d. Giai đoạn 4: Quy trình thu hồi nợ vay
3.1.2.2. Phương hướng huy động vốn và cho vay tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
* Những thuận lợi và khó khăn đối với huy động vốn và cho vay tại QTDND cơ sở trên địa bàn từ nay đến năm 2020.
- Thứ nhất; những thuận lợi:
+ Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm đến khu vực kinh tế tập thể nói chung và hệ thống QTDND nói riêng.
+ Kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn phát triển theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố sẽ là mơi trường góp phần đảm bảo cho hệ thống QTDND cơ sở tăng trưởng nhanh chóng và phát triển bền vững.
+ Các khn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách đối với hệ thống QTDND nói chung, QTDND cơ sở nói riêng ngày càng được hoàn thiện và phù hợp hơn với đặc thù của loại hình tổ chức tín dụng hợp tác.
+ Bước vào giai đoạn hoàn thiện và phát triển, đặc biệt là với việc thành lập tổ chức liên kết phát triển hệ thống, các QTDND cơ sở sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm để hoạt động ổn định, an toàn và phát triển bền vững.
+ Những kết quả, thành tựu đã đạt được trong thời gian qua đã gây được lòng tin đối với người dân trên địa bàn, ngày càng tin tưởng và tham gia tích cực hơn
vào hệ thống QTDND nói chung và QTDND cơ sở nói riêng. Đây là một trong những yếu tố hết sức thuận lợi để các QTDND cơ sở mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động.
+ Năng lực trình độ và ý thức chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ QTDND cơ sở ngày càng được nâng cao, năng lực quản lý, điều hành và kiểm sốt QTDND cơ sở khơng ngừng được cải thiện sẽ đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu phát triển QTDND cơ sở.
+ Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng khơng ngừng được củng cố và mở rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống QTDND nói riêng, trong đó có QTDND cơ sở đẩy nhanh q trình hiện đại hố thơng qua các chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật từ nước ngoài.
+ Sự ra đời của hiệp hội QTDND Việt Nam góp phần thiết thực vào quan hệ đối nội, đối ngoại của hệ thống QTDND nói chung và QTDND cơ sở nói riêng.
+ Mơ hình tổ chức tín dụng hợp tác, QTDND cơ sở đã khẳng định là mơ hình hoạt động có hiệu quả kinh tế xã hội, đặc biệt phù hợp với đặc điểm nông nghiệp, nông thôn của tỉnh nhà nên QTDND cơ sở từng bước tự cải thiện vị thế của mình, chính vì vậy việc phát triển mở rộng địa bàn hoạt động của từng QTDND cơ sở ở từng khu vực và phát triển mới QTDND cơ sở đã được sự đồng tình ủng hộ và quan tâm của lãnh đạo tỉnh Thanh Hố và các cấp chính quyền địa phương.
- Thứ hai, những khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên, QTDND cơ sở trên địa bàn cũng chịu tác động của những khó khăn như sau:
+ Hoạt động của các loại hình tổ chức tín dụng khác ngày càng hướng tới thị trường khu vực nơng nghiệp nơng thơn, do đó các QTDND cơ sở với phần vốn nhỏ bé như hiện nay cũng phải đương đầu với sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, đặc biệt là trong giai đoạn thị trường tài chính tiền tệ có những diễn biến phức tạp. Trong khi đó hầu như đại bộ phận các QTDND cơ sở đều chưa xây dựng được kế hoạch hay chiến lược tổng thể, nhất là chiến lược phát triển thị trường.
+ Kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn có quy mơ nhỏ lẻ, thường xun bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh tiềm ẩn rủi ro đến việc cho vay và khó khăn hơn đối với huy động vốn tại QTDND cơ sở.
+ Nhu cầu về vốn trung hạn, dài hạn ở khu vực nông nghiệp, nông thôn ngày càng lớn trong khi khả năng nguồn vốn này của các QTDND cơ sở rất hạn chế. Vì vậy QTDND cơ sở sẽ gặp nhiều hạn chế trong hoạt động cho vay.
