Nguyên nhân chủ yếu của các kết quả và hạn chế, yếu kém trong huy động và cho vay tại các quỹ tín dụng tồn dân cơ sở trên địa bàn Thanh

Một phần của tài liệu huy động vốn và cho vay tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 71 - 78)

d. Giai đoạn 4: Quy trình thu hồi nợ vay

2.2.3.4. Nguyên nhân chủ yếu của các kết quả và hạn chế, yếu kém trong huy động và cho vay tại các quỹ tín dụng tồn dân cơ sở trên địa bàn Thanh

Hoá

* Thứ nhất: Nguyên nhân của các kết quả huy động vốn và cho vay tại QTDND cơ sở trên địa bàn.

Đạt được kết quả trên do nhiều nguyên nhân và phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng.

- Nền kinh tế nước ta tiếp tục phát triển ổn định và tăng trưởng. Các yếu tố kinh tế vĩ mô như bội chi ngân sách, lạm phát tuy vẫn trong phạm vi kiểm sốt của Nhà nước, song có ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều lĩnh vực kinh tế và có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động cho vay ngân hàng nói chung, hệ thống QTDND nói riêng, trong đó có QTDND cơ sở. Những tác động có tính chất quyết định nhất đối với QTDND cơ sở, đối với cả hệ thống QTDND, là chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước tiếp tục khẳng định vai trò kinh tế hợp tác trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Chỉ thị 57-CT/TW ngày 10/10/2000 của Bộ Chính trị và quyết định 135/2000/QĐ-TTg ngày 28/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ đã quán triệt nhận thức việc xây dựng và phát triển hệ thống QTDND là một trong những giải pháp quan trọng để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nơng nghiệp, nơng thơn, góp phần thúc đẩy kinh tế hợp tác phát triển đa dạng, phong phú.

- Bên cạnh đó mơi trường pháp luật và xã hội đã tạo những điều kiện thuận lợi cũng như các thách thức mới cho hoạt động huy động vốn và cho vay đối với QTDND cơ sở trên địa bàn. Luật Hợp tác xã, Luật Các tổ chức tín dụng ra đời, đặc biệt sau tổng kết thí điểm, chính phủ đã ban hành Nghị định 48/NĐ - CP về Tổ chức hoạt động của hệ thống QTDND đã tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động của hệ thống. Ngành ngân hàng đang tiếp tục đổi mới, tái cơ cấu tồn diện các tổ chức tín dụng, trong đó hệ thống QTDND sau giai đoạn củng cố chấn chỉnh tiếp tục hồn thiện để phát triển. Chính sách tiền tệ cũng được điều hành theo hướng thận trọng, linh hoạt, kiên định theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, xố bỏ dần các can thiệp hành chính, tạo điều kiện cho các Tổ chức tín dụng nói chung, hệ thống QTDND nói riêng nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Tỉnh Thanh Hố đã xác định vai trị của kinh tế hợp tác đối với phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn nên đã tập trung chỉ đạo, tạo môi trường, hành lang pháp lý thuận lợi cho hệ thống QTDND nói chung, đặc biệt là QTDND cơ sở trên địa bàn phát triển an toàn, hiệu quả.

- Mặt khác bản thân QTDND cơ sở trên địa bàn cũng có nhiều nỗ lực cố gắng vượt qua khó khăn ban đầu, lịng tin đối với thành viên, cơ sở vật chất nhất là đội ngũ cán bộ nhiệt tình tâm huyết xây dựng và phát triển QTDND cơ sở.

Chính vì những ngun nhân trên, hệ thống QTDND cơ sở trên địa bàn Tỉnh Thanh Hố đến nay gồm có 42 Quỹ hoạt động ở 65 xã, phường, thị trấn trong tỉnh và NHNN đang tiếp tục cấp giấy phép cho một số QTD cơ sở mới ra đời và hoạt động. Nhìn chung hoạt động QTDND cơ sở đặc biệt là huy động và cho vay vốn ở khu vực nông nghiệp, nông thôn trong các năm qua đã thu được nhiều kết quả khả quan.

* Thứ hai: Nguyên nhân các hạn chế, yếu kém về huy động và cho vay vốn tại QTDND cơ sở Tỉnh Thanh Hoá

a. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém về huy động vốn tại QTNDN cơ sở trên địa bàn Tỉnh Thanh Hoá

- Nguyên nhân khách quan.

