Chu kỳ phát triển của Babesia bigemina

Một phần của tài liệu TY 2013 TTR HUYNH HOAI VIET TRUNG (Trang 25 - 28)

(Zahid, 2014) Giai đoạn ký sinh trong cơ thể bò: Ký sinh trùng sinh sản theo phƣơng thức vơ tính, từ một Babesia trƣởng thành sinh sản tiếp tục nhƣ vậy, sau một thời gian số lƣợng Babesia tăng lên rất nhanh trong máu.

Giai đoạn hữu tính xảy ra trong vật chủ trung gian là một số lồi ve cứng. Ve hút máu trâu bị có Babesia trong hồng cầu, có cả merozoite, microgametocyte (tiền giao tử đực) và macrogametocyte (tiền giao tử cái) vào ruột ve. Ở ruột ve, các

merozoite đều bị chết, trong khi đó microgametocyte và macrogametocyte sẽ biến thành microgamete (giao tử đực) và macrogamete (giao tử cái). Hai bào tử này kết hợp tạo thành zygote (hợp tử). Hợp tử xâm nhập vào tế bào biểu mô ruột của ve và bắt đầu sinh sản vơ tính để giải phóng nhiều sporozoite.

Sau đó các sporozoite xâm nhập vào buồng trứng của ve. Mầm bệnh có thể truyền cho thế hệ sau của ve. Khi ve chứa mầm bệnh hút máu, sporozoite xâm nhập vào hồng cầu bò và chu kỳ sinh sản tiếp tục (Lê Hữu Khƣơng, 2012).

Dịch tễ học

Bệnh xảy ra trên trâu, bò, dê, cừu,… ở mọi lứa tuổi, bệnh xảy ra ở hầu hết các nƣớc trên thế giới: châu Âu, Úc, Á, Phi, Mỹ La Tinh. Bệnh do Babesia gây nên còn đƣợc gọi là bệnh sốt Texas (châu Mỹ), bệnh do ve truyền (châu Úc) hay sốt do ve hoặc sốt nƣớc tiểu đỏ (châu Phi).

Theo Caillow (1985), mùa phát triển của ve ảnh hƣởng đến mùa lây lan của bệnh. Ở các khu vực có ve hoạt động mạnh, tỷ lệ bò bị nhiễm Babesia cao và gây

nhiều thiệt hại kinh tế cho ngành chăn ni bị sữa (Phạm sỹ lăng, 2000).

Bị bị nhiễm Babesia đƣợc ni trong điều kiện nhiệt độ lạnh, thiếu thức ăn nhất là thức ăn xanh sẽ bị giảm sức đề kháng dẫn đến tình trạng bị bệnh ở thể cấp tính và gây chết.

Triệu chứng lâm sàng và tác hại của bệnh

Babesiosis thƣờng phát sinh ở hầu hết các vật chủ, nhƣng tỷ lệ chết ở gia súc lớn cao hơn ở gia súc non (Levine, 1985). Thời gian ủ bệnh từ 8 - 15 ngày hoặc ít hơn. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là tăng nhiệt độ 39,8 - 42oC.

Thú sốt cao liên tục trong nhiều ngày, thân nhiệt từ 39,80C có khi lên đến 42,2oC. Thú bị thiếu máu do Babesia phá vỡ hồng cầu (Lƣơng Văn Huấn và Lê Hữu Khƣơng, 1996). Thú bỏ ăn, ngừng nhai lại, khó thở, nhịp tim tăng, chảy nƣớc mắt, nƣớc mũi, lƣợng sữa giảm hẳn.

Sau khi phát bệnh 2 - 3 ngày, thú tiểu ra huyết sắc tố. Do Babesia phá hoại rất

nhiều hồng cầu nên huyết sắc tố thốt ra ngồi, lọc qua thận vào nƣớc tiểu làm cho nƣớc tiểu có màu đỏ. Khi có ít huyết sắc tố thì nƣớc tiểu có màu vàng thẫm, cuối cùng nƣớc

tiểu màu đỏ và có khi đen nhƣ nƣớc cà phê (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996).

Babesia ký sinh ở trong hồng cầu, khi phát triển và sinh sản sẽ làm biến dạng

và vỡ hồng cầu. Chúng lấy chất dinh dƣỡng từ hồng cầu làm hồng cầu có màu nhợt nhạt, lƣợng sắc tố giảm, hoặc chúng tiết độc tố gây rối loạn trung khu điều nhiệt, bò bệnh sẽ sốt cao liên tục hàng tuần. Hồng cầu bị vỡ hàng loạt sẽ giải phóng huyết sắc tố, lƣợng huyết sắc tố quá cao trong máu sẽ thải qua thận làm cho nƣớc tiểu có màu đỏ sẫm (Lapage, 1968).

Bệnh tích

Bệnh tích thƣờng thấy ở máu và lách. Xác gầy, niêm mạc nhợt nhạt, xoang phúc mạc có nhiều dịch màu hồng nhạt, máu lỗng khó đơng.

Phổi có phù thũng nhẹ. Gan và túi mật sƣng to. Dịch mật đặc, có bọt màu xanh đen. Bàng quang chứa nƣớc tiểu màu vàng thẫm đỏ. Thận có thể sƣng.

Các hạch lâm ba sƣng, thủy thũng, có thể kiểm tra qua hạch trƣớc vai và trƣớc đùi. Hồng cầu và huyết cầu tố đều giảm xuống rất nhanh, chỉ sau 3 - 5 ngày có thể giảm đi 60 - 70% so với trạng thái sinh lý bình thƣờng (Phạm sỹ lăng, 2000).

Quan sát của Levin (1985), ở gia súc bị bệnh lách sƣng to, mềm nhũn, vùng tủy bị xám đen màu của máu thiếu oxy. Phổi có phù thũng. Gia súc thƣờng tiêu chảy hoặc táo bón, phân có màu vàng nâu. Gia súc bị bệnh cấp tính hoặc á cấp tính ghép với các bệnh khác thì ít khả năng sống, chúng trở nên gầy còm và chết.

1.2.3. Bệnh do Trypanosoma evansi Hình thái Hình thái

Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (1999), Trypanosoma evansi là một đơn bào nhỏ, hình mũi khoan có kích thƣớc 18 – 34 x 2,5 µm. Chúng di động trong máu nhờ màng rung đƣợc hình thành bởi roi bắt nguồn từ phía sau thân chạy vịng quanh thân giúp cho Trypanosoma di chuyển rất nhanh trong máu vật chủ.

Một phần của tài liệu TY 2013 TTR HUYNH HOAI VIET TRUNG (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)