+ Cơ sở vật chất cịn nghèo, khả năng vốn tự có thấp nên các QTDND cơ sở gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động. + Khả năng thu hút, đào tạo nâng cao trình độ và duy trì đội ngũ cán bộ, nhân viên có năng lực nghiệp vụ QTDND thành thạo cịn rất hạn chế, vì vậy khả năng duy trì sự phát triển tăng trưởng bền vững của các QTDND cơ sở trong giai đoạn hội nhập sẽ gặp rất nhiều khó khắn nếu khơng có những chiến lược và bước đi thích hợp.
Xác định đúng, sát thực tế những thuận lợi, khó khăn liên quan tới vốn và huy động vốn nói chung là một trong những căn cứ để xây dựng phương hướng huy động vốn và cho vay vốn tại các QTDND cơ sở trên địa bàn.
* Phương hướng huy động vốn và cho vay tín dụng tại QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
- Một là, đa dạng hố huy động vốn và cho vay tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn.
+ Thứ nhất, đối với huy động vốn.
Triển khai thực hiện văn kiện Đại hội IX của Đảng và Nghị quyết chuyên đề số 13 - NQTW của hội nghị TW lần thứ 5 về phát huy vai trò của thành phần kinh tế hợp tác, hợp tác xã. Từ thực tiễn hoạt động trong giai đoạn thí điểm và yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới và việc củng cố, chấn chỉnh, từng bước nâng cao năng lực tài chính chuẩn bị cho hội nhập kinh tế của hệ thống QTDND nói riêng và ngành ngân hàng nói chung đã bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và của ngành đề ra với những định hướng chung cơ bản trong giai đoạn 2006-2020; hệ thống QTDND cơ sở cần nâng cao chất lượng hoạt động,
đặc biệt là công tác huy động vốn, là một trong những chức năng quan trọng nhất đối với hoạt động QTDND cơ sở.
Một số mục tiêu chính:
Từ kết quả hoạt động của QTDND cơ sở trên địa bàn qua các năm, đặc biệt là kết quả năm 2007, căn cứ vào nhiệm vụ của QTDND cơ sở và yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, mục tiêu huy động vốn đối với QTDND cơ sở trên địa bàn như sau:
Đối với nguồn vốn huy động cần đa dạng hố các hình thức bao gồm: huy động vốn góp (vốn điều lệ) và huy động vốn tiết kiệm dân cư. Đây là nguồn vốn chủ lực trong tổng nguồn vốn hoạt động tại QTDND cơ sở. Mục tiêu tất cả các QTDND cơ sở hàng năm đều tăng trưởng vốn điều lệ đảm bảo ở quy mô hợp lý, phù hợp với khả năng mở rộng và phát triển của từng QTDND cơ sở.
Đối với nguồn vốn huy động tiết kiệm, đảm bảo là nguồn vốn chủ lực, chiếm tỷ trọng thấp nhất là: 50% trên tổng nguồn vốn hoạt động tại QTDND cơ sở trở lên tại mọi thời điểm.
Số dư tiền gửi tiết kiệm tăng trưởng hàng năm: 15-20% đối với các nguồn vốn huy động khác ngoài nguồn vốn huy động tại chỗ, QTDND cơ sở tăng cường khai thác các nguồn vốn dự án, vốn tài trợ, vốn đi vay... nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ của thành viên.
+ Thứ hai, đối với cho vay tín dụng tại QTDND cơ sở trên địa bàn.
. Quan điểm phát triển cho vay của QTDND cơ sở là kinh doanh khơng vì mục tiêu lợi nhuận nhưng phải bù đắp được chi phí và đảm bảo tích luỹ để phát triển. Đây là mục tiêu chính xun suốt trong q trình hoạt động tại QTDND cơ sở. Vì mơ hình tín dụng hợp tác xuất phát và hình thành hồn tồn trên tinh thần tự nguyện, tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên, nên QTDND cơ sở là tổ chức liên kết hợp tác của bản thân các cá nhân, hộ gia đình trên cùng địa bàn, thơng qua QTDND cơ sở, các thành viên có thể tương trợ, hỗ trợ vốn và được tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ của thị trường tín dụng ngân hàng phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế của họ, phù hợp với khả năng trình độ sản
xuất kinh doanh, dịch vụ ở khu vực nông nghiệp, nông thôn nên sự cần thiết QTDND cơ sở phải đa dạng hoá hoạt động cho vay đối với thành viên.
