Hoàn thiện quy định về đánh giá công chức

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức của chính quyền địa phương cấp tỉnh – từ thực tiễn tỉnh Lạng Sơn (Trang 73 - 75)

3.2. Các giải pháp bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả của tổ

3.2.4. Hoàn thiện quy định về đánh giá công chức

Trong thời gian tới, để hoạt động đánh giá công chức ở tỉnh Lạng Sơn mang lại hiệu quả như mong muốn, trước hết Uỷ ban nhân dân tỉnh cần nhanh chóng ban hành Quy chế về đánh giá cơng chức cấp tỉnh (trên cơ sở các quy định của Luật Cán bộ, cơng chức và Nghịđịnh số56/2015/NĐ-CP của Chính phủ).

Các quy định về đánh giá công chức ở tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới cần được ban hành theo hướng trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp sử dụng cơng chức. Cụ thể:

- Về quyết định các tiêu chí và phương pháp đánh giá công chức: bên

cạnh việc tuân thủ các “tiêu chí cứng” do Đảng, Chính phủ và Bộ Nội vụ quy định, các sở, ngành ở tỉnh Lạng Sơn cần được trao thẩm quyền quyết định các tiêu chí và nội dung đánh giá công chức thuộc quyền quản lý, căn cứ vào các tiêu chí do Bộ quản lý ngành hoặc các điều kiện đặc thù ở địa phương cũng như điều kiện thực tế làm việc của cơ quan mình. Các “tiêu chí mềm” do các sở, ban ngành xây dựng cũng có thể thay đổi linh hoạt, thậm chí theo hằng năm, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và văn hoá của tổ chức cũng như đối tượng mà cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh có chức năng phục vụ. Nên đổi mới việc chấm điểm theo thang điểm từ 0-100 như hiện nay sang các cấp độ đánh giá “tốt, khá, trung bình, kém”. Đối với một sốcơ quan có tính chất cơng việc đặc thù có thể áp dụng các phương pháp đánh giá như sát hạch định kỳ hoặc đánh giá qua xử lý tình huống thực tế. Các phương pháp đó cũng phải đảm bảo phù hợp với tính chất cơng việc của từng cơ quan để tránh tình trạng đối với tất cả các cơng việc đều được áp dụng phương pháp đánh giá giống nhau. Đặc biệt, cần lưu ý đến ý kiến đánh giá của chủ thể nghĩa là người dân khi đánh giá đối với công chức làm việc tại bộ phận “một cửa”.

- V xác định ch thđánh giá công chức: Cần giao trách nhiệm đánh giá chất lượng thực thi công việc cho các cơ quan sử dụng công chức, đảm bảo người sử dụng công chức được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Đây cũng là một trong những nguyên tắc trong quản lý nhân sự, người lãnh đạo đơn vị là người giao và kiểm sốt cơng việc. Do vậy, chỉ có họ mới có khả năng nắm bắt được hoạt động của công chức và có trách nhiệm cá nhân với kết quả mình đánh giá. Ý kiến tập thểđồng nghiệp chỉ mang tính chất tham khảo.

- V xác định thm quyn x lý kết quđánh giá: cần trao quyền tự quyết cho các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Lạng Sơn trong việc xử lý kết quả đánh giá. Theo đó, cơ quan sử dụng công chức phải được quyền sử dụng

kết quả đánh giá để tiến hành khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm và đào tạo, bồi dưỡng. Cần có cơ chế quy trách nhiệm đối với những công chức thực thi công việc kém; tiến hành thanh tra nhằm phát hiện những sai sót, tiêu cực trong q trình thực thi cơng vụ, đồng thời động viên kịp thời đối với những cơng chức có kết quả thực thi cơng vụ tốt.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức của chính quyền địa phương cấp tỉnh – từ thực tiễn tỉnh Lạng Sơn (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)