Với tỉnh có tính tương đồng:
Xét trong phạm vi cả nước, Khánh Hòa và Quảng Ninh có nhiều nét tương đồng, nhất là những điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và kinh tế - xã hội. Cụ thể như:
- Quảng Ninh là một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.
- Một số bến cảng lớn phục vụ vận tải thuỷ ở Quảng Ninh: Cảng Cái Lân (đây là cảng nước sâu được đầu tư xây dựng thành cảng biển lớn, có công suất thông qua cảng 15 triệu tấn/năm), Cảng Vạn Gia, Cảng Cửa Ông, Cảng Hòn Nét, Cảng Mũi Chùa.
- Sân bay Vân Đồn đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Quảng Ninh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào loại bậc nhất của cả nước, có nhiều bãi biển đẹp, cảnh quan nổi tiếng như vịnh Hạ Long. Với bờ biển dài, nhiều bãi biển đẹp, nhiều khu du lịch hiện đại mang tầm cỡ quốc tế.
- Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2006 - 2010 đạt khoảng 13%, thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 14.2%. GDP bình quân đầu người vào năm 2010 (giá so sánh năm 1994) đạt 950 USD, năm 2020 đạt trên 3.120 USD.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp. Cơ cấu kinh tế năm 2010 là Công nghiệp - xây dựng 46.3%; Nông - lâm - ngư nghiệp 4.0%, Du lịch - dịch vụ 49.7%. Đến năm 2020 là: Công nghiệp - xây dựng 48.5%; Nông - lâm - ngư nghiệp 1.4%; Du lịch - dịch vụ 50.1%.
Biểu đồ 2.3: So sánh chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa so với tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 – 2011.
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo của VCCI giai đoạn 2006 – 2011)
Qua biểu đồ ta thấy, chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2006 – 2011 luôn được cải thiện duy trì và giữ ở vị trí khá tốt trong bảng xếp hạng, cụ thể ba năm gần đây: năm 2009 với điểm số 5.90 đứng thứ hạng 18/63 tỉnh thành được điều tra, trong khi đó Khánh Hòa đạt 3.95 điểm và đứng vị trí thứ 41/63 tỉnh thành được điều tra. Năm 2010, với điểm số 6.42 xếp ở vị trí thứ 13/63 tỉnh thành hơn Khánh Hòa 3.05 điểm và xếp cao hơn 45 bậc. Năm 2011, ở Quảng Ninh điểm số có giảm so với năm 2010 (5.94 điểm) nhưng vị trí xếp hạng vẫn giữ nguyên, xếp thứ hạng 13/63 tỉnh thành, cao hơn Khánh Hòa 22 bậc thứ hạng.
Như vậy, so với Quảng Ninh thì chỉ số này của Khánh Hòa vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, tỉnh Khánh Hòa cần xem xét và học hỏi kinh nghiệm cải thiện và duy trì được chỉ số này của tỉnh Quảng Ninh, để từ đó cải thiện vị trí xếp hạng của mình.
Với tỉnh cạnh tranh trực tiếp:
Xét trên phạm vi khu vực Duyên hải miền Trung đặc biệt là Duyên hải Nam Trung Bộ thì hiện nay có Bình Định là địa phương đang cạnh tranh trực tiếp với Khánh Hòa.
Bình Định được cho là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Khánh Hòa vì hiện nay Quy Nhơn là đô thị loại 1 theo định hướng quy hoạch phát triển Bình Định đến năm 2020 cũng giống như Khánh Hòa sẽ là tỉnh có nền công nghiệp hiện đại và là trung tâm kinh tế xã hội của vùng. Bên cạnh đó với lợi thế sẵn có của mình về biển đảo, giao thông thuận lợi và là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên cách cửa khẩu quốc tế Bờ Y 300km là nơi có thể trung chuyển hàng hóa của 2 nước Lào và Campuchia đi xuất khẩu. khi hiện nay Bình Định đang xây dựng một số khu công công nghiệp như Phú Tài, Long Mỹ và tiếp tục phát triển các khu công nghiệp: Nhơn Hội, Nhơn Hoà, Hoà Hội, Cát Khánh, Cát Trinh, Bồng Sơn, Bình Nghi - Nhơn Tân. Quy Nhơn là một trong những trung tâm đào tạo nhân lực được nhà nước quy hoạch cho việc phát triển nguồn nhân lực của khu vực Duyên hải và Tây Nguyên. Bên cạnh đó Bình Định còn là địa phương có nguồn nhân lực dồi dào với dân số là 1.489.900 người chủ yếu là cơ cấu dân số trẻ dưới 30 tuổi chiếm 62.8% và hiện có 849.300 lao động từ 15 tuổi trở lên có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu về lao động cho DN vì vậy trong khu vực Nam Trung Bộ thì bên cạnh Khánh Hòa thì Bình Định cũng là một trong những nơi mà các DN muốn đầu tư sẽ nhắm tới vì vậy đây sẽ là một trong những địa phương cạnh tranh trực tiếp với Khánh Hòa.