Do sự hình thành nền kinh tế mới và cơ chế quản lý mới.

Gần 40 năm hoạt động, HTXTD đã đóng vai trị quan trọng trong việc thực hiện chính sách kinh tế tiền tệ, tín dụng ở nơng thơn. Nhưng khi nền kinh tế nước ta chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường, nhất là khi tổ chức và hoạt động ngân hàng đã đổi mới căn bản, hoạt động của HTXTD khơng cịn phù hợp, không chuyển hướng kịp thời nên hệ thống HTXTD đã bị đổ vỡ trong khắp cả nước, khơng có khả năng chi trả, khơng thu hồi được nợ cho vay và nhiều HTXTD phải ngừng hoạt động. ở tỉnh Thanh Hố có 498/542 HTXTD phải ngừng hoạt động, chiếm 92%/Tổng số HTXTD. Số HTXTD cịn lại cũng gặp khó khăn về chi trả. Có những địa phương cho đến nay giải quyết chưa dứt điểm tồn đọng do HTXTD để lại. Vì vậy rất ảnh hưởng đến tâm lý của người dân khi

nói đến HTXTD, do đó nhiều người vẫn chưa tin tưởng vào hoạt động của QTDND cơ sở, nên chưa tin tưởng gửi tiền cho QTDND cơ sở, nhất là những món tiền gửi lớn.

- Ngun nhân chủ quan

Cơng tác tuyên truyền, động viên khách hàng một số nơi thực hiện chưa tốt. Một số QTDND cơ sở chưa thực sự linh hoạt trong chính sách huy động vốn như: chính sách lãi suất chưa hợp lý, điều hành chưa linh hoạt, chưa kịp thời, thể hiện: Thị trường lãi suất các NHTM đã thay đổi, nhưng có những QTD cơ sở hàng tháng sau mới điều chỉnh, hoặc khách hàng rút trước hạn khơng tính lãi, trong khi các NHTM khách hàng rút trước hạn được tính lãi suất khơng kỳ hạn... Các sản phẩm huy động vốn còn quá nghèo chưa đa dạng phong phú, chưa hấp dẫn như các NHTM khác.

b. Nguyên nhân hạn chế, yếu kém về cho vay tín dụng tại QTDND cơ sở trên địa bàn.

- Nguyên nhân khách quan:

+ QTDND là mơ hình kinh tế hợp tác hoạt động trên lĩnh vực tín dụng - tiền tệ. Đây là chủ trương mới của đảng và Nhà nước ta. Thời gian thí điểm cho đến nay chưa nhiều nên về cơ chế chính sách chưa đồng bộ, chưa có sự đấu mối, chỉ đạo chặt chẽ từ trung ương đến địa phương( xã, phường nơi có QTDND cơ sở) nên việc tạo điều kiện, hỗ trợ QTDND cơ sở hoạt động có nơi, có lúc cịn bng lỏng, chưa quan tâm dúng mức, như việc hỗ trợ đất để xây dựng trụ sở hoạt động một số nơi cịn gặp khó khăn, chưa đúng với tinh thần Nghị Quyết TW5, khoá IX của Ban chấp hành TW Đảng “về kinh tế Hợp tác”, hoặc là một số địa phương cấp chính quyền chưa quan tâm hỗ trợ QTDND cơ sở trong việc thu nợ, việc phát mại tài sản để thu nợ, chưa tạo hành lang pháp lý cho QTDND cơ sở hoạt động…

+ Với Thanh Hoá, một tỉnh ngành nghề chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp, và hiện có 38/42 QTDND cơ sở hoạt động ở khu vực nông thôn, nên phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu, thiên tai, dịch bệnh như vừa qua là khó tránh được. Đây là

một trong những yếu tố khó khăn trong việc đầu tư của QTDND cơ sở, nhiều rủi ro có thể xảy ra, mà hệ thống QTDND cơ sở chưa có chủ trương xoá nợ, khoanh nợ do bất cứ yếu tố khách quan nào đối với hoạt động của thành viên, của khách hàng.

