Cảm nhận của DN về thái độ của chính quyền tỉnh đốivới khu

Một phần của tài liệu các giải pháp cải thiện chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 95 - 102)

(% Tích cực hoặc Rất tích cực)

Năm 2009, chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh có một vài thay đổi nhỏ với việc bổ sung một chỉ tiêu mới về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu vực tư nhân. Chỉ tiêu này được xây dựng dựa trên chỉ số thành phần trước đây là Ưu đãi đối với DNNN và Môi trường cạnh tranh do có mối tương quan chặt chẽ về cả lý luận và thực tiễn với các thước đo về tính năng đông và tiên phong của lãnh đạo tỉnh.

Chỉ tiêu này cho biết thái độ tích cực đối với khu vực tư nhân của lãnh đạo địa phương trong việc điều hành kinh tế của tỉnh, hay nói khác hơn đây chính là sự phản hồi của cơ quan, chính quyền đối với các doanh nghiệp tư nhân.

Biểu đồ 2.14: Tổng hợp chỉ tiêu Cảm nhận của DN về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu tư nhân tỉnh Khánh Hòa so với Trung Bình

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo của VCCI giai đoạn 2006 – 2011)

Qua biểu đồ ta thấy, ở giai đoạn 2009 – 2011, thì Khánh Hòa vẫn nằm ở dưới đường Trung Bình. Tỷ lệ DN tin rằng chính quyền tỉnh có thái độ tích cực đối với khu vực tư nhân luôn ở mức thấp và thậm chí tỷ lệ này còn bị giảm so với năm 2009 (Năm 2009 là 39.33%; Năm 2010 giảm xuống 36.28%; Năm 2011 là 39.08%, tăng 2.80% so với năm 2010 nhưng vẫn thấp hơn năm 2009. Những con số này có nghĩa là trong thời gian qua, thái độ của chính quyền địa phương tỉnh đối với khu vực tư nhân không mấy tích cực, sự phản hồi chậm chễ của các cơ quan chính quyền với các DN tư nhân. Chứng tỏ vẫn còn có sự phân biệt trong thái độ của cơ quan giữa DN tư nhân và DN có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo kết quả điều tra của PCI, trong năm 2011 thì ba chỉ tiêu trong chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh có sự sụt giảm: số DN cho rằng lãnh đạo tỉnh có thái độ tích cực với khu vực tư nhân trong năm 2011giảm 1.67%

so với năm 2010. Đây là một dấu hiệu không tốt, khi mà vai trò của khu vực kinh tế tư nhân ngày càng được khẳng định và chiếm một vai trò hết sức quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề về việc làm, thu nhập của người dân ở mỗi địa phương, vậy mà cảm nhận của DN về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu tư nhân lại bị sụt giảm.

Biểu đồ 2.15: Tổng hợp chỉ tiêu Cảm nhận của DN về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu tư nhân tỉnh Khánh Hòa so với Quảng Ninh

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo của VCCI giai đoạn 2006 – 2011)

Từ biểu đồ ta thấy, Khánh Hòa luôn luôn được đánh giá thấp hơn Quảng Ninh trong giai đoạn 2009 - 2011. Tuy về điểm số thì Quảng Ninh cũng như Khánh Hòa đều không cải thiện là mấy, nhưng đều có chiều hướng tăng trong năm 2011 vừa qua. Năm 2011, ở Quảng Ninh đạt tỷ lệ là 50.00% DN đánh giá tích cực về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu vực tư nhân, trong khi đó con số của Khánh Hòa là 39.08% thấp hơn cả mức trung vị. Và như thế có nghĩa là các DN trong địa bàn tỉnh đang rất mất niềm tin vào sự công bằng giữa các khối DN tư nhân và DN có vốn đầu tư nước ngoài. Để cải thiện và nâng cao chỉ tiêu này để bắt kịp Quảng Ninh thì trong những năm tới tỉnh cần có những thay đổi thái độ, nhận thức về vai trò của khu vực kinh tế tư nhân.