Biểu đồ 2.4: So sánh chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa so với tỉnh Bình Định giai đoạn 2006 – 2011.
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo của VCCI giai đoạn 2006 – 2011)
Qua biểu đồ ta thấy, giai đoạn từ 2006 – 2009 thì Bình Định luôn đạt điểm số cao và xếp hạng thuộc top 10 tỉnh có điểm số cao trong cả nước về tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, nhưng từ năm 2009 lại đây thì chỉ số này đang giảm mạnh: năm 2007 đạt 7.22 điểm, tới năm 2008 giảm xuống còn 6.91 điểm, tiếp tục tụt dốc năm 2009 xuống còn 6.91 điểm. Giai đoạn 2006 – 2010 Bình Định luôn vượt xa Khánh Hòa về điểm số cũng như vị trí xếp hạng. Điều đáng nói ở đây là trong năm 2011 thì Khánh Hòa lại đạt số điểm cao hơn Bình Định. Nguyên nhân chủ yếu có thể lý giải là do tỉnh Khánh Hòa đã quan tâm và có sự cải thiện về điểm số và thứ hạng, ngược lại Bình Định chưa chú trọng tới việc cải thiện, nâng cao chỉ số này nên kết quả là bị rớt điểm và thứ hạng một cách nhanh chóng. Và sẽ được phân tích sâu hơn trong phần phân tích so sánh từng chỉ tiêu của chỉ số này.
Biểu đồ 2.5: Tổng hợp thứ hạng của chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, Quảng Ninh và Bình Định giai đoạn 2006 – 2011.
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo của VCCI giai đoạn 2006 – 2011)
Qua biểu đồ trên ta thấy, sự trượt dài thứ hạng của tỉnh Bình Định trong 2 năm gần đây: giai đoạn 2006 – 2009, Bình Định luôn có mặt trong top 10 tỉnh đứng đầu cả nước về tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh. Nhưng đến năm 2010, Bình Định là một trong những tỉnh giảm thứ hạng trên 20 bậc bên cạnh đó cũng là sự sụt giảm 17 bậc thứ hạng của Khánh Hòa. Ngược với xu hướng hai tỉnh trên, Quảng Ninh thì lại có xu tăng thứ hạng: năm 2009 xếp thứ 19/63 tỉnh thành trong cả nước, năm 2010 và 2011, thứ hạng vẫn giứ nguyên ở vị trí thứ 13/63 tỉnh thành, mặc dù điểm số có biến động nhưng với biên độ dao động nhỏ.
Với xu hướng tụt giảm nghiêm trọng trên bảng xếp hạng trong giai đoạn 2009 – 2011, thì cán bộ lãnh đạo tỉnh Bình Định trong năm 2011 đã tổ chức các buổi họp bàn, tìm ra nguyên nhân từ đó đề ra giải pháp để cải thiện, nâng cao chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo nói riêng và chỉ số PCI của tỉnh nói chung trong năm 2012 và những năm tiếp theo. Đối với Quảng Ninh, cán bộ lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh luôn chú trọng cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút vốn
đầu tư và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Vì vậy, tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh luôn được các DN trong địa phương gì nhận. Đây cũng là tấm gương để tỉnh Khánh Hòa học tập trong việc cải thiện, nâng cao chỉ số của mình. Một điểu đáng mừng cho Khánh Hòa là trong năm 2011, thứ hạng và điểm số đều đạt có mức tăng khá ấn tượng so với năm 2010. Nếu tiếp tục duy trì và phát huy tinh thần này trong năm 2012 và các năm tiếp theo tỉnh Khánh Hòa có thể theo kịp tỉnh Quảng Ninh.