Những hạn chế, bất cập trong công tác tổ chức thực hiện pháp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức của chính quyền địa phương cấp tỉnh – từ thực tiễn tỉnh Lạng Sơn (Trang 54)

2.3.1. V qun lý, s dng biên chế công chc, s lượng người làm vic và hợp đồng lao động 68: vic và hợp đồng lao động 68:

Khó khăn trong quản lý, sử dụng biên chế công chức, viên chức:

- Năm 2015, Bộ Nội vụ đã phê duyệt danh mục vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nhưng chưa có văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể về định mức biên chế tối thiểu tương ứng với từng vị trí việc làm. Đến ngày 01/6/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế cơng chức. Tuy nhiên, việc quy định định mức biên chế công chức vẫn phải chờ các Bộ, ngành Trung ương quy định hoặc hướng dẫn. Do vậy khó khăn trong việc giao biên chế cho các cơ quan, tổ chức hành chính trên địa bàn tỉnh phù hợp với vị trí việc làm đã được phê duyệt.

- Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, có quy định việc tăng biên chế chuyên trách cho các Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay, tỉnh Lạng Sơn chưa được Chính phủ, Bộ Nội vụ giao bổ sung biên chế công chức cho các Ban của HĐND theo quy định.

- Việc quy định, từ năm 2015 đến hết năm 2021 phấn đấu tinh giản biên chế tối thiểu 10% biên chế được giao năm 2015 dẫn đến việc các cơ quan, tổ chức, đơn vị không đảm bảo biên chế để thực hiện nhiệm vụ do sốlượng biên chế bị cắt giảm nhiều, đặc biệt là đối với các đơn vị sự nghiệp bố trí người làm việc theo định mức (số giáo viên/lớp đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo, số bác sỹ/giường bệnh đối với đơn vị sự nghiệp y tế).

35 Nguồn: “Báo cáo kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy; quản lý, sử dụng biên chế công chức, sốlượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và hợp đồng lao động giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”, Báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn năm

- Thực hiện Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn miền núi giai đoạn 2013-2020 (Đề án 500), tỉnh Lạng Sơn thực hiện tiếp nhận và bố trí đối với 24 đội viên trí thức trẻ tình nguyện về cơng tác tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Trong tổng số 24 đội viên trí thức trẻ tình nguyện tăng cường cho các xã trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, đến thời điểm hiện tại, có 03/24 đội viên được tuyển dụng vào công chức cấp xã và tuyển dụng vào viên chức trong đơn vị sự nghiệp cơng lập; cịn 21/24 đội viên cịn lại, gặp khó khăn trong việc tuyển dụng, bố trí các đội viên sau khi hoàn thành nhiệm vụ, kết thúc Đề án vào tháng 7/2020. Bên cạnh đó, hiện nay chưa có quy định về việc tuyển dụng cơng chức không qua thi tuyển, tiếp nhận vào viên chức đối với các đối tượng này.

Khó khăn, vướng mắc về hợp đồng lao động 68:

- Đối với các cơ quan, tổ chức hành chính: Hiện nay, việc giao hợp đồng 68 cho các cơ quan, tổ chức hành chính trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được giao cho các vị trí bảo vệ, tạp vụ, lái xe, đây là những vị trí việc làm cần thiết, có tính chất ổn định lâu dài, phải có đểđảm bảo cho các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trịđược UBND tỉnh giao. Trong năm 2020 tỉnh Lạng Sơn mới thực hiện giao giảm được 08/34 chỉ tiêu theo yêu cầu của Bộ Nội vụ. Ngoài ra, hiện nay các hợp đồng 68 trên địa bàn tỉnh đã thực hiện ký các hình thức hợp đồng lao động theo quy định tại Nghịđịnh số161/2018/NĐ-CP).

- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn việc giao chỉ tiêu hợp đồng lao động theo Nghịđịnh số68/2000/NĐ-CP đối với các đơn vị sự nghiệp công lập chủ yếu giao chỉ tiêu cho các vị trí: Bảo vệ(cơ bản mỗi cơ quan, đơn vị 01 chỉ tiêu), nấu ăn đối với các trường PTDT nội trú, bán trú và các trường Mầm non mà có tổ chức nấu ăn cho học sinh theo định mức quy định tại Điều 6, Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào

