Đánh giá sơ bộ cơ chế một cửa một dấu

Một phần của tài liệu sh_viet nam thuc hien cam ket_330.91 (Trang 123 - 126)

Điểm mạnh

• Cơ chế một cửa được thiết lập vững chắc trong phạm vi tổ chức địa phương thông qua sự cam kết đầy đủ và hỗ trợ của UBND;

• Việc cung cấp dịch vụ thực sự được cải thiện đáng kể, đặc biệt là đối với người nghèo sống ở các xã miền núi;

• Nhận thức rõ khái niệm và mơ hình cơ chế một cửa trong giới kinh doanh cũng như người dân; • Cơ chế một cửa được biết đến rộng rãi trong người dân, thông qua các tờ rơi quảng cáo và bảng tin trong cơ quan;

• Một diện rộng các dịch vụ (công tác xã hội, giấy phép kinh doanh, công chứng, đăng ký trước bạ, giải quyết khiếu nại và tố cáo của người dân) được cung cấp tại một cơ quan; điều này đem lại hiệu quả cao;

• Đội ngũ cán bộ làm việc trong cơ quan hoạt động theo cơ chế một cửa được biệt phái từ các đơn vị khác tới, giúp đảm bảo sự phối hợp giữa cơ quan một cửa và cơ quan chuyên ngành; • Trang thiết bị tốt

Các cơ hội

• Sự thành cơng của cơ chế một cửa trong số các khách hàng, công dân tạo động lực cho cơng cuộc cải cách hành chính tiếp theo;

• Việc tổ chức cơ quan một cửa trong giai đoạn 2 cần có ảnh hưởng tích cực đến trách nhiệm của đội ngũ cán bộ đối với cơng việc và trình độ chun mơn của họ;

• Trong tương lai, theo chương trình phân cấp của huyện Nho Quan, người đứng đầu cơ quan một cửa có thể có quyền hạn và trách nhiệm nhiều hơn (trong việc cấp đăng ký kinh doanh, chuyển quyền sử dụng đất, công chứng một số loại văn bản và giấy tờ nhất định...);

• Trong giai đoạn hai của việc tổ chức, tất cả những người làm việc trong cơ quan một cửa này sẽ là những người làm việc lâu dài, trong biên chế và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Văn phòng Uỷ Ban Nhân dân, điều này sẽ tạo ra ý thức thuộc về một cơ quan và tinh thần trách nhiệm của các cán bộ làm việc tại cơ quan một cửa.

Điểm yếu

• Một số vấn đề về phối hợp giữa việc cung cấp dịch vụ theo cơ chế một cửa (nhận và trả hồ sơ, quan hệ khác hàng) với quá trình xem xét sử lý trên thực tế các yêu cầu (được quyết định bởi một số quy định và thủ tục);

• Đội ngũ cán bộ làm việc trong cơ quan một cửa thuộc hai cơ quan: làm việc tại bàn cung cấp dịch vụ một cửa và trong cơ quan chuyên ngành; điều này gây trở ngạy cho việc các cán bộ ý thức được họ là một bộ phận cấu thành của cơ quan một cửa;

• Đội ngũ cán bộ cơ quan một cửa khơng có khả năng giải quyết hay giúp đỡ công việc của đồng nghiệp của họ (ở lĩnh vực dịch vụ khác) trong trường hợp người kia vắng mặt hay khi một người khác rất bận;

• Cơ cấu chi và thu của cơ quan một cửa khơng rõ ràng;

• Cơ quan một cửa nằm ở bên cạnh trụ sở cơ quan hành chính huyện, khó tìm và khó nhận dạng.

Các nguy cơ

• Lương của đội ngũ cơng chức ở cấp địa phương là quá thấp;

• Cán bộ của cơ quan một cửa khơng thuộc biên chế chính thức (do các cơ quan của huyện chỉ được phép 10 biên chế cán bộ chun mơn); • Tình trạng tài chính hồn tồn khơng rõ ràng do

thiếu các quy chế cần thiết, cả ở cấp quốc gia cũng như cấp tỉnh.

Dân chủ ở cấp cơ sở

Để giảm nguy cơ thất bại trong quản lý nhà nước ở địa phương, tăng quyền hạn, tính minh bạch và trách nhiệm là các yếu tố quan trọng. Các tổ chức xã hội dân sự có thể đóng một vai trị rất quan trọng trong việc động viên người dân địa phương tham gia có hiệu quả và cất lên tiếng nói của mình trong các quyết định chính sách. Các cơ chế như là Qui chế dân chủ ở cấp cơ sở và các bước dự kiến nhằm tăng cường hiệu lực pháp lý của hệ thống tồ án hành chính, có thể đóng vai trị các cơ chế bảo vệ trong quá trình phân cấp ở Việt Nam.

