Đánh giá chung

Một phần của tài liệu các giải pháp cải thiện chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 106 - 109)

Qua quá trình phân tích thực trạng và so sánh chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa trên ta nhận thấy, chỉ số này nằm ở mức trung bình thấp so với cả nước, dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ tới chỉ số PCI chung của tỉnh.

Mặc dù thời gian qua đã có chủ trương của tỉnh đẩy mạnh phát triển khu vực KTTN, song nhìn nhận của một số bộ phận cán bộ công chức đối với vai trò của khu vực KTTN có nơi, có lúc chưa khách quan, chưa tương xứng với vai trò của khu vực kinh tế này trong phát triển. Kết quả khảo sát của VCCI cho thấy đánh giá về thái độ của chính quyền tỉnh đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của DN chỉ có 39.08% DN cho là tích cực năm 2011, tăng so với năm 2010 là 36.28%. Tuy có đến 73.75% ý kiến DN đồng ý nhận định “Cán bộ tỉnh nắm vững các chính sách, quy định hiện hành trong khung khổ pháp luật để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho DN” nhưng 41.67% ý kiến đồng ý với nhận định “Tỉnh sáng tạo và sáng suốt trong việc giải quyết những trở ngại đốivới những cộng đồng doanh nghiệp tư

nhân”. Điều này xuất phát từ nhận thức, trách nhiệm, chất lượng công chức và lãnh đạo ở các sở, ngành trong tỉnh đối với thực thi nhiệm vụ liên quan đến DN còn yếu kém. Chính quyền tỉnh cần phải quan tâm đặc biệt đến đội ngũ nhân lực này.

Năm 2011, sự gia tăng của chỉ số này nguyên nhân chủ yếu là Cán bộ tỉnh nắm vững các chính sách, quy định hiện hành trong khung khổ pháp luật để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho DN (từ 64.08% đồng ý năm 2010 lên tới 73,75 % đồng ý năm 2011), nguyên nhân là do các đề án quốc gia và tổ công tác hỗ trợ thực hiện rõ ràng, tốt chẳng hạn như Luật Doanh Nghiệp năm 2005, Luật đầu tư năm 2005, Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính của chính phủ bên cạnh đó là sự tăng điểm nhẹ của hai chỉ tiêu còn lại trong năm 2011: chỉ tiêu Tỉnh sáng tạo và sáng suốt trong việc giải quyết những trở ngại đốivới những cộng đồng doanh nghiệp tư nhân (từ 39.80% đồng ý năm 2010 lên 41.67 % đồng ý năm 2011); chỉ tiêu tiêu Cảm nhận của DN về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu tư nhân tăng từ 36.28% đồng ý năm 2010 lên 39.08 % đồng ý năm 2011. Vì vậy cần cải thiện hơn nữa về tính sáng tạo và sáng suốt trong việc giải quyết những trở ngại đốivới những cộng đồng doanh nghiệp tư nhân và cảm nhận của DN về thái độ của tỉnh đối với khu vực kinh tế tư nhân trong những năm tiếp theo.

Trong những năm gần đây, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa thường xuyên tổ chức những cuộc gặp mặt, đối thoại với cộng đồng DN trong nước và nước ngoài. Nhưng số lượng DN tăng theo thời gian cùng với khó khăn, vướng mắc cũng phát sinh nhiều nên các cuộc tiếp xúc như vậy vẫn chưa thỏa mãn nhu cầu của DN. Các cơ chế, chính sách do tỉnh ban hành đều do các cơ quan quản lý chuyên ngành soạn thảo, đề xuất bám chặt theo khung hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương nên nếu không có những linh hoạt trong điều hành, xử lý sẽ gây khó khăn cho các DN. Bên cạnh đó là bài toán khó muôn thủa về đất đai, về chi phí gia nhập thị trường cao và phí "bôi trơn" chưa được cải thiện nhiều. Điều lo lắng hơn là quan hệ cá nhân tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc DN tiếp cận tài liệu phục vụ kinh doanh, diễn biến tiêu cực nhất trong tính minh bạch là quan hệ cá nhân tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc DN tiếp cận tài liệu phục vụ kinh doanh.

Theo điều tra PCI 2011, hơn 75% DN cho rằng cần phải có mối quan hệ cá nhân mới tiếp cận tài liệu pháp luật và kế hoạch cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình. Đáng lo ngại là tỷ lệ này ngày càng tăng (năm 2008 chỉ mới 50%). "Khi quan hệ giữa DN và chính quyền dựa nhiều vào quan hệ cá nhân sẽ dẫn đến hệ quả là làm giảm tinh thần kinh doanh và nhiều khả năng tác động xấu đến hiệu quả hoạt động Trong khi con số này trong năm trước đó chỉ là 41%. Báo cáo PCI 2011 kết luận: "Xét cho cùng, tham nhũng lớn vẫn nguy hiểm hơn, bởi nó góp phần làm tăng sự bất công giữa một nhóm ít người có quan hệ tốt với chính quyền và phần còn lại của đất nước, đồng thời ảnh hưởng tới niềm tin vào bộ máy nhà nước". Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa qua điều tra của VCCI trong năm 2011 thì phần lớn các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh đều đồng ý là tình trạng tham nhũng dưới dạng tiền lót tay cho các cán bộ hành chính địa phương đã giảm rất nhiều và tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng Chính quyền tỉnh sử dụng các quy định riêng của địa phương để trục lợi (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý) đã giảm từ 52.43% của năm 2010 xuống còn 44.83% của năm 2011. Rồi chuyện nhũng nhiễu khi giải quyết các thủ tục hành chính thông thường cho doanh nghiệp cũng ít hơn. Những diễn biến mới này được lý giải rằng: có thể do việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, công khai các quy định pháp luật hay ban hành Luật Phòng chống tham nhũng vào năm 2008... Những ý kiến bi quan hơn thì nói rằng có thể do khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh theo chiều rộng nên các trường hợp "phải chi không chính thức" thường rơi vào một số ít doanh nghiệp tư nhân lớn, có tiềm lực mạnh.

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHỈ SỐ TÍNH NĂNG ĐỘNG VÀ TIÊN PHONG CỦA LÃNH ĐẠO

NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH KHÁNH HÒA

Một phần của tài liệu các giải pháp cải thiện chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)