Số hộ vay và số món vay các năm 2015-2017

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay phát triển kinh tế hộ nghèo thông qua ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên (Trang 62)

Chỉ tiêu Số hộ vay Tỷ lệ hộ vay (%)

Tổng số món vay trong 3 năm 285 142,5

Món vay năm 2015 178 89,0 Món vay năm 2016 63 31,5 Món vay năm 2017 44 22,0 Vay 1 món 117 58,5 Vay 2 món 81 40,5 Vay 3 món 3 1,5

Kết quả điều tra cho thấy: trong tổng số 200 hộ nghèo vay vốn đã được điều tra tại các xã nghiên cứu được trình bày ở bảng 2.1 của chương 2, trong vòng 3 năm 2015, 2016 và 2017 đã có tổng số 285 món vay từ ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Bình. Như vậy số hộ vay đã đạt tỷ lệ 142,5%. Trong đó năm 2015 có 178 hộ vay, chiếm tỷ lệ 89% tổng số hộ điều tra. Năm 2016 có 63 hộ vay, chiếm tỷ lệ 31,5% tổng số hộ điều tra. Năm 2017 có 44 hộ vay vốn, chiếm tỷ lệ 22% tổng số hộ điều tra. Nếu tính riêng theo món vay, có 117 hộ vay 1 món (chiếm tỷ lệ 85,8%), 81 hộ (chiếm tỷ lệ 40,5%) vay 2 món và 3 hộ (chiếm 1,5%) vay 3 món trong vịng 3 năm 2015, 2016 và 2017 (Bảng 3.1).

Trị giá mỗi khoản vay bình quân là 31,3 triệu đồng, được đánh giá khá đồng đều giữa các hộ vay (độ lệch là 11,7 triệu đồng, hệ số biến động đạt 37,4%), tuy còn rất khiêm tốn so với nhu cầu hộ nghèo. Trong đó các hộ nghèo ở xã Thanh Ninh vay với trị giá mỗi khoản vay đạt cao nhất (39,7 triệu đồng), tiếp đến là các hộ nghèo ở xã Lương Phú (34,1 triệu đồng), thấp nhất là xã Tân Hịa, một xã thuộc diện chương trình 135, có