+ Thứ nhất: Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng.
Cán bộ tín dụng của QTDND cơ sở phổ biến cho thành viên về chính sách cho vay của QTDND cơ sở và xem xét các điều kiện của thành viên vay vốn có thể đáp ứng được như: hình thức đảm bảo, thời hạn, lãi suất, điều kiện ràng buộc…., hướng dẫn thành viên lập hồ sơ vay vốn đầy đủ và đúng quy định hiện hành của pháp luật và của QTDND cơ sở.
Hồ sơ vay vốn gồm:
. Đơn xin vay và các loại giấy tờ phản ánh tư cách pháp lý của thành viên. ( Nếu là pháp nhân)
. Tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của thành viên. . Dự án/ phương án vay vốn
. Tài sản đảm bảo tiền vay.
+ Thứ hai: Thẩm định cho vay
Đây là khâu quan trọng nhất trong quy trình cho vay, nếu bước thẩm định này làm tốt thì hạn chế được rủi ro trong hoạt động tín dụng và mang lại hiệu quả kinh tế cho QTDND cơ sở và thành viên. Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm thực hiện bước này: Tức là cán bộ tín dụng thẩm tra lại các thơng tin về thành viên dựa trên hồ sơ mà thành viên đã cung cấp và các nguồn thơng tin khác. Kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ, tài liệu của thành viên cung cấp; khảo sát thực tế. Cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định và kiến nghị cho vay hay khơng cho vay, nếu cho vay thì phải rõ số tiền cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất….. Nếu không cho vay thì nêu rõ lỹ do.
+Thứ ba: Quyết định cho vay.
Giám đốc QTDND cơ sở chịu trách nhiệm thực hiện bước này. Sau khi xem xét tờ trình thẩm định và hồ sơ vay vốn, giám đốc có thể đồng ý hay từ chối cho vay hoặc yêu cầu tái thẩm định, bổ sung kiểm tra lại thông tin. Nếu từ chối cho vay phải nêu rõ lý do. Nếu khoản vay vượt mức phán quyết (đối với giám đốc) thì phải đưa ra hội đồng tín dụng theo quy định hiện hành.
dụng triển khai cho vay hay không cho vay hoặc tái thẩm định, bổ sung, kiểm tra lại thông tin.