Biểu đồ 2.16: Tổng hợp chỉ tiêu Cảm nhận của DN về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu tư nhân tỉnh Khánh Hòa so với Bình Định

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo của VCCI giai đoạn 2006 – 2011)

Với sự sụt giảm chung chỉ số PCI của tỉnh Bình Định trong những năm nay thì sự giảm của chỉ tiêu này là điều hợp lý. Sự xa xút nghiêm trọng về điểm số và thứ hạng của tỉnh Bình Định cộng với sự tăng nhẹ của tỉnh Khánh Hòa làm cho vị trí cạnh tranh của Khánh Hòa trong khu vực Duyên hải miền Trung đang thu được kết quả đáng mừng. Năm 2009, theo điều tra của PCI, Bình Định có 54.11 % DN cho rằng chính quyền tỉnh có thái độ tích cực đối với khu vực tư nhân, ở Khánh Hòa con số đó là 39.33% thấp hơn Bình Định là 14.78%. Năm 2011, khoảng cách giữa Khánh Hòa (39.08 %) và Bình Định (42.68 %) chỉ còn có 3.60%, với sự nỗ lực của chính quyền tỉnh Khánh Hòa trong việc cải thiện chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thì tỷ lệ này chắc chắn sẽ được cải thiện một cách rõ rệt trong những năm tiếp theo.

Biểu đồ 2.17: Tổng hợp chỉ tiêu Cảm nhận của DN về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu tư nhân tỉnh Khánh Hòa, Quảng Ninh, Bình Định, Trung

Bình

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo của VCCI giai đoạn 2006 – 2011)

Qua biểu đồ, ta thấy được tình hình biến động của chỉ tiêu Cảm nhận của DN về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu tư nhân tỉnh trong giai đoạn 2009 – 2011. Trong năm 2011, Ngoài Quảng Ninh và Khánh Hòa là có tỷ lệ tăng so với năm 2010, nhưng tăng không đáng kể. Còn lại tỉnh Bình Định và Trung Bình thì lại giảm so với năm 2010. Nhìn chung, trong năm vừa qua thì tất cả các tỉnh so sánh ở trên đều dao động nhỏ xung quanh mức trung bình của cả nước.

Nguyên nhân mà các DN trong địa bàn tỉnh Khánh Hòa lại đánh giá thấp chỉ tiêu này có thể lý giải như sau:

- Có sự phân biệt trong thái độ của chính quyền giữa DN tư nhân và DN có vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là nhất là, trong điều kiện kinh doanh VN vẫn là "nhất thân, nhì quen" Theo nhóm nghiên cứu PCI, quan hệ cá nhân vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc làm ăn của DN. 3/4 số nhà đầu tư, tăng so với tỷ lệ 56,6% năm 2007, cho rằng cần phải có mối quan hệ với cơ quan nhà nước để tiếp cận tài

liệu pháp luật và kế hoạch phát triển của địa phương. Hệ quả là chính quyền địa phương sẽ dành nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp thân quen hơn là cho nhà đầu tư có năng lực kinh doanh giỏi. Và nhà đầu tư phải đầu tư thời gian và nguồn lực vào việc xây dựng, phát triển các mối quan hệ trong khi có thể sử dụng nguồn lực đó phục vụ tốt hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại tỉnh Khánh Hòa trong năm 2010 và 2011 thì chỉ tiêu Cần có "mối quan hệ" để có được các tài liệu kế hoạch của tỉnh (% Rất quan trọng hoặc Quan trọng), luôn được các DN cho là quan trọng hoặc rất quan trọng tương ướng với 78.70% ; 75.28%. Trong năm 2011, tỷ lệ này đã có dấu hiệu giảm nhưng vẫn còn đang ở mức cao.

- Sự phản hồi của các cơ quan nhà nước đối với các DN tư nhân chậm, hay là khi có phản hồi nhưng đó là các biện pháp chưa quyết liệt, chưa giải quyết triệt để các vướng mắc của các DN tư nhân.

- Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ không có tiếng nói đối với chính quyền tỉnh. Bên cạnh đó chỉ tiêu Các hiệp hội DN trong tỉnh đóng vai trò quan trọng trong tư vấn và phản biện các chính sách của tỉnh (% Quan trọng hoặc Rất quan trọng) trong năm 2011 bị đánh giá giảm so với năm 2010, cụ thể: Năm 2010, tỷ lệ các DN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đánh giá về vai trò của các hiệp hội DN là 25.00%, tới năm 2011, chỉ số này chỉ còn 12.50%. Điều này chứng tỏ hiệp hội DN chưa phát huy được vai trò của mình, đồng thời chưa tạo được niềm tin ở các doanh nghiệp trong tỉnh.

