Quan điểm và mục tiêu phát triển của tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu các giải pháp cải thiện chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 111 - 135)

3.1.2.1. Quan điểm phát triển

a) Xây dựng Khánh Hòa trở thành trung tâm của khu vực Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên

Khai thác tối đa có hiệu quả nguồn nội lực và bằng mọi cách thu hút các nguồn ngoại lực để nâng cao nhịp độ và chất lượng tăng trưởng trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng lãnh thổ của tỉnh; bảo đảm cho nền kinh tế tỉnh phát triển nhanh, hội nhập và cạnh tranh có hiệu quả. Đến trước năm 2020, Khánh Hòa trở thành đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương.

b) Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tăng nhanh khu vực có năng suất lao động cao, hiệu quả lớn; hình thành rõ nét những sản phẩm mũi nhọn, những vùng động lực kinh tế của tỉnh

Hình thành cơ cấu kinh tế Khánh Hoà là dịch vụ, du lịch - công nghiệp - nông lâm ngư nghiệp với sự đa dạng về quy mô vừa và nhỏ; hướng vào những điều kiện tiên quyết tạo thế và lực cho phát triển (kết cấu hạ tầng then chốt, lĩnh vực và sản phẩm chủ lực, công nghê và nhân lực). Cơ cấu kinh tế tạo tăng trưởng nhanh, ổn định trong thời gian dài, bền vững, đem lại công bằng, tiến bộ xã hội.

Đầu tư có trọng điểm vào một số lĩnh vực mà Khánh Hòa có lợi thế cạnh tranh như du lịch, dịch vụ, công nghiệp với giá trị quốc gia chiếm tỷ trọng và có hàm lượng khoa học công nghệ cao (các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản...). Hình thành 3 địa bàn động lực ở phía bắc (khu kinh tế Vân Phong), phía Nam (khu kinh tế Cam Ranh) và giữa tỉnh là Nha Trang - trung tâm hành chính, trung tâm tài chính, du lịch và nghỉ dưỡng, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ và nghiên cứu khoa học.

c) Chú trọng tới công bằng xã hội giảm bớt sự chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư, giữa đô thị và nông thôn, giữa hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và các khu vực miền núi dân tộc khó khăn khác của tỉnh với khu vực đô thị và các khu kinh tế.

d) Nâng cao chất lượng và chú trọng tới đào tạo nguồn nhân lực. Tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ của tỉnh

Chú trọng tới các chính sách phát triển và đào tạo; chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ các tỉnh, thành phố phát triển trong nước và ở nước ngoài về xây dựng quê hương. Khuyến khích mọi người cùng làm giàu chính đáng cho mình và xã hội; có cơ chế tạo công bằng xã hội trong phát triển giáo dục, đào tạo nhất là đào tạo đội ngũ công chức, công nhân và lao động kỹ thuật, đội ngũ chuyên gia giỏi về công nghệ và quản lý, đội ngũ các doanh nhân.

e) Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

f) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh chính trị, kinh tế cụ thể trên từng địa bàn đô thị, nông thôn và các khu vực khác của tỉnh.

3.1.2.2. Mục tiêu phát triển kinh tế

Đẩy nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của cả nước, tốc độ tăng GDP thời kỳ 2006 – 2010 khoảng 12%, thời kỳ 2011-2015 khoảng 12,5% và thời kỳ 2016-2020 khoảng 13%. GDP bình quân đầu người đạt 19,477 triệu đồng vào năm 2010, đạt 32,777 triệu đồng vào năm 2015 và đạt 56,71 triệu đồng vào năm 2020.

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp. Tỷ trọng GDP khu vực dịch vụ sẽ tăng lên 43,5% năm 2010 và 47% vào năm 2020; khu vực công nghiệp – xây dựng theo các mốc năm trên là 43,5% và 47%. GDP khu vực nông nghiệp giảm dần từ 13% xuống 6%.

Tỷ lệ huy động vào ngân sách thời kỳ 2006 – 2010 khoảng 22%, thời kỳ 2011 – 2015 khoảng 22 – 23% và thời kỳ 2016 – 2020 khoảng 24% so với GDP.

Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, ổn định và mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chủ động và khẩn trương trong hội nhập kinh tế quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 – 2010 là 18% và 2011 – 2020 khoảng 15 – 16%. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt khoảng 1.000 triệu USD, năm 2015 đạt khoảng 2.500 triệu USD và đến năm 2020 đạt khoảng 3.500 triệu USD.

Kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội được xây dựng đồng bộ, đạt tiêu chí của đô thị loại I trên phạm vi toàn tỉnh.

Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, giải quyết tốt quan hệ tích lũy và tiêu dùng, thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài, thời kỳ 2006 – 2010 tổng vốn đầu tư xã hội đạt 38 – 40% GDP; thời kỳ 2011 – 2020 khoảng 40 – 45%.

3.1.3. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự báo về sản lượng của Khánh Hòa năm 2010 – 2015 - 2020. Hòa năm 2010 – 2015 - 2020.

3.1.3.1. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Điểm nổi bật trong chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh Khánh Hoà là cho đến năm 2010 nền kinh tế tỉnh sẽ có một cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; trong đó dịch vụ và công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất. Hiện nay, khu vực dịch vụ đang đạt tốc độ tăng trưởng lớn hơn so với hai khu vực còn lại. Do vậy, để đạt được mục tiêu đề ra, Khánh Hoà cần tập trung nỗ lực vào việc đẩy mạnh tốc độ phát triển khu vực công nghiệp, cùng với việc duy trì tốc độ phát triển của dịch vụ và nông nghiệp. Tuy nhiên, điều tất yếu là khu vực dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng cao hơn so với kế hoạch đề ra của tỉnh. Đến năm 2020, khu vực dịch vụ sẽ chiếm đến 47% tổng sản phẩm của tỉnh (theo quy hoạch phát triển của tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020).

43,5 13 43,5 45 8 47 47 6 47 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2010 2015 2020

Công nghiệp - Xây dụng Nông nghiệp Dịch vụ

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế Khánh Hòa giai đoạn 2010-2015-2020

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020)

3.1.3.2. Dự báo về sản lượng

Tổng sản phẩm của tỉnh Khánh Hoà năm 2010 được dự báo là 13.226 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994). Trong đó tỷ trọng lớn nhất là khu vực dịch vụ, sau đó là công nghiệp và xây dựng. Khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất.

Bảng 3.1. Quy hoạch Tổng sản phẩm Khánh Hoà (giá cố định 1994 - Tỷ đồng)

Năm Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ GDP

2010 5.497 1.871 5.859 13.226

2015 10.818 2.169 10.848 23.834 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2020 21.571 2.490 19.853 43.913

(Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Khánh Hòa đến 2020)

Theo như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, GDP của Khánh Hoà dự kiến sẽ là 13.226 tỷ đồng vào năm 2010 (theo giá cố định năm 1994). Theo đó, giá trị GDP dự tính ngành công nghiệp chế biến sẽ có mức tăng lớn nhất. Trong ngành công nghiệp chế biến, sản phẩm của ngành Sản xuất thực phẩm và đồ uống tăng

nhiều nhất (phần nào do ngành chế biến thủy sản thuộc nhóm này). Ngành thương nghiệp và sửa chữa xe có động cơ cũng tăng đáng kể. Tới năm 2020, khu vực dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng cao nhất, đóng góp 47% tổng sản phẩm.

3.2. Các giải pháp cải thiện chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tỉnh Khánh Hòa

Lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành có vai trò đặc biệt quan trọng, thậm chí là quyết định đến sự phát triển của địa phương. Nâng cao tính năng động và tiên phong của đội ngũ lãnh đạo tỉnh là cơ sở đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành, tạo sự tin tưởng cho DN vào chính quyền tỉnh và thiết chế pháp lý của địa phương.