+ Khách hàng của QTDND cơ sở thành viên chủ yếu là kinh tế cá thể, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ với năng lực tài chính cịn yếu, trình độ và kinh nghiệm hạch toán kinh doanh trong giai đoạn nền kinh tế thị trường, kinh tế hội nhập như hiện nay còn rất hạn chế, chưa theo kịp với những thách thức mới của nền kinh tế, đặc biệt là môi trường kinh tế hiện nay chưa ổn định, nên làm ăn của một số thành viên kém hiệu quả. Đây cũng là nguyên nhân tiềm ẩn rủi ro đối với cho vay tín dụng tại các QTDND cơ sở.

+ Thiếu cơ chế đảm bảo an toàn hệ thống QTDND cơ sở, chưa tạo mơi trường kinh doanh an tồn cho tồn hệ thống QTDND. Thực tiễn hoạt động cho thấy việc thành lập quỹ an tồn là hết sức cần thiết, vì có như vậy mới có một cơ chế hỗ trợ tích cực, kịp thời và hiệu quả khi các QTDND cơ sở gặp khó khăn. Nhưng đến nay Quỹ an toàn vẫn chưa được thành lập, chưa có văn bản quy định về trích lập, sử dụng và quản lý Quỹ an toàn. Hiện nay mỗi khi QTDND cơ sở gặp khó khăn thì QTDND Trung ương đều phải giúp hỗ trợ nhưng nguồn vốn hỗ trợ từ nguồn vốn QTDTW huy động, vốn nội bộ để giải quyết, nếu trong cùng giai đoạn mà phải hỗ trợ nhiều QTDND cơ sở thì QTDTW cũng gặp khó khăn. Gần đây nhất khi thị trường tiền tệ có nhiều biến động phức tạp, hoạt động ngân hàng có nhiều khó khăn thì NHNN đã có chính sách hỗ trợ QTDND cơ sở kịp thời như: Hỗ trợ nguồn vốn chi trả, chủ trương hệ thống QTDND được khoanh nợ khi gặp nguyên nhân bất khả kháng…

+ Về chế độ, thể lệ cho vay của QTDND cơ sở chưa chặt chẽ còn nhiều sơ hở. + Quy định khách hàng được quyền vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng khác nhau, mà khách hàng vay vốn tại QTDND cơ sở là thành viên và chủ yếu vay theo tín chấp. Khi bị rủi ro trong sản xuất, kinh doanh thì khả năng thu hồi vốn của QTDND cơ sở sẽ khó khăn hơn vì khơng có tài sản đảm bảo cho món vay.

- Nguyên nhân chủ quan

+ Vấn đề nhân lực cho hoạt động tín dụng tại các QTDND cơ sở trên địa bàn. Một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự thành bại trong kinh doanh đó là con người - lực lượng lao động có trình độ cao, có kinh nghiệm, năng động, sáng tạo, xử lý công việc nhanh nhạy và trung thực hay ngược lại. Cán bộ tín dụng QTDND cơ sở phần lớn đã qua lớp đào tạo, nhưng mới chỉ dừng ở mức tập huấn nghiệp vụ ngắn ngày, số cán bộ nhân viên làm cơng tác tín dụng và kể cả cơng tác quản lý khác ở QTDND cơ sở được đào tạo chính quy từ trình độ trung cấp trở lên cịn q ít, vẫn cịn khoảng 20% số cán bộ nhân viên làm việc tại QTDND cơ sở chưa qua đào tạo nghiệp vụ nên có nhiều hạn chế. Trong tác nghiệp, nhất là khâu thẩm định cho vay, rất ít cán bộ có đủ khả năng phân tích tổng hợp để cho vay các dự án của thành viên. Tuy nhiên hoạt động cho vay tại các QTDND cơ sở khá đơn thuần, chỉ cho vay trong thành viên, nhưng trong cơ chế thị trường, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống ở khu vực nông nghiệp, nông thôn phát triển với tốc độ nhanh, nhiều dự án đầu tư mang lại hiệu quả cao nhưng hiện nay trình độ cán bộ tín dụng ở QTDND cơ sở cịn nhiều bất cập, cán bộ tín dụng thiếu kinh nghiệm, thiếu thông tin cập nhật giữa các tổ chức tín dụng, chưa tuân thủ đúng quy định về cung cấp thông tin, xác định dư nợ, thiếu tinh thần hợp tác gây tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động cho vay. Công tác đào tạo cán bộ ở QTDND cơ sở hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức, thiếu định hướng và chưa gắn năng lực với vị trí làm việc của từng cán bộ, chưa có cơ chế thực sự khuyến khích người lao động tích cực làm việc.