. Cho vay cơ cấu theo thời gian bao gồm cho vay ngắn hạn (có thời gian cho vay đến 12 tháng) cho vay trung hạn (có thời gian cho vay trên 12 tháng đến 60 tháng) và cho vay dài hạn (có thời gian cho vay trên 60 tháng).
. Đa dạng hố các hình thức, phương thức, đối tượng cho vay, cho vay có đảm bảo, khơng có đảm bảo, cho vay từng lần, cho vay hạn mức, cho vay sản xuất kinh doanh, dịch vụ, trả góp, cho vay các dự án ...
- Hai là, mở rộng và phát triển hệ thống QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh
Để góp phần thực hiện mục tiêu phát triển khu vực kinh tế tập thể đã được Nghị quyết Đại hội Đảng khoá IX và Nghị quyết trung ương V khoá IX xác định: "Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt", "Kinh tế Nhà nước giữ vai trị chủ đạo, kinh tế tập thể có vị trí ngày càng lớn trong nền kinh tế". Từ định hướng trên Ngân hàng Nhà nước xác định mục tiêu chiến lược cụ thể về phát triển hệ thống QTDND trong giai đoạn 2006-2020 như sau:
+ Tiếp tục phát triển và nhân rộng mơ hình QTDND trong cả nước một cách vững chắc đồng thời nghiên cứu cho phép QTDND mở rộng dần các hoạt động nghiệp vụ Ngân hàng khác, phù hợp với trình độ quản lý của QTDND và khả năng giám sát của Ngân hàng Nhà nước, dần dần đưa hệ thống QTDND cùng với các tổ chức tín dụng Nhà nước trở thành nền tảng trong hoạt động tiền tệ, tín dụng, Ngân hàng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Đối với QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trải qua 13 năm hoạt động là một chặng đường chưa dài nhưng với những thành quả đã đạt được khẳng định vai trò quan trọng của QTDND cơ sở đối với phát triển kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn. Vì vậy, trong các năm qua được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thanh Hố, Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tích cực mở rộng địa bàn hoạt động, từ chỗ một QTDND cơ sở ban đầu chỉ được phép hoạt động trong phạm vi xã, phường, thị
trấn, đến nay nhiều QTDND cơ sở đã mở rộng phạm vi hoạt động từ 2-3 xã, mặt khác Thanh Hoá tiếp tục chuẩn bị đủ các điều kiện để thành lập và phát triển mới QTDND cơ sở, theo dự kiến của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thanh Hoá, kế hoạch hàng năm phát triển mới từ 4-5 QTDND cơ sở tập trung ở các khu vực nông nghiệp nông thôn nhằm mục đích tăng cường huy động vốn tại chỗ để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao đời sống ở khu vực nông thôn.
- Ba là, huy động vốn và cho vay tín dụng của QTDND cơ sở góp phần phát triển kinh tế xã hội chủ yếu khu vực nơng nghiệp, nơng thơn Thanh Hố
Trong thực tế ở những nơi có QTDND cơ sở hoạt động người dân sẽ có thuận lợi hơn trong việc mở mang dịch vụ, ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện các mục tiêu xã hội lớn như tạo cơng ăn việc làm, xố đói giảm nghèo, ổn định tình hình trật tự kinh tế, chính trị xã hội... Hiện nay ở nhiều vùng, địa bàn, nhất là vùng sâu, vùng xa, hoặc kể cả nông thôn khi mà Nhà nước và các tổ chức tín dụng thương mại khác cịn gặp khó khăn trong việc tiếp cận đồng vốn đối với người dân thì QTDND cơ sở mang lại hiệu quả cao cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. QTDND cơ sở đã phát huy được tinh thần và nội lực của người dân để người dân giải quyết các khó khăn, vướng mắc của chính bản thân họ, đồng thời thực hiện có hiệu quả các chương trình tiết kiệm, huy động tiềm năng trong nhân dân phục vụ cho đầu tư tại chỗ, tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong cộng đồng dân cư. Nguyên tắc ‘Ba tại chỗ’ (huy động tại chỗ, cho vay tại chỗ, kiểm tra giám sát, quản lý tại chỗ) ‘Bốn cùng’(cùng mục tiêu, cùng tham gia quản lý, cùng chia sẻ trách nhiệm, cùng hưởng lợi) được các QTDND cơ sở vận dụng linh hoạt và phát huy lợi thế.
