d. Giai đoạn 4: Quy trình thu hồi nợ vay
3.1.1.1. Khái quát định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến
Thanh Hoá là một tỉnh nằm ở cực bắc miền Trung, cách thủ đơ Hà Nội 150Km về phía Nam, nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Có diện tích tự nhiên 1.112.033ha. Trong đó diện tích nơng, lâm, ngư nghiệp 809.523ha, có 102Km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000Km2, với những bãi cá, bãi tơm có trữ lượng lớn. Thanh hoá là một trong những tỉnh ở Việt Nam có nguồn tài ngun khống sản phong phú và đa dạng, có 296 mỏ và điểm khống sản với 42 loại khác nhau, nhiều loại có trữ lượng lớn so với cả nước như: đá granit và marble (trữ lượng 2-3 tỷ m2) hệ thống đường thuỷ và đường bộ rất thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế giữa các vùng trong cả nước. Về dân số, lao động đầu vào quan trọng của mọi sự phát triển, ở
Thanh Hố lại có số lượng lớn, tạo điều kiện cho Thanh Hoá khai thác tiềm năng nông nghiệp, nông thôn.
Phương hướng chung phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015
Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tăng nhanh tốc độ phát triển, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu trên tất cả các lĩnh vực, phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển, ưu tiên phát triển các ngành, các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đáp ứng yêu cầu thị trường, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố, đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, tích cực, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với giải quyết tốt những vấn đề xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, từng bước thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, xây dựng Đảng, chính quyền mặt trận và các đoàn thể trong sạch vững mạnh, phấn đấu đến năm 2010 tỉnh Thanh Hoá thoát nghèo và đến năm 2020 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp. Các chỉ tiêu kinh tế từ nay đến năm 2015:
- Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm tăng 12 - 13% trở lên - GDP bình quân đầu người 780 - 800 USD
- Giá trị gia tăng nông, lâm, ngư nghiệp hàng năm tăng từ 5,8-6,5% trở lên; công nghiệp - xây dựng 16,3 - 17,2%.
- Các ngành dịch vụ tăng 11,9-13,1%/năm
- Bảo đảm an ninh lương thực, sản lượng lương thực hàng năm ổn định từ 1,5 triệu tấn trở lên; bình quân lương thực đầu người 400kg trở lên.
- Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu hàng năm tăng 27,6%.
- Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách đến năm 2015 đạt từ 10-12%. - Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt 50.000 - 60.000 tỷ đồng [13].