+ Các giải pháp Marketing như: Nghiên cứu đặc diểm ở từng khu vực địa phương, nhu cầu của từng thành viên, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xác định lãi suất, triển khai các hình thức quảng cáo, khuyến mại, chăm sóc thành viên, khách hàng thực hiện chưa tốt và chưa đồng bộ nên chưa khai thác hết những lợi thế hoạt động của QTDND cơ sở trên địa bàn.

+ Một số QTDND cơ sở chưa nhận thức đúng về tính chất và mục tiêu hoạt động của QTDND, chạy theo lợi nhuận kinh doanh, cho vay sai đối tượng, sai

mục đích, vượt tỉ lệ cho phép dẫn đến chất lượng tín dụng của một số QTDND chưa cao.

+ Nguồn vốn huy động trung, dài hạn còn quá khiêm tốn nên cho vay ở các QTDND cơ sở chủ yếu là cho vay ngắn hạn, tỷ lệ cho vay trung hạn quá thấp so với Tổng dư nợ (Biểu 2.7) nên chưa đáp ứng được nhu cầu mở rộng tín dụng đối với dự án có thời gian thu hồi vốn chậm như: đầu tư trang trại, làng nghề.

+ Chưa đa dạng hoá các phương thức cho vay, QTDND cơ sở trên địa bàn chủ yếu mới áp dụng phương thức cho vay từng lần, các phương thức cho vay khác như: cho vay hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư… hầu như chưa thực hiện. Hình thức cho vay khơng có đảm bảo bằng tài sản còn chiếm tỉ lệ cao trong tổng dư nợ.

+ Cơ chế điều hàng lãi suất chưa linh hoạt, cứng nhắc, thực hiện chính sách đồng loạt khách hàng vay, chưa thực hiện chính sách ưu đãi với từng đối tượng vay, khả năng đẩm bảo món vay… do vậy, ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng, thu hút khách hàng, thành viên có uy tín, có năng lực.

+ Cơng tác kiểm tra kiểm soát cho vay chưa thường xuyên và thiếu chặt chẽ. Cán bộ làm cơng tác kiểm sốt nội bộ tại một số QTDND cơ sở nghiệp vụ chưa sâu, phần lớn chưa được đào tạo bài bản về kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tại một số QTDND cơ sở chưa quan tâm đến cơng tác kiểm sốt nội bộ nên có những sai sót khơng được phát hiện kịp thời để sữa chữa khắc phục.

Mặt khác, công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay thiếu thường xuyên và chặt chẽ, nhiều thành viên vay vốn để sản xuất kinh doanh khơng có hiệu quả, vẫn được tiếp tục cho vay; sử dụng vốn sai mục đích. Nhiều cơng đoạn trong quy trình cho vay chưa được quan tâm đúng mức như xem xét thẩm định dự án trước khi cho vay thiếu những căn cứ khoa học, hiệu quả kinh tế thấp. Nhìn chung là chất lượng cơng tác kiểm sốt chưa cao, còn non yếu về nghiệp vụ, cá biệt có nơi cịn nể nang, khơng mang tính độc lập dẫn đến sai sót trong hoạt động cho vay, khó được phát hiện và khắc phục kịp thời.

QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hố đã có bước tăng trưởng, khối lượng vốn cho vay thành viên phát triển sản xuất kinh doanh, dich vụ đời sống ở khu vực nông nghiệp, nông thôn ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước, cơ cấu đầu tư đã có sự thay đổi phù hợp với tình hình chung. Tuy nhiên, thị phần của QTDND cơ sở vẫn còn rất nhỏ, hoạt động chưa đa dạng, chất lượng chưa cao, cơ cấu cho vay đã có thay đổi dần nhưng vẫn chưa phù hợp, một số QTDND cơ sở có thời điểm chưa đáp ứng đây đủ nhu cầu vốn cho thành viên nhất là những lúc mùa vụ, chưa tương xứng với vị trí vai trị của QTDND cơ sở trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy cần phải có những giải pháp hữu hiệu để hoạt động QTDND cơ sở ngày càng phát triển.

Chương 3

Phương hướng, giải pháp tăng cường huy động vốn và cho vay tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh thanh hoá

Một phần của tài liệu huy động vốn và cho vay tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w