Chỉ tiêu cán bộ tỉnh nắm vững các chính sách, quy định hiện

Một phần của tài liệu các giải pháp cải thiện chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 85 - 90)

trong khung khổ pháp luật để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho DN (% DN Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)

Đây là chỉ tiêu mà DN đánh giá năng lực, trình độ của cán bộ, lãnh đạo tỉnh trong việc nắm vững các chính sách, quy định hiện hành trong khung khổ pháp luật để giải giải quyết những khó khăn, vướng mắc mà DN đang gặp phải.

Biểu đồ 2.6: So sánh chỉ tiêu Cán bộ tỉnh nắm vững các chính sách, quy định hiện hành trong khung khổ pháp luật để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho

DN của tỉnh Khánh Hòa với mức Trung Bình chung của cả nước.

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo của VCCI giai đoạn 2006 – 2011)

Qua biểu đồ ta thấy, năm 2006, 74.44% DN tham gia ở tỉnh trung vị cho rằng lãnh đạo tỉnh cán bộ tỉnh nắm vững các chính sách, quy định hiện hành trong khung khổ pháp luật để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho DN. Con số này đã liên tục biến động tăng giảm giảm qua các năm và hiện nay là 65.15%. Điều này chứng tỏ sự tin tưởng của các doanh nghiệp vào trình độ của cán bộ lãnh đạo đang bị giảm xút trong cả nước. Đó là một dâu hiệu xấu, bởi vì các chính sách, quy định hiện hành của Trung ương gửi các địa phương ngày càng tăng, những vướng mắc, khó khăn của DN ngày càng nhiều, vậy mà thực tế thì tỷ lệ % các DN trong cả nước đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý lại giảm.

Nhóm thực hiện PCI 2011 không cho biết sự thay đổi này là do đâu, nhưng có nêu vấn đề là liệu việc thay đổi cơ cấu lãnh đạo ở khá nhiều tỉnh vào thời điểm trước và sau khi diễn ra Đại hội Đảng lần thứ XI có ảnh hưởng đến kết quả cuộc khảo PCI 2011 không thì câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ.

Thực tế cho thấy tư duy nhiệm kỳ đã ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống kinh doanh. Một điều dễ nhận thấy và cũng được nhiều người đồng tình là hoạt động kinh tế trong suốt năm 2010 và những tháng đầu năm 2011 khá trầm lắng, nhưng đôi lúc lại đột biến một cách khó hiểu. Phân tích sơ bộ từ khảo sát PCI 2011 cho thấy "những địa phương có lãnh đạo mới cũng là những nơi có thứ hạng thay đổi nhiều nhất", nhóm nghiên cứu cho hay.

Đối với tỉnh Khánh Hòa thì lại đang đoạn 2006 – 2010, trong 4 năm qua, chỉ tiêu này luôn luôn đứng dưới mức trung bình chung của cả nước, Năm 2010 từ 64.08% tăng lên 73.75% trong năm 2011 cao hơn mức trung bình (65.15%). Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho Khánh Hòa, chứng tỏ những phương pháp cải thiện chỉ số này đang đi đúng hướng, cần tiếp tục phát huy.

Biểu đồ 2.7: So sánh chỉ tiêu Cán bộ tỉnh nắm vững các chính sách, quy định hiện hành trong khung khổ pháp luật để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho

DN của tỉnh Khánh Hòa với tỉnh Quảng Ninh.

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo của VCCI giai đoạn 2006 – 2011)

Có những đặc điểm tương đồng với Khánh Hòa, nhưng Quảng Ninh năm nào cũng đạt số điểm và thứ hạng cao hơn rất nhiều so với Khánh Hòa. Tuy nhiên, từ biểu đồ trên ta thấy tỷ lệ % các DN Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý với chỉ tiêu này

của Quảng Ninh năm 2011 bị giảm mạnh, từ 84.21% năm 2010, giảm xuống còn 76.79% trong năm 2011. Ngược lại, với Khánh Hòa, tuy còn thua xa về điểm số và thứ hạng so với Quảng Ninh, nhưng với sự cố gắng cải thiện, nâng cao chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa thì đã thu được kết quả khá tốt, rút ngắn khoảng cách về điểm số và thứ hạng so với Quảng Ninh.

Biểu đồ 2.8: So sánh chỉ tiêu Cán bộ tỉnh nắm vững các chính sách, quy định hiện hành trong khung khổ pháp luật để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho

DN của tỉnh Khánh Hòa với tỉnh Bình Định.