tạo và BộTrưởng Bộ Nội vụQuy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức sốlượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non cơng lập. Những vị trí này là những cơng việc cần thiết, mang tính chất ổn định lâu dài tại các cơ quan, đơn vị. Với sốlượng đơn vị sự nghiệp cơng lập chưa được giao quyền tự chủ hiện có trên địa bàn tỉnh và định mức quy định như trên thì nhu cầu hợp đồng lao động theo Nghịđịnh số68/2000/NĐ-CP trong các đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủtrên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là khoảng 2.238 chỉ tiêu36 (s lượng ch tiêu hợp đồng ti thiu đối với các ĐVSN cấp tnh gm 01 đến 02 bo v, 01 tp vụ; các ĐVSN cấp huyn gm 01 bo v, 01 tp v(chưa bao gm ch tiêu hợp đồng nấu ăn theo định mức học sinh đối với các cấp học mầm non, trường nội trú, trường bán trú theo Thông tư quy định ca B Giáo dục và Đào tạo) thì tng s ch tiêu hợp đồng lao động trong đơn vị s nghip công lập đã cao hơn rất nhiu so vi s ch tiêu hợp đồng mà B Ni vđã thẩm định trong năm 2020). Do đó, thực hiện việc giao giảm số lượng hợp đồng lao động theo ý kiến của Bộ Nội vụ địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong q trình tổ chức triển khai thực hiện. Bên cạnh đó việc thực hiện xã hội hố đối với các vị trí hợp đồng lao động 68 trong các đơn vị sự nghiệp cơng lập gặp khó khăn trong q trình triển khai thực hiện do: Lạng Sơn là tỉnh miền núi, đường xá đi lại khó khăn và nhất là những xã xa trung tâm huyện, thị khơng có cơ sở dịch vụ ăn uống lớn và đủ điều kiện cung cấp suất ăn theo số lượng, chất lượng của nhà trường yêu cầu

(đối vi các bữa ăn của tr tại các trường Mm non hin nay phi tính khu phần ăn trên phần mm cho tng bữa ăn của tr đảm bo khu phần năng lượng theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ GD&ĐT và thực hin xây dng thực đơn 10 ngày khơng lặp li, vì vy nếu để nhà hàng cung cp thì s khơng đảm bo sc khe cho tr); khó kiểm sốt

36Được thể hiện tại 196/BC-UBND ngày 28/5/2020 của UBND tỉnh Lạng Sơn về kế hoạch sốlượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Lạng Sơn năm 2021 đã được gửi đến Bộ Nội vụ.

được vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định. Đối với dịch vụ cung cấp bảo vệ thì một số cơ quan, đơn vị đã triển khai nhưng hiện nay trên địa bàn tỉnh việc cung cấp bảo vệ từ các Công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ còn rất hạn chế, những đơn vị ở xa trung tâm huyện, thị khơng có Cơng ty cung cấp dịch vụ bảo vệ.

Khó khăn trong việc giao biên chế cho các hội đặc thù:

Kết luận số 102-KL/TW ngày 22/9/2014 của Bộ Chính trị về hội quần chúng có chỉ đạo: “Đối với các hội đã được giao biên chế, kinh phí hoạt động giữ ổn định đến hết năm 2016; từ năm 2017 đến năm 2020 từng bước thực hiện khốn kinh phí hoạt động cho hội theo lộ trình phù hợp”. Tuy nhiên, tại Thơng báo số 158-TB/TW ngày 02/01/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Kết luận số 102-KL/TW của Bộ Chính trị khố XI về hội quần chúng trong tình hình mới có chỉđạo các cơ quan, đơn vị có liên quan ban hành tiêu chí làm cơ sở để giao biên chế. Do các kết luận chưa thống nhất về việc thực hiện biên chế đối với các tổ chức hội nên trong quá trình triển khai thực hiện gặp khó khăn, vướng mắc.

Khó khăn trong triển khai vị trí việc làm:

- Đối với VTVL công chức: Đến nay, tỉnh Lạng Sơn đã phê duyệt bản mô tả cơng việc và khung năng lực vị trí việc làm đối với 100% các cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, ngày 01/6/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức (có hiệu lực từ 01/7/2020), theo đó quy định các Bộ, ngành có trách nhiệm hướng dẫn về VTVL công chức nghiệp vụ chuyên ngành, định mức biên chế vị trí việc làm và cơ cấu ngạch cơng chức. Do đó, mặc dù Nghị định số 62/2020/NĐ-CP đã có hiệu lực nhưng chưa đủ cơ sởđể triển khai thực hiện.

- Đối với VTVL trong đơn vị sự nghiệp: Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ về vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp

công lập quy định thẩm quyền quyết định VTVL do Bộ Nội vụ nhưng đến ngày 10/10/2016, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2016. Theo đó, Chính phủ phân cấp thẩm quyền quyết định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhằm đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ, tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp cơng lập hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Tuy nhiên, hiện nay Nghị định và Thơng tư hướng dẫn thực hiện vị trí việc làm đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được sửa đổi, bổ sung. Do đó, trong q trình triển khai thực hiện gặp những khó khăn nhất định.

