3.3. Nhóm giải pháp cụ thể đối với tỉnh Lạng Sơn
3.3.2. Nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ,
môn cấp tỉnh.
Hiện nay, công tác quản lý cán bộ, công chức chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn được giao cho Sở Nội vụ thực hiện. Sở có vai trị quan trọng trong việc tham mưu cho lãnh đạo tỉnh về tất cả các công việc liên quan tới cán bộ, công chức, từ việc quản lý hồsơ, lý lịch, chứng chỉ, bằng cấp đến việc giải quyết các vấn đề liên quan tới chế độ, chính sách của cán bộ, công chức như: tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá theo các quy định của pháp luật. Do đó, có thể nói, việc tiến hành thực thi các quy định về quản lý công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh có đạt được hiệu quả cao hay không phụ thuộc nhiều vào việc đổi mới công tác tổ chức – cán bộ của đơn vị này.
Trong điều kiện đẩy mạnh phân cấp quản lý cán bộ, công chức của tỉnh, Sở Nội vụ cần làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo sở và tỉnh về các nội dung liên quan tới quản lý cán bộ, cơng chức, trong đó cần chú trọng vào một số nội dung chủ yếu sau:
- Về tuyển dụng công chức: cần nghiên cứu và áp dụng những cách thức mới trong hoạt động chuyên môn về tuyển dụng để làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo trong việc tuyển dụng công chức vào cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh để đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch gắn với việc xây dựng quy chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhằm lựa chọn được những cơng chức thực sự có năng lực vào cơ quan nhà nước, đồng thời ngăn ngừa hiện tượng tuyển dụng theo con đường thân quen, hối lộ.
- Vềđào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Sở Nội vụ và các phịng, ban phụ trách cơng tác tổ chức – cán bộ ở các sở trên địa bàn tỉnh cần tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo sở, lãnh đạo tỉnh đổi mới công tác lập kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng và đổi mới phương thức cũng như nội dung đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo sát thực tế, hướng vào các vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong q trình thực thi cơng vụ và góp phần nâng cao kỹnăng hành chính của đội ngũ cơng chức của tỉnh. Bên cạnh đó, cần tiếp tục nghiên cứu đổi mới cách thức phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm trong quản lý, sử dụng công chức trên địa bàn tỉnh để tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo phù hợp với các đối tượng và mang lại hiệu quả thiết thực.
- Về bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý: trong quá trình giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng dự thảo quy chế về bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý cần nghiên cứu, tham mưu cho các lãnh đạo theo hướng đề xuát cải tiến công tác quy hoạch công chức lãnh đạo theo hướng công khai, rõ ràng, khách quan, khơng để tình trạng “quy hoạch treo” (quy hoạch rồi để đấy, vừa có tính chất kéo dài thời gian thử thách, vừa có tính chất loại trừ vì để lâu sẽ
“q tuổi”, “q hạn”). Chính thực trạng này cũng tạo hậu quả tiêu cực, kích thích một bộ phận công chức tham vọng chức quyền, nảy sinh hối lộ, chạy chọt. Thực trạng này hiện nay không phải là hiếm ở nhiều cơ quan hành chính nhà nước nói chung.
- Về đánh giá công chức: nghiên cứu, tham mưu cho lãnh đạo đổi mới việc nhận xét, đánh giá, phân loại công chức theo hướng căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, cơng khai hố, tiêu chuẩn hố các tiêu chí đánh giá, phân loại công chức. Không nhất thiết và không cần phải bỏ phiếu kín hay “phần trăm hố” khi bình bầu các danh hiệu “lao động tiên tiến” hay “chiến sĩ thi đua”. Việc bỏ phiếu kín chỉ nên áp dụng đối với việc thăm dị tín nhiệm và bầu cử lãnh đạo. Cịn nếu bỏ phiếu kín để bình bầu những việc đã cơng khai rõ ràng thì đó chỉ là cách ngầm chỉ đường cho những trị gian lần, “cánh hẩu” với nhau của một bộ phận cán bộ, cơng chức mà thơi.
Bên cạnh đó, cần tham mưu cho các cấp lãnh đạo đổi mới công tác thi đua – khen thưởng trong các cơ quan hành chính nhà nước để đảm bảo tính thiết thực, khắc phục bệnh thành tích và chủnghĩa hình thức của công tác này trong thời gian qua.
3.3.3. Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý