loại thuốc nhƣ nhóm tetracycline (oxytetracycline, doxycycline, clotetracycline), trypamidium, diminazene, naganol, acriflavin, haemosporidin, acapsin, antrycid,…

Thuốc oxytetracycline

Cơng thức hóa học: C22 H24 N2 O9 Cơng thức cấu tạo oxytetracycline:

Hình 1.8. Công thức cấu tạo của thuốc oxytetracycline

(https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/54675779#section=2D-Structure- pubchem, 2011)

Cơ chế tác động: nhóm tetracycline thƣờng có vai trị kiềm khuẩn, nó kiềm chế quá trình tổng hợp protein vi khuẩn bởi nó gắn vào tiểu đơn vị 30S của

ribosomes trong cơ thể sinh vật, theo cách này nó ngăn cản sự gắn kết ribosomes của ARN vận chuyển. Tetracycline cũng có thể hủy bỏ sự gắn vào tiểu đơn vị 50S của ribosomes và thêm vào đó biến đổi tính thấm màng tế bào chất của vi sinh vật. Tetracycline ở nồng độ cao cũng có thể kìm chế tổng hợp protein ở tế bào động vật hữu nhũ.

Phổ tác động: là kháng sinh kiềm khuẩn phổ rộng, có tác động trên vi khuẩn Gram dƣơng, Mycoplasma, Chlamydia và Rickettsia.

Độc tính: Oxytetracycline sử dụng cho thú non có thể là nguyên nhân đổi màu của xƣơng, vàng răng, nâu hoặc xám màu. Liều cao hay uống kéo dài có thể làm xƣơng chậm phát triển. Trên lồi nhai lại, liều cao có thể là ngun nhân giảm nhu động dạ cỏ và trì trệ sự nhai lại…

Liều dùng: Bò < 300 kg: Tiêm bắp 100 mg/ 10 – 15 kg P, liệu trình 3 – 5 ngày liên tục. Bò > 300 kg: Tiêm bắp 100 mg/ 10 – 20 kg P, liệu trình 3 – 5 ngày liên tục.

Thuốc diminazene

Công thức hóa học diminazene: C14 H15 N7. Cơng thức cấu tạo diminazene:

Hình 1.9. Cơng thức cấu tạo của thuốc diminazene

(https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/2354#section=Top-PubChem, 2005) Cơng thức hóa học diminazene aceturate: C18H22N8O3

Hình 1.10. Cơng thức cấu tạo của thuốc diminazene aceturate

(https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/65060#section=Top-PubChem, 2005) Cơng thức hóa học diminazene diaceturate: C22H29N9O6

Cơng thức cấu tạo diminazene diaceturate:

Hình 1.11. Cơng thức cấu tạo của thuốc diminazene diaceturate

(https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/5284544#section=Top-PubChem, 2005) Cơ chế tác động của diminazene:

- Trong ký sinh trùng, diminazene xâm nhập vào nhân tế bào và gắn kết với DNA. Diminazene cũng có khuynh hƣớng ngăn cản sự chuyển hóa đƣờng của ký sinh trùng theo cách thức tƣơng tự nhƣ các loại thuốc diệt Trypanosoma khác.

- Đối với Babesia thì diminazene tác động chủ yếu lên cấu trúc và chức năng

của màng tế bào. Đặc tính đề kháng riêng của những Babesia này là yếu tố quyết định đến khả năng tồn tại của chúng. Do đó có thể loại trừ hồn tồn Babesia bằng việc sử dụng liều cao diminazene. Tuy nhiên, thƣờng thì chỉ cần dùng liều lƣợng

bình thƣờng cũng có thể điều trị khỏi mà khơng bị tái phát. Phổ tác động:

- Diminazene tác động trực tiếp đến Trypanosoma và Babesia. Ngồi ra nó cũng có đặc tính kháng khuẩn, đặc biệt là đối với streptococci, staphylococci, Corynelbacterium và Brucella.

- Diminazene đƣợc sử dụng để điều trị trong các trƣờng hợp nhiễm

Trypanosoma, đặc biệt là T. congolense, T. vivax và T. brucei. Nhiễm Babesia, đặc

biệt là B. bovis, B. bigemina. Nhiễm chung Trypanosoma và Babesia hoặc nhiễm

các dòng đề kháng thuốc của 2 ký sinh trùng này.

- Tác dụng phòng bệnh của diminazene đối với Trypanosoma và Babesia thì hơi kém và chỉ kéo dài trong một thời gian hạn chế, khoảng 1 tuần. Do thuốc nhanh chóng bị chuyển hóa và thải tiết nên diminazene chỉ áp dụng làm tác nhân chữa trị và không sử dụng làm tác nhân phòng ngừa (Peregrine và cs, 1993).

Liều sử dụng: Liều lƣợng chuẩn cho tất cả gia súc là 3,5mg diminazene/kg thể trọng, tiêm bắp. Liều có thể đƣợc tăng lên đến 10mg diminazene/kg thể trọng nếu sự đáp ứng điều trị kém, nhƣng không sử dụng quá 4g trên một con thú. Theo Silva Oliveira và cs (2015), diminazene aceturate có thể sử dụng cho điều trị hay kiểm soát bệnh B. bigemina, B. bovis với liều lƣợng 3 đến 5 mg/kg.

Tồn dƣ: Các tồn dƣ của diminazene có thể tồn tại trong vài tuần trong các mơ của bị, nhất là trong gan và thận; hàm lƣợng thuốc đạt đỉnh điểm trong sữa sau 6 giờ và giảm xuống đến các giới hạn không phát hiện đƣợc sau 48 giờ (FAO, 1990). Với lý do này, bị và cừu có hƣớng giết mổ cho ngƣời tiêu thụ phải qua thời gian ngƣng thuốc từ 21-35 ngày trƣớc khi giết mổ, thời điểm lấy sữa phải từ 3 ngày sau khi cấp thuốc (FAO, 1990; Peregrine và cs, 1993).

Một phần của tài liệu TY 2013 TTR HUYNH HOAI VIET TRUNG (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)