Kinh nghiệm của một số địa phương rất thành công về cải thiện chỉ

Một phần của tài liệu các giải pháp cải thiện chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 43 - 46)

tính năng động và tiên phong của lãnh đạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo càng cao chứng tỏ là lãnh đạo tỉnh đó có sáng tạo, sáng suốt trong quá trình thực thi chính sách Trung ương cũng như trong việc đưa ra những sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân, hướng có lợi cho các doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những chỉ số có trọng số khá cao chiếm tỷ lệ khá cao trong chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nên rất được các địa phương quan tâm để cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh mình. Do đặc thù của từng địa phương là khác nhau nên mỗi địa phương sẽ có những giải pháp riêng để cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh mình.

Sau đây là kinh nghiệm của một số địa phương về cải thiện chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của mình:

Thứ nhất, cùng nằm trong các tỉnh thuộc khu vực Miền Trung, nhưng chỉ số PCI của Đà Nẵng năm nào cũng cao hơn PCI của Khánh Hòa. Và chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, thì Đà Nẵng là một thành phố có chỉ số khá cao và ổn định, thăng bậc từ vị trí 6 (2008) lên vị trí thứ 5 (2009), sang năm 2010 vẫn giữ vị trí số 5 và năm 2011 lên vị trí thứ 4, so với cả nước. Để được kết quả đó, thì lãnh đạo tỉnh đã thực hiện một số giải pháp sau:

- Lãnh đạo thành phố thường xuyên dành thời gian để gặp gỡ, tiếp xúc và đối thoại trực tiếp với người dân và doanh nghiệp, lắng nghe ý kiến của họ để điều chỉnh các chính sách khi cần thiết. Định kỳ tổ chức đối thoại doanh nghiệp (6 tháng một lần); ngành thuế và UBND các quận huyện tổ chức 3 tháng một lần nhằm lắng nghe ý kiến phản ánh của các doanh nghiệp.

- Lãnh đạo tỉnh nắm vững những chủ trương, chính sách của Trung ương cũng như thành phố trong quá trình giải quyết công việc.

- Ngoài ra, nhân ngày doanh nhân Việt Nam, UBND thành phố tổ chức lễ vinh danh cho các doanh nghiệp có thành tích trong quá trình tổ chức hoạt động sản

xuất kinh doanh, đồng thời là buổi gặp gỡ trao đổi giữa các cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp trên địa bàn.

Tỉnh thứ hai, được đề cập ở đây là Tỉnh Lào Cai, mặc dù với điểm xuất phát thấp so với các tỉnh, thành phố của cả nước, song kể từ ngày tái lập tỉnh (1992) đến nay, Lào Cai luôn cố gắng không ngừng đẩ mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Những nỗ lực ấy đã được cộng đồng DN ghi nhận, đánh giá và phản ánh thông qua Chỉ số PCI hàng năm của tỉnh Lào Cai: từ năm 2005 đến nay, Lào Cai chưa bao giờ xếp ngoài nhóm 20 tỉnh hàng đầu có thứ hạng cao. Điểm số tổng thể chung làm căn cứ xếp hạng Lào Cai đạt được tiến bộ qua từng năm. Cụ thể, năm 2006 điểm số PCI của Lào Cai đạt 66,13 điểm (xếp thứ tư), năm 2009 đạt 70,47 điểm (xếp thứ ba), năm 2010 đạt 67,95 điểm (xếp thứ hai), và năm 2011 đạt 73,53 điểm (xếp thứ nhất trên bảng xếp hạng). Với mục tiêu lựa chọn của tỉnh là “DN phát tài, Lào Cai phát triển”, Lào Cai đã và đang thực hiện một số giải pháp nhằm cải thiện và duy trì Chỉ số PCI, cũng như thực hiện một số giải pháp nhằm cải thiện và duy trì chỉ tiêu tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh như:

- Tích cực nâng cao nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công chức trong công tác hỗ trợ DN.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công khai các văn bản pháp quy trên Cổng giao tiếp điện tử, đặc biệt trên website Cơ sở dữ liệu điện tử PCI tỉnh Lào Cai.

- Lãnh đạo tỉnh tiên phong, năng động, sáng tạo trong giải quyết các vấn đề cho doanh nghiệp duy trì các hội nghị, hội thảo giữa lãnh đạo chính quyền địa phương và các DN, tạo thuận lợi nhất trong việc tiếp cận thị trường đất đai...

Và một bài học kinh nghiệm nữa đó là tỉnh Hà Tĩnh, trong những năm qua, tính năng động sáng tạo của lãnh đạo tỉnh trong việc giải quyết các vướng mắc cho doanh nghiệp liên tục tăng, Năm 2007 là 3.37 điểm (xếp vị trí thứ 56); năm 2008 tăng lên là 5.12 (xếp vị trí thứ 37); năm 2009 giảm xuống là 3.43; năm 2010 tăng lại là 5.42; năm 2011 đạt 6.32 điểm (xếp thứ 10). Để bứt phá đi lên, những năm gần đây, Hà Tĩnh tập trung triển khai toàn diện, đồng bộ rất nhiều giải pháp như quy

hoạch, điều chỉnh các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt chú ý tới quy hoạch sản phẩm chủ lực; xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách; xác định cải cách hành chính là khâu đột phá, đào tạo nguồn nhân lực là khâu quyết định; xây dựng kết cấu hạ tầng từ giao thông vận tải, điện nước đến công nghệ thông tin, môi trường; bình đẳng, tôn trọng, đối xử công bằng với các thành phần kinh tế, các loại hình DN.... Hơn nữa là sự đoàn kết, đồng thuận, nhất trí cao trong toàn Đảng bộ, nhân dân Hà Tĩnh đã lồng ghép giữa kinh nghiệm truyền thống của Hà Tĩnh nói riêng, Việt Nam nói chung với kinh nghiệm của quốc tế, các nước trong khu vực tạo ra bước phát triển nhanh hơn, nhưng đúng hướng và bền vững hơn. Lãnh đạo tỉnh sáng suốt trong quá trình lập kế hoach, hoạch định chiến lược chuẩn xác. Hiện nay, Hà Tĩnh đang kết hợp với một tập đoàn tư vấn của Mỹ để xây dựng một quy hoạch chiến lược phát triển KT-XH đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Từ đó hoàn thành các quy hoạch về công nghiệp, nông nghiệp của vùng và địa phương, xác định sản phẩm chủ lực của từng khối, để các DN, các nhà đầu tư thấy được định hướng rõ của tỉnh, giúp họ tập trung đầu tư đúng hướng. Tiếp đến, Hà Tĩnh thực hiện hoàn chỉnh cơ chế chính sách chính xác, rõ ràng để khuyến khích cho cả nhà đầu tư và người lao động vào đầu tư phát triển KT-XH của tỉnh. Cùng với chính sách thu hút đầu tư, hoạch định chiến lược, năm 2011, Hà Tĩnh có một đề án riêng thông qua cấp ủy, chính quyền về việc sắp xếp, bố trí lại cán bộ, công chức, viên chức, qua đó thay thế, chuyển đổi, giải thể, sáp nhập các tổ chức hành chính nhằm mục đích giảm tối đa các khâu trung gian, thực hiện được “một cửa”. Đồng thời, kiên quyết thay đổi các cán bộ không đủ năng lực, phẩm chất để đáp ứng phục vụ hệ thống DN. Cùng với đó, lãnh đạo tỉnh cùng các giám đốc sở, ban, ngành cấp tỉnh, chủ tịch các huyện, khối, xã cùng với hàng chục giám đốc chi nhánh ngân hàng cổ phần thương mại và các DN cùng họp bàn tháo gỡ từng vướng mắc, để DN có điều kiện tiếp cận nguồn vốn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHỈ SỐ TÍNH NĂNG ĐỘNG VÀ TIÊN PHONG CỦA LÃNH ĐẠO TỈNH KHÁNH HÒA

GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

Một phần của tài liệu các giải pháp cải thiện chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 43 - 46)