Qui chế dân chủ ở cấp cơ sở định ra một khuôn khổ mở pháp lý đường cho công tác tham khảo ý kiến, tham gia và tính minh bạch trên một phạm vi rộng các vấn đề liên quan đến cuộc sống của người dân ở cấp xã. Qui chế đề ra các trách nhiệm cụ thể của các cơ quan quyền lực và các hình thức tham khảo ý kiến và sự tham gia của người dân vào việc thực hiện các dự án ở cấp xã, gồm các dự án nước và vệ sinh và các cơng trình hạ tầng phạm vi nhỏ hơn.Thành cơng của việc thực hiện Qui chế dân chủ ở cấp cơ sở vẫn còn khá khiêm tốn (khung 14.4).

Trong lĩnh vực này, một sáng kiến đáng chú ý là Nghị định 93/CP, theo đó trao cho thành phố Hồ Chí Minh một cơ chế đặc biệt, gồm mở rộng quyền tự chủ quản lý trong lĩnh vực lập kế hoạch kinh tế xã hội, quản lý đất đai, phát triển cơ sở hạ tầng và quản lý bộ máy công chức. Luật đất đai mới, và quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị và nông thôn, cũng sẽ chuyển giao một một loạt các trách

gia, ví dụ như cải thiện kết quả y tế và giáo dục. Giảm gánh nặng tài chính về dịch vụ xã hội cho người nghèo là một bước then chốt trong việc đạt được các mục tiêu đề ra. Nhưng việc này cần phải được giải quyết ở cấp địa phương chứ không phải ở cấp trung ương. Tuy Bộ Giáo dục và đào tạo và Bộ Y tế chịu trách nhiệm định ra các ưu tiên và mục tiêu ngành cho toàn quốc, các bộ này lại khơng kiểm sốt hay ngay cả khơng có đủ thơng tin về việc các địa phương phân bổ ngân sách của mình. Đối với giáo dục, 75% tổng chi tiêu được thực hiện ở cấp địa phương (giáo dục tiểu học do huyện và xã quản lý, trung học do tỉnh quản lý) và đối với y tế, khoảng 66% tổng chi do cấp địa phương thực hiện. Ngay cả khoản bổ sung ngân sách từ trung ương cho địa phương cũng được phân bổ theo cách hết sức linh hoạt cho phép các chính quyền địa phương được tự chủ đáng kể trong việc phân bổ lại khoản này. Các cấp chính quyền địa phương cũng có quyền tự chủ trong việc họ huy động nguồn lực tại địa phương với mức bao nhiêu, từ nguồn nào và sử dụng chúng ra sao.

Qui chế dân chủ ở cấp cơ sở là một công cụ mạnh mẽ để cải thiện việc quản lý nhà nước ở cấp địa phương trong bối cảnh phân cấp hiện nay và trong việc gắn các mục tiêu và mục đích quốc gia với ưu tiên của người dân, đặc biệt là những người nghèo. Qui chế này nhằm cải thiện tính minh bạch, sự tham gia rộng rãi của người dân và tính trách nhiệm ở các cấp địa phương và cải thiện luồng thơng tin hai chiều giữa chính phủ và các cơng dân Việt Nam. Đánh giá đói nghèo có sự tham gia của người dân cho thấy rõ nhu cầu của nhân dân được có thơng tin về bản chất và thời hạn của các chính sách và các chương trình cơng cộng có tác động đến đời sống của họ và lịng mong muốn của người dân được có tác động tới các chính sách và chương trình này.

Qui chế dân chủ ở cấp cơ sở được thí điểm vào tháng 5 năm 1998, nhưng bây giờ là lúc cần mở rộng và thực hiện qui chế này trong toàn quốc. Kết hợp với các cải cách khác, đặc biệt là trong lĩnh vực cải cách hành chính và tài chính cơng, nó sẽ cung câp một hệ thống đúng đắn các cơ chế khuyến khích đối với các chính quyền địa phương. Qui chế này có tiềm năng kết hợp tốt hơn tiếng nói của của người nghèo với các ưu tiên quốc gia nêu trong Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo thơng qua cơ chế phản hồi từ dưới lên .

VIỆT NAM: THỰC HIỆN CAM KẾT

nhiệm mới xuống đến cấp quận huyện. Hệ thống khoán chi theo đó các cơ quan thuộc khu vực nhà nước được cung cấp một lượng kinh phí trọn gói để chi trả lương và các chi phí hành chính, sẽ tạo ra sự độc lập hơn trong việc lựa chọn một tập hợp đúng đắn các đầu vào để có thể cung cấp dịch vụ tốt hơn.

Cơng tác kế tốn, kiểm tốn và cơng tác đấu thầu

Đảm bảo minh bạch và trách nhiệm tài chính là một bộ phận quan trọng của quản lý nhà nước tốt. Một nghiên cứu phân tích gần đây về cơng tác kế tốn và kiểm tốn ở Việt Nam đã nhấn mạnh đến một số vấn đề của hệ thống hiện hành. Các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán quốc tế chưa được thực hiện. Cũng cần phải có những kế tốn viên có chất lượng hơn. Bản thân nghề này, và hội Kế toán Việt Nam cần phải được tăng cường. Và vẫn cịn sự kiểm sốt và can thiệp quá mức của chính phủ vào các vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính và kế tốn. (Narayan, 2000, Fritzen 2001, Sáu và Thơng, 2001; Đài tiếng nói Việt Nam, 5 tháng 3 năm 2002).

Về mua sắm, khuôn khổ pháp lý là khá tốt, song hạn chế lại chính là những yếu kém về năng lực thể chế và năng lực của cán bộ. Việc đưa vào áp dụng từ năm 1996 một hệ thống đấu thầu với một số yếu tố cạnh tranh có thể đã tiết kiệm kinh phí đáng kể. Theo tính tốn của chính phủ, năm 1999, khoản tiết kiệm đã lên tới 14% các ước tính

Khung 14.4. Các vấn đề trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở

Các cấp tỉnh và huyện đã không trao trách nhiệm quản lý cho cấp xã. Công tác kế hoạch vẫn được thực hiện theo kiểu từ trên xuống, xã vẫn chỉ có ảnh hưởng hạn chế đến các chính sách. Sự miễn cưỡng từ các cấp hành chính cao hơn được thường ẩn giấu dưới cái gọi là năng lực hạn chế của cấp xã. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, chính những định kiến đã ăn sâu bám rễ đối với người nghèo rằng các cán bộ xã là không đáng tin cậy và khơng được đào tạo để có thể đảm đương những trách nhiệm cao hơn đã cản trở sự thực hiện đầy đủ Qui chế dân chủ ở cấp cơ sở.

Các cán bộ công chức cấp tỉnh không được đào tạo để thay đổi tư tưởng “ áp từ trên xuống” đã ăn sâu trong đầu họ. Cán bộ cấp xã thì chỉ được hướng dẫn rất ít về việc thực hiện nghị định như thế nào. Họ cũng khơng có động cơ để thúc đẩy việc thực hiện.

Theo Qui chế này, Quyết định số 13/2002/QD-BTC của Bộ Tài chính về việc cơng khai các quỹ cơng, những người có trách nhiệm ở xã phải công bố một bản báo cáo dễ hiểu về tài chính hàng năm. Tuy nhiên, cơng tác kiểm tốn ở xã chỉ được thực hiện mang tính tình thế, khoảng 3 năm một lần. Và cũng khơng có một phần thưởng nghề nghiệp nào cho cán bộ xã nếu họ công khai ngân sách hay lập kế hoạch chi tiêu ngân sách với tham gia của người dân theo tình thần của qui chế này.

Đồng thời, theo Qui chế, các Hội đồng nhân dân xã đóng vai trị quan trọng trong việc thực hiện qui chế một cách hữu hiệu. Tuy nhiên, các Hội đồng này mang tính chất hình thức nhiều hơn. Việc sửa đổi sắp tới Luật về Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban Nhân dân các cấp sẽ là một cơ hội để xem xét lại vai trò và chức năng của các cơ quan này.

Cần tiến hành một đánh giá tổng quan các chức năng giám sát để tinh giản vai trò và trách nhiệm của các cơ quan khác nhau tham gia kiểm toán và thanh tra. Đảm bảo rằng Kiểm Tốn Việt Nam có một quan hệ chính thức và trực tiếp với Quốc hội, và cơng khai các báo cáo kiểm tốn là các bước quan trọng để tiến tới có một cơ chế giám sát các tài khoản công một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu sh_viet nam thuc hien cam ket_330.91 (Trang 123 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)