Từ thực trạng phân tích chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2009 - 2011 ở chương 2 thì bài luận văn đưa ra một số giải pháp sau đây:

3.2.1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tinh thần và thái độ của lãnh đạo các cấp chính quyền và đội ngũ cán bộ công chức trong việc hỗ trợ doanh nghiệp.

a.Cơ sở của giải pháp

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm tính năng động và tiên phong của đội ngũ lãnh đạo tỉnh là cơ sở đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành, tạo sự tin tưởng cho DN vào chính quyền tỉnh và thiết chế pháp lý của địa phương. Sự thay đổi về nhận thức, hành động của lãnh đạo tỉnh là điểm đột phá vào một nút thắt, hay một “tử huyệt” đầu tiên trong điều hành kinh tế ở Khánh Hoà. Từ đó có thể tiếp tục giải quyết có hiệu quả các nút thắt và trở ngại khác để cho chỉ số PCI của Khánh Hòa vượt qua được trạng thái “êm đềm, trì trệ” ở vị thứ trung bình như lâu nay.

b. Nội dung của giải pháp

Trước hết, nâng cao nhận thức về trách nhiệm của lãnh đạo và đội ngũ công chức nhà nước về phục hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp của các DN. Gốc của vấn đề này là đổi mới nhận thức về vai trò của Nhà nước trong quá trình phát

triển nền KTTT định hướng XHCN. Chỉ khi nào có sự đồng thuận trong toàn xã hội, đặc biệt trong đội ngũ cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan công quyền, về trách nhiệm tối cao của nhà nước là huy động các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội một cách có hiệu quả và bền vững, về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy công quyền là mức độ hiệu quả và tính bền vững của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, về lòng tin của người dân với bộ máy công quyền,… mới có thể có sự chuyển biến trong hành động để thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh.

Nâng cao nhận thức về vai trò và phát triển của KTTN, đây cũng là sự đổi mới tư duy kinh tế, nâng cao nhận thức về vai trò của sản xuất và đầu tư cũng như vai trò của DN và nhà đầu tư đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Cần quan tâm, khuyến khích sự phát triển của KTTN, coi đây là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Chính quyền tỉnh cần phải có quan điểm thái độ rõ ràng hơn đối với khu vực DN và nhà đầu tư. Tiên quyết là thái độ của lãnh đạo chính quyền tỉnh và thái độ này được các cấp, các ngành chia sẻ. Thái độ ấy thể hiện ở việc quan tâm đến khu vực KTTN trong kế hoạch, chương trình của tỉnh. Hàng quý, tỉnh có thể mời đại diện các DNTN mới thành lập và những nhà đầu tư vừa được cấp phép tới để lãnh đạo tỉnh trực tiếp trao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đầu tư. Với sự góp mặt của các cơ quan báo chí và lãnh đạo tỉnh sẽ thể hiện được vai trò quan trọng của DNTN đối với tỉnh và thể hiện rằng tỉnh Khánh Hòa sẽ còn làm nhiều hơn nữa để tiếp tục tạo thuận lợi cho các DN và nhà đầu tư. Bởi thuận lợi cho DN không chỉ là bước khởi đầu (gia nhập thị trường) mà quan trọng hơn là cả trong quá trình hoạt động của DN và chuẩn bị, vận hành dự án của nhà đầu tư.

Đổi mới về nhận thức về nền hành chính phục vụ công dân, phát huy năng lực và đạo đức của đội ngũ công chức trực tiếp cung ứng dịch vụ hành chính công cho các tổ chức và công dân. Cán bộ công chức tại các cơ quan cung ứng dịch vụ cần phải chuyển tư duy “quản lý” sang tư duy “phục vụ”. Các giải pháp có thể thực hiện bao gồm:

- Bảo đảm sự tiếp cận dễ dàng của công dân đến các cơ quan hành chính nhà nước. Bố trí các phòng tiếp dân ở vị trí thích hợp trong công sở, trang bị đầy đủ các

thiết bị cần thiết như bàn ghế sạch sẽ, nước uống, sách báo… Cán bộ công chức có trách nhiệm giao dịch với người dân cần phải có thái độ hòa nhã, lịch sự và chu đáo. - Thông tin trong các loại thủ tục hành chính cần minh bạch, công khai giúp cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với các thông tin cần trong các loại thủ tục.

- Tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp có tiếng nói trong việc tiếp cận nhận dịch vụ hành chính công. Đó chính là việc người dân phát biểu ý kiến của mình nhằm cải thiện khả năng tiếp cận đến dịch vụ hành chính công hoặc cải thiện chất lượng của dịch vụ đó. Việc tạo điều kiện cho công dân, doanh nghiệp có tiếng nói thể hiện ở việc đảm bảo tiếp nhận và giải quyết các thông tin phản hồi của người dân về các dịch vụ mà cơ quan nhà nước cung cấp cho họ.

- Đảm bảo việc cung ứng dịch vụ hành chính công công bằng đối với mọi công dân, doanh nghiệp. Cần có cơ chế cho phép mọi người dân có quyền khiếu nại, tố cáo hành vi cư xử không công bằng trong cung ứng dịch vụ hành chính công. Có biện pháp phê bình nghiêm khắc đối với những công chức nào lợi dụng vị trí công việc của mình để ưu đãi cho các đối tượng thân quen, có thái độ cư xử không đúng mức coi thường một đối tượng khách hàng nào đó.

Nâng cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu. Trong công tác lãnh đạo, điều hành nền kinh tế tỉnh cần phải phân định rạch ròi vai trò chức năng định hướng, đường lối của cấp uỷ đảng và vai trò, chức năng quản lý điều hành nền kinh tế của cấp chính quyền. Tuân thủ nghiêm nguyên tắc "tam quyền phân lập" trong tổ chức của bộ máy nhà nước, thống nhất quản lý, điều hành từ TW xuống địa phương

Cần đổi mới toàn diện, tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng bộ máy hành chính. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, sự năng động sáng tạo và tiên phong của lãnh đạo các cấp chính quyền và đội ngũ cán bộ công chức trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, nhân dân. Quán triệt tới cán bộ công chức quan điểm vận dụng sáng tạo các cơ chế, chính sách trong giải quyết công việc theo hướng tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.

Thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo cán bộ công chức nắm vững các chính sách để vận dụng hiệu quả. Việc đào tạo chú trọng cả về kiến thức và thái độ hành

vi ứng xử. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền giải quyết công việc của cán bộ, công chức để giải quyết công việc một cách nhanh, chủ động, từng bước chấm dứt tình trạng đùn đẩy trách nhiệm qua lại hoặc đẩy lên cấp trên.

c. Hiệu quả của giải pháp

Thực hiện được các bước trên sẽ nâng cao nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo các cấp chính quyền và đội ngũ cán bộ công chức trong việc hỗ trợ doanh nghiệp. Các cán bộ, lãnh đạo thì nhiệt tình, say mê với bổn phận; có trình độ chuyên môn; có trình độ quản lí; trình độ tổ chức; khả năng nhìn nhận, đánh giá vấn đề…để giải quyết triệt để các vấn đề mà DN đang khó khăn, vướng mắc. Như vậy thì mức độ hài lòng của các DN trong giải quyết vấn đề mà họ đang gặp phải, tạo sự tin tưởng cho DN vào chính quyền tỉnh và thiết chế pháp lý của địa phương, tạo hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành của địa phương.

Từ đó, cấp lãnh đạo chính quyền địa phương sẽ thật sự quan tâm và có sự quyết liệt trong chỉ đạo, đồng thời khắc phục được thái độ bàng quan, hay nghi ngờ, thậm chí phản đối PCI, như một số người đã tỏ ra trước đây. Khi đó, lãnh đạo tỉnh thực sự coi PCI là thước đo về tài năng, uy tín và trách nhiệm của chính mình trong điều hành kinh tế, thì chỉ số PCI sẽ có cơ hội cải thiện trong những năm tiếp theo.

3.2.2. Giải pháp 2: Tăng cường đối thoại với doanh nghiệp, minh bạch khi

Một phần của tài liệu các giải pháp cải thiện chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 111 - 135)