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo của VCCI giai đoạn 2006 – 2011)

So với Bình Định, tỉnh cạnh tranh trực tiếp trong khu vực Duyên hải miền Trung, thì ta thấy, giai đoạn 2006 – 2010, Bình Định luôn được các DN tại địa phương đánh giá cao chỉ tiêu: Cán bộ tỉnh nắm vững các chính sách, quy định hiện hành trong khung khổ pháp luật để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho DN. Nhưng từ năm 2009 tới nay thì chỉ số này đang có xu hướng giảm điểm một cách mạnh mẽ. Năm 2008 với 87.14% DN Đồng ý hay Hoàn toàn đồng ý rằng cán bộ tỉnh nắm vững các chính sách, quy định hiện hành trong khung khổ pháp luật để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho DN, thì tới năm nay chỉ còn 73.75 % DN Đồng ý hay Hoàn toàn đồng ý. Sự sụt giảm này hay chăng cũng cùng nguyên nhân với sự tụt

giảm của giá trị trung bình cả nước và lý do sụt giảm của tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra, nó còn liên quan tới sự tụt giảm của các thành phần khác trong 9 chỉ số thành phần của PCI.

Biểu đồ 2.9: Tổng hợp chỉ tiêu Cán bộ tỉnh nắm vững các chính sách, quy định hiện hành trong khung khổ pháp luật để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho

DN của tỉnh Khánh Hòa, Quảng Ninh, Bình Định, Trung Bình.

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo của VCCI giai đoạn 2006 – 2011)

Qua biểu đồ trên ta thấy rõ hơn về sự biến động chỉ tiêu này của các tỉnh được so sánh và mức trung bình của cả nước giai đoạn 2006 – 2011. Từ biểu đồ ta thấy giai đoạn 2006 – 2010 các tỉnh được so sánh luôn có tỷ lệ % số DN đồng ý hay Hoàn toàn đồng ý Cán bộ tỉnh nắm vững các chính sách, quy định hiện hành trong khung khổ pháp luật để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho DN cao hơn hẳn Khánh Hòa. Nhưng một điều đáng chú ý ở đây là trong năm 2011, tỷ lệ này ở Khánh Hòa đã gia tăng mạnh mẽ, vượt qua cả mức Trung Bình, tỉnh Bình Định, và tiến gần tới tỷ lệ của tỉnh Quảng Ninh. Các đơn vị được đem ra so sánh năm 2011 đều giảm, chỉ riêng Khánh Hòa là tăng, đây là kết quả tốt cho những nỗ lực của cán bộ tỉnh nhà trong việc nắm vững các chính sách, quy định hiện hành trong khung khổ pháp luật để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho DN.

Nguyên nhân tăng có thể lý giải như sau:

- Do chính sách pháp luật của nhà nước được ban hành nhiều, ngày càng hoàn thiện hơn, nên việc cán bộ tỉnh nắm vững các chính sách, quy định hiện hành trong khung khổ pháp luật được cải thiện, khi các DN có thắc mắc hay khó khăn gì về quyết định chi phối hoạt động của DN thì được cán bộ giải thích thỏa đáng. Đồng thời, do chính sách rõ rang, dễ hiểu hơn nên các DN nắm bắt dễ dàng.

- Do năng lực, trình độ của lãnh đạo (lãnh đạo được hiểu ở đây là người đứng đầu hệ thống chính quyền các cấp, là các cơ quan hành chính và rộng hơn là cán bộ, công chức những người đại diện cho chính quyền để trực tiếp giải quyết những vấn đề của người dân…) ngày càng tăng, chất lượng cán bộ không ngừng được cải thiện. Sự nhiệt tình của cán bộ trong vấn đề giải quyết những khó khăn vướng mắc được DN ghi nhận.

- Sự hiểu biết về pháp luật của các DN trong tỉnh tăng, do ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tìm hiểu pháp luật, do tính rõ ràng của văn bản pháp luật. Vì vậy các DN trong tỉnh nắm bắt và hiểu biết về quy trình đăng ký kinh doanh, giải quyết khiếu nại,…các vấn để về khuôn khổ pháp luật nên làm cho chỉ tiêu này tăng và đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng bậc của chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa trong năm 2011.

Một phần của tài liệu các giải pháp cải thiện chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 85 - 90)