3.2. Các giải pháp bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả của tổ
3.2.2. Hoàn thiện quy định về đào tạo, bồi dưỡng
Hiện nay, ở nhiều địa phương như: Thành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh đều đã ban hành Quy định về quản lý công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh, trong đó có phân cơng, phân cấp cụ thể hơn về đối tượng; nguyên tắc; nội dung; hình thức; điều kiện; quyền lợi; nghĩa vụ; thẩm quyền trong việc cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng; về đền bù chi phí và chếđộ khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng cũng như trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, viên chức ở địa phương mình.
Để đưa hoạt động này đi vào nề nếp, trong thời gian tới, bên cạnh việc nghiên cứu, xây dựng dự thảo về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức và lao động của tỉnh Lạng Sơn theo Luật cán bộ, công chức, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn cũng cần phải sớm ban hành Quy định quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh như nhiều tỉnh đã thực hiện và đạt hiệu quả tốt. Trong đó, cần quy định rõ trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc thống nhất quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở địa phương thông qua Sở Nội vụ là cơ quan tham mưu và giúp việc về lĩnh vực này. Đồng thời, cần tăng thêm thẩm quyền cho Sở Nội vụ trong việc trực tiếp tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng cho công chức ở địa phương.
Bên cạnh đó, cũng cần quy định thẩm quyền cho các cơ quan sử dụng công chức được quyền tự chủ trong xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cơng chức thuộc thẩm quyền mình trực tiếp quản lý trên cơ sở đánh giá đúng nhu cầu đào tạo. Các cơ quan trực tiếp sử dụng công chức cũng cần được quy định về quyền được tham gia thiết kế nội dung khoá học cho phù hợp với nhu cầu cơng việc của viên chức; có quyền tìm kiếm các quan hệ đối tác để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho cơng chức của mình theo nhu cầu công việc.
Để việc tổ chức triển khai thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đạt được hiệu quả, chất lượng những năm tiếp theo, tác giả kiến nghị, đề xuất với Bộ Nội vụnhư sau:
Một là, Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã thống nhất trên cả nước, có đề án hỗ trợ các tỉnh miền núi, biên giới có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khókhăn trong việc triển khai, áp dụng phầm mềm quản lý cán bộ công chức, viên chức tại các địa phương.
Hai là, xây dựng các chương trình, đề án về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới để các địa phương thống nhất thực hiện và đề xuất với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có cơ chế, chính sách hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương đối với các tỉnh cịn khó khăn, chưa tự cân đối được ngân sách để thực hiện các chương trình, đềán được phê duyệt.
Ba là, tham mưu trình Chính phủ sớm ban hành Nghị định quy định về tiêu chuẩn đối với cán bộlãnh đạo, quản lý các cấp để có cơ sở triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn lãnh đạo, quản lý đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.
Bốn là, thường xuyên tổ chức các chương trình hội nghị, hội thảo để trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức các chương trình tập huấn, học tập kinh nghiệm ở nước ngồi đối với cán bộ, cơng chức làm cơng tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng.