3.2. Các giải pháp bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả của tổ
3.2.7. Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Việc củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, cơng chức của tỉnh Lạng Sơn có ý nghĩa quan trọng, là một trong những cơ sở để nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức của tỉnh. Để thực hiện hoạt động này, trước tiên cần có sự quan tâm sâu sát của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Tỉnh đối với việc tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức.
Tập trung nguồn nhân lực, vật lực cho đối tượng làm công tác tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức tại cơ sở, có định hướng đột phá góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phát huy được vai trị tích cực của hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc tham gia thực hiện pháp luật cán bộ, công chức chấp hành pháp luật.
Đối với tỉnh Lạng Sơn nói riêng thì mục tiêu của tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức cần được xác định theo những mục tiêu đã được định hướng như đã nêu ở trên. Theo đó, tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức cần được thực hiện nghiêm minh và đầy đủ theo những mục tiêu chung tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức đã được Đảng và Nhà nước định hướng. Đồng thời, trên cơ sở điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh, cũng cần xác định những mục tiêu riêng, cụ thể cho phù hợp. Vấn đề có tính chất trọng tâm là cần hướng tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức vào việc xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật của các cán bộ, công chức trong tỉnh Lạng Sơn. Đây có thể nói vừa là yêu cầu vừa là biện pháp thực hiện đem lại hiệu quả cao đối với tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay. Bởi lẽ, khi cán bộ, công chức nhận thức được việc phải tự giác chấp hành pháp luật là địi hỏi của chính bản thân mình thì họ sẽ cố gắng tự học hỏi, nghiên cứu sâu, tiếp thu lượng thông tin một cách phong phú và có chọn lọc.