1.2. Nội dung tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức
1.2.3. Bảo đảm hoạt động quản lý cán bộ, công chức
Căn cứ Điều 5 Luật cán bộ, công chức, việc tổ chức quản lý cán bộ, công chức phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước; kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và
phân công, phân cấp rõ ràng; việc sử dụng, đánh gia, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành cơng vụ; thực hiện bình đẳng giới. Nội dung của hoạt động quản lý cán bộ, công chức gồm: tuyển dụng; phân công công tác, sử dụng, đánh gia, phân loại công chức.
- Về tuyển dụng, đây là một trong các nội dung có ảnh hưởng rất quan trọng đến chất lượng thực thi, thừa hành công vụ. Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. Căn cứ vào vị trí việc làm và tiêu chuẩn chức danh công chức (Điều 36); tất cả công dân Việt Nam đủ điều kiện đều có cơ hội như nhau tham gia dự tuyển công chức, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tơn giáo. Bên cạnh đó, về phương thức tuyển dụng, thực hiện tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 Khoá X của Đảng về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý bộ máy nhà nước, việc tuyển dụng người vào các vị trí việc làm tương ứng với ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở xuống thì thực hiện tuyển dụng có thời hạn thơng qua ký hợp đồng làm việc. Việc tuyển dụng người vào các vị trí việc làm tương ứng với ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương trở lên thì thực hiện tuyển dụng lâu dài thơng qua quyết định tuyển dụng. Luật cán bộ, công chức cũng quy định nguyên tắc tuyển dụng công chức (Điều 38) phải đảm bảo bình đẳng, công khai, khách quan, cạnh tranh, đúng pháp luật. Tuyển chọn đúng người, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ và vị trí việc làm. Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có cơng với nước, người dân tộc thiểu số. Người trúng tuyển vào cơng chức trước khi chính thức nhận nhiệm vụ phải qua thời gian thử việc theo quy định của pháp luật.
- Về đào tạo, bồi dưỡng công chức, chế độđào tạo, bồi dưỡng công chức được quy định tại Điều 47 Luật cán bộ, công chức. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cơng chức có trách nhiệm xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao năng lực, trình độ chun mơn,
nghiệp vụ của công chức; tạo điều kiện để công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ của cơng chức. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật. Theo đó, chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức bao gồm đào tạo tiền công vụ; đào tạo khi nâng ngạch và thay đổi chức danh nghề nghiệp cao hơn; đào tạo nhằm bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý; đào tạo để nâng cao trình độ phục vụ u cầu cơng việc. Việc đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào kế hoạch, quy hoạch, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý và tiêu chuẩn của từng vị trí cơng tác ứng với từng ngạch hoặc chức danh công chức.
- Về điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, công chức được quy định từ Điều 50 đến Điều 54 của Luật cán bộ, công chức. Việc sắp xếp công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ của công chức; nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ lãnh đạo, quản lý; yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
- Về đánh giá công chức, việc đánh giá công chức phải căn cứ vào các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm, đạo đức công vụ và gắn với kết quả thưc thi công vụ. Đồng thời, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc đánh giá công chức. Căn cứ vào kết quả đánh gia, công chức được xếp loại theo các mức độ: xuất sắc; tốt; trung; yếu. Cơng chức có 2 năm liên tục bị đánh giá ở mức độ yếu (khơng hồn thành nhiệm vụ) thì áp dụng chế độ cho thôi việc. Theo Điều 55 Luật cán bộ, công chức, đánh gia công chức để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ,
kết quả thực hiện nhiệm vụđược giao. Kết quảđánh giá là căn cứđể bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức. Đánh giá công chức thông qua các nội dung cụ thể như: việc chấp hành đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; thái độ phục vụ nhân dân.
Ngồi những quy định trên, cơng chức lãnh đạo, quản lý còn được đánh giá theo các nội dung: kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp, đoàn kết công chức. Việc đánh giá công chức được thực hiện hàng năm, trước khi bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc thời gian luân chuyển, biệt phái.
1.2.4.Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức
Tổ chức giám sát và đánh giá việc tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, cơng chức thơng qua các hình thức thanh tra, kiểm tra là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao ý thức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức. Giám sát và đánh giá chính là cơ chế hữu hiệu đểđiều chỉnh và xử lý những sai sót nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
Ở từng nội dung cụ thể của pháp luật cán bộ, cơng chức, giám sát và đánh giá có rất nhiều ý nghĩa đối với việc nâng cao hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật. Đây là cơng cụ để kiểm sốt việc thực hiện pháp luật và đặc biệt là để hạn chế sự lạm quyền của cán bộ, cơng chức trong q trình tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật. Giám sát và đánh giá cũng tạo ra áp lực để các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật
phải thực hiện theo đúng trách nhiệm của mình, tránh trường hợp thực hiện không kịp thời nhiệm vụ. Đồng thời giám sát và đánh giá cũng là công cụ để thu thập phản hồi nhằm điều chỉnh bản thân các quy định của văn bản quy phạm pháp luật. Thực tế cũng đã cho thấy có những bài học thành cơng trong việc tổ chức thực hiện pháp luật nhờ thực hiện giám sát một cách chặt chẽ công tác tổ chức thực hiện pháp luật.
Ở góc độ vĩ mô, cơ chế giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật cán bộ, cơng chức nói riêng gắn liền với cơ chế kiểm sốt lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực nhà nước. Kiểm soát quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền được hiểu là một hệ thống những cơ chế được thực hiện bởi Nhà nước và xã hội nhằm giữ cho việc thực thi quyền lực nhà nước đúng mục đích và hiệu quả. Kiểm soát quyền lực nhà nước bao gồm kiểm soát phạm vi hoạt động của cơ quan nhà nước; kiểm sốt q trình thơng qua và sửa đổi Hiến pháp; kiểm soát tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; kiểm soát những người thực thi quyền lực và có thể kiểm sốt từ bên ngồi và bên trong nhà nước. Kiểm sốt từbên ngồi nhà nước là kiểm sốt từ nhân dân và xã hội, kiểm soát từ bên trong là kiểm sốt do chính Nhà nước thực hiện. Trong hệ thống đó, trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật ở tầm vĩ mô của các cơ quan nhà nước sẽ được xác định rõ ràng. Và đây cũng chính là động lực chính trịcơ bản nhất để vận hành có hiệu quả hệ thống cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật.
Bên cạnh đó, cơng tác theo dõi, đơn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật cán bộ, công chức là một nội dung quan trọng trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Kết quả theo dõi, đơn đốc, kiểm tra sau thanh tra có ý nghĩa đặc biệt quan trọng quyết định hiệu lực của hoạt động thanh tra, xác định hoạt động thanh tra có đạt được kết quảđề ra hay không.
Việc tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức cũng như các lĩnh vực pháp lý khác luôn đảm bảo hai giai đoạn: giai đoạn xây dựng cơ sở pháp lý cán bộ, công chức để hình thành quan hệ pháp luật giữa cán bộ, công chức với đơn vị công tác và các chủ thể khác của xã hội, và giai đoạn mỗi cán bộm công chức, cá nhân và tổ chức liên quan tham gia quan hệ pháp luật và thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo luật.