2.3.2 Nhng tn ti, hn chế và nguyên nhân ca việc đào tạo bi dưỡng cán b, công chc. dưỡng cán b, công chc.

a) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, công tác tham mưu, phối hợp giữa các cơ quan liên quan chưa thật sự hiệu quả; công tác quản lý chương trình, đánh giá sau đào tạo chưa được thực hiện chặt chẽ; trong xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm, còn một sốđơn vị chưa xác định đúng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; chưa quan tâm, chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc lĩnh vực ngành quản lý.

b) Một số cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo đại học, sau đại học theo nhu cầu cá nhân (ngoài kế hoạch), chưa đảm bảo quy định về chuyên ngành đào tạo và vị trí việc làm. Cịn có một số trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đăng ký đi đào tạo các chuyên ngành không thực sự cần thiết, chưa phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhiệm.

c) Chỉ tiêu bồi dưỡng đối viên chức chưa đạt được mục tiêu theo kế hoạch giai đoạn đã đề ra do một số chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp chưa được các bộ ngành quản lý viên chức ban hành kịp

thời để địa phương có cơ sở triển khai thực hiện (ngành Y tế, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thơn, ngành Văn hóa...). Bên cạnh đó, theo quy định tại Nghịđịnh số101/2017/NĐ-CP của Chính phủ, kể từ ngày 21/10/2017 viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng không được hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước, dẫn đến còn nhiều viên chức chưa sẵn sàng, chủđộng đăng ký đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực cơng tác do cịn nhiều khó khăn về kinh tế.

d) Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước trước khi bổ nhiệm lãnh đạo quản lý đã được triển khai, nhưng kết quả đạt được chưa đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đề ra do quy định đối với tiêu chuẩn lãnh đạo, quản lý (các cấp) chưa được cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời, đồng bộ, dẫn đến các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa quan tâm, chú trọng đến việc cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các khóa bồi dưỡng (nội dung bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp sở, cấp huyện chỉ tiêu đạt thấp do các năm 2016-2018 số lượng học viên đăng ký tham gia không đủ mở lớp, vì vậy Học viện Hành chính Quốc gia không triển khai tổ chức theo kế hoạch).

đ) Một số nội dung bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chỉ có một sốcơ sởđào tạo thuộc bộ, ngành Trung ương có đủ điều kiện để tổ chức, mức thu học phí cao cũng ảnh hưởng đến công chức, viên chức đăng ký theo học với hình thức xã hội hóa do mức thu nhập của cơng chức, viên chức cịn thấp.

e) Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng tại nước ngoài, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 135/QĐ-UBND ngày 20/01/2020 của UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng trung hạn, ngắn hạn tại nước ngồi đối với cán bộ, cơng chức tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030”, tuy nhiên việc cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng tại nước ngoài trong năm 2020 chưa thực hiện được do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

g) Việc đánh giá chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng theo Thông tư số 10/2017/TT-BNV ngày 29/12/2017 của Bộtrưởng Bộ Nội vụđã được triển khai thực hiện, tuy nhiên do số liệu mẫu biểu đánh giá lớn, sốlượng học viên tham gia các lớp bồi dưỡng nhiều, phải thực hiện thủ công, mất nhiều thời gian để tổng hợp, đến nay mới thực hiện đánh giá tại một số lớp bồi dưỡng dài ngày, chưa phản ánh được đầy đủ thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng hiện nay.

h) Sốlượng người có trình độ chun mơn cao được thu hút về tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 đạt tỷ lệ thấp (33 người, đạt 13,8% kế hoạch). Những người được hưởng chính sách thu hút đa số là sinh viên mới ra trường được tuyển dụng mới, chưa có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác, do đó chưa có những đóng góp nổi trội mang tính đột phá cho tỉnh. Bên cạnh đó Lạng Sơn là tỉnh miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội cịn nhiều khó khăn nên chính sách thu hút chưa đủ mạnh để thu hút nhân tài từnơi khác về làm việc lâu dài cho tỉnh.

2.4. Mt s bài hc kinh nghim rút ra t thc tin t chc thc hin pháp lut cán b, công chc ca tnh Lng Sơn.

Để tiếp tục tăng cường thực hiện tốt về tổ chức bộ máy; quản lý, sử dụng biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và hợp đồng lao động trong giai đoạn tiếp theo, tác giả kiến nghị Chính phủ, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành Trung ương một số nội dung sau:

Một là, đề nghịđiều chỉnh quy định về tiêu chuẩn quy mô dân số và diện tích tự nhiên đối với ĐVHC cấp xã theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 để phù hợp với điều kiện thực tế đối với ĐVHC cấp xã tại các tỉnh thuộc khu vực miền núi có các yếu tố đặc thù về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên bị chia cắt, dân cư phần lớn là người dân tộc thiểu số, phân bố không tập trung để các địa phương có cơ sở định hướng quy hoạch, sắp xếp các ĐVHC cấp xã phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Hai là, xem xét giao bổ sung số lượng người làm việc37 của tỉnh năm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức của chính quyền địa phương cấp tỉnh – từ thực tiễn tỉnh Lạng Sơn (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)