- Phần lớn các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh đều đồng ý là tình trạng tham nhũng dưới dạng tiền lót tay cho các cán bộ hành chính địa phương đã giảm rất nhiều và tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng Chính quyền tỉnh sử dụng các quy định riêng của địa phương để trục lợi (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý) đã giảm từ 52.43% của năm 2010 xuống còn 44.83% của năm 2011. Rồi chuyện nhũng nhiễu khi giải quyết các thủ tục hành chính thông thường cho doanh nghiệp cũng ít hơn. Những diễn biến mới này được lý giải rằng: có thể do việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, công khai các quy định pháp luật hay ban hành Luật Phòng chống tham nhũng vào năm 2008... Những ý kiến bi quan hơn thì nói rằng có thể do khu vực

kinh tế tư nhân phát triển mạnh theo chiều rộng nên các trường hợp "phải chi không chính thức" thường rơi vào một số ít doanh nghiệp tư nhân lớn, có tiềm lực mạnh.

Thực trạng, các dự án đầu tư do các nhà đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa là khá chậm, vốn đầu tư thực hiện đạt thấp so với vốn đăng ký, nguyên nhân chính tập trung một số vấn đề sau:

- Cơ chế chính sách, Pháp luật chưa nhất quán, chưa đầy đủ và cụ thể. Thủ tục đầu tư còn khá phức tạp và kéo dài. Các bước thủ tục đầu tư theo các quy định hiện hành về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường…bắt buộc các nhà đầu tư phải thực hiện dẫn đến cần thời gian dài để hoàn tất.

- Công tác quản lý Nhà nước về đầu tư: sự phối hợp thực hiện giữa các ngành, giữa ngành với địa phương còn chưa chặt chẽ, chưa thống nhất.

- Về Quy hoạch: còn nhiều khu vực vẫn chưa có quy hoạch chung, quy hoạch 1/2000, quy hoạch sử dụng đất dẫn đến thiếu cơ sở và khó kêu gọi đầu tư, kho chuẩn bị các bước thủ tục đầu tư.

- Hầu hết các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách đều phải tự thỏa thuận đền bù với dân để có đất thực hiện dự án. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất làm chậm tiến độ thực hiện dự án, không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng thi công công trình. Vướng mắc như vậy là do người dân không hợp tác, không đồng ý thỏa thuận, không thống nhất giá đền bù; hoặc đất không có giấy tờ hợp lệ, người đứng tên sử dụng dụng đất không cư trú trên địa bàn và đã sang nhượng nhiều lần.

- Các dự án do nhà nước thực hiện đền bù cũng gặp khó khăn, nguyên nhân một phần do chưa có các khu tái định cư hoàn thành.

- Điều kiện cơ sở hạ tầng ngoài dự án còn thiếu nên khó đảm bảo dự án kinh doanh hiệu quả sau khi hoàn tất đầu tư, đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Do khủng hoảng tài chính, hạn chế vay tín dụng … cũng ảnh hưởng đến việc huy động vốn thực hiện dựa án.

- Một số Nhà đầu tư chưa tích cực triển khai các bước thủ tục đầu tư, có trường hợp chờ cơ hội để sang nhượng dự án. Một số nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm để triển khai đầu tư hoàn tất dự án.

Do rất nhiều nguyên nhân như thế, dẫn tới sự chậm trễ của các dự án đầu tư. Và khi mà gặp rắc rối, vướng mắc, đôi khi không liên quan đến chính quyền, mà xuất phát từ phía DN nhưng khi được hỏi thì các DN đều đánh giá chỉ tiêu Cảm nhận của DN về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu tư nhân của tỉnh là không tích cực. Vì vậy nên đây cũng có thể là nguyên nhân lý giải chỉ tiêu này trong thời gian qua của tỉnh Khánh Hòa vẫn ở mức thấp.

Một phần của tài liệu các giải pháp cải thiện chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 95 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)