QTDND cơ sở hướng vào khai thác tốt nguồn vốn tại chỗ trong địa bàn, cần tranh thủ sự ủng hộ mạnh mẽ của các tổ chức tài chính quốc tế thơng qua Quỹ tín dụng Trung ương làm đầu mối.
. Thực tế cho thấy QTDND cơ sở ra đời góp phần cung cấp các dịch vụ tín dụng, Ngân hàng cho dân cư trên địa bàn. Bất kể người dân nào nếu là thành viên cũng
sẽ được hưởng các sản phẩm dịch vụ của QTDND với tư cách vừa là thành viên vừa là khách hàng. Qua hoạt động của QTDND cơ sở, ý thức tiết kiệm và tích luỹ của người dân được nâng cao, những đồng vốn nhàn rỗi được huy động để đưa vào đầu tư phục vụ cho phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, dịch vụ. QTDND cơ sở vừa là người quản lý một phần tài sản của thành viên, vừa là nhà cung ứng vốn cho người dân trên địa bàn nên đảm bảo tính ổn định của đầu tư lâu dài, mặt khác thơng qua các hoạt động tư vấn, hỗ trợ cung cấp thơng tin của QTDND mà trình độ, nhận thức của người dân cũng được nâng cao, nhiều tệ nạn hụi họ, cho vay nặng lãi được hạn chế và được đẩy lùi, ý thức làm ăn, kinh doanh sử dụng đồng vốn được cải thiện rõ rệt. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hố có 42 QTDND cơ sở hoạt động với tổng nguồn vốn (số liệu đến 30/06/2008) là: 451,374 tỷ đồng. Tính trung bình mỗi QTDND cơ sở có tổng nguồn vốn hoạt động là: 10,270 tỷ đồng. Thu hút được 39.327 thành viên tham gia/ Tổng số 42 Quỹ. Thực tế thị trường nông thôn với địa bàn một xã (liên xã) thì lượng vốn như trên có ý nghĩa hết sức to lớn, tạo thêm nguồn lực mạnh mẽ hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Các hoạt động trực tiếp hỗ trợ cho vay người đi xuất khẩu lao động nước ngoài, phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, mở mang dịch vụ... được phát triển. Thành viên, hộ gia đình có điều kiện xố đói giảm nghèo hiệu quả, hỗ trợ tích cực cho địa phương chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng trong nông nghiệp ....
Mặt khác với tư cách là một doanh nghiệp, các QTDND cơ sở đóng góp một cách đáng kể khoản thuế hàng năm cho ngân sách địa phương, trực tiếp tham gia các chương trình phát triển kinh tế xã hội ở xã, phường, thị trấn, hỗ trợ đắc lực nhất cho các hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách kịp thời, tạo ra nhiều việc làm và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Vì vậy huy động vốn và cho vay tín dụng tại các QTDND cơ sở trong nhiều năm qua đã khẳng định vai trị của hệ thống tín dụng hợp tác đối với địa bàn nơng nghiệp, nơng thơn, chính các QTDND cơ sở là một yếu tố kinh tế quan trọng, góp phần nâng cao đời sống, thu nhập của người dân ở các vùng nông thôn, đem lại ổn định trật tự
chính trị, xã hội trên địa bàn, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế hộ gia đình.