3.2. Các giải pháp bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả của tổ
3.2.6. Tăng cường kiểm tra, tổng kết rút kinh nghiệm trong tổ chức
Bốn là, chỉ đạo, định hướng đối với việc đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức trong phạm vi toàn tỉnh, đảm bảo phát huy hiệu quả.
Năm là, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ thực hiện tổ chức pháp luật cán bộ, công chức.
Sáu là, thực hiện tốt các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức.
Cơ chế quản lý nhà nước đối với tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức của tỉnh cịn thể hiện thơng qua hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác thực hiện pháp luật cán bộ, cơng chức các cấp trong tỉnh. Trong đó, hoạt động của Hội đồng phối hợp thực hiện pháp luật cán bộ, công chức cần được thực hiện thường xuyên, chủ động và có hiệu quả. Hội đồng phối hợp công tác tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức các cấp cần xây dựng và hoạt động theo quy chế, thường xuyên thực hiện hướng dẫn nghiệp vụ và bồi dưỡng định kỳ, đảm bảo nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ trong tỉnh. Bên cạnh đó, Hội đồng phối hợp cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp trong tỉnh cũng cần tăng cường các hoạt động kiểm tra định kỳvà đột xuất đối với hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức của các cơ quan ban, ngành trong tỉnh nhằm đưa công tác này ngày càng chất lượng và hiệu quả hơn.
3.2.6. Tăng cường kiểm tra, tổng kết rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức. thực hiện pháp luật cán bộ, công chức.
Kiểm tra là một hoạt động quan trọng trong quản lý nhà nước. Thông qua kiểm tra, các cơ quan của Đảng, các cơ quan nhà nước phát hiện được
những ưu điểm, khuyết điểm, tìm ra những nguyên nhân để từ đó có những giải pháp phù hợp cho hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức đạt hiệu quả cao. Thực tế ở tỉnh Lạng Sơn thời gian qua cho thấy, công tác kiểm tra trong tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức chưa thường xun, nhiều khi chỉ mang tính hình thức, việc kiểm tra chưa có kế hoạch nên kết quả cịn hạn chế nhưchưa đánh giá được hiệu quả của hoạt động. Vì vậy, trong thời gian tới cần xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên đề về tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức nhằm tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động này. Nội dung kiểm tra cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Một là, kiểm tra nội dung tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức theo đúng định hướng.
Hai là, kiểm tra việc ban hành chương trình, kế hoạch triển khai, thực hiện sự chỉđạo của cấp trên về tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức.
Ba là, xây dựng kế hoạch kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra đột xuất đối với tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, cơng chức.
Bên cạnh đó, cần tiến hành hoạt động tổng kết rút kinh nghiệm sau khi thực hiện các chương trình, kế hoạch về tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức để đánh giá kết quả đạt được, tìm ra nguyên nhân hạn chế, thiếu sót và bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch, trên cơ sở đó hồn thiện, bổ sung nội dung, thay đổi cơ chế phân công, phối hợp, hình thức và phương thức tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay. Đồng thời, thông qua tổng kết, tìm ra mơ hình tổ chức đạt hiệu quả, kịp thời khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc nhằm khích lệ, động viên và thu hút đối tượng tham gia vào công tác tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức của tỉnh Lạng Sơn.
3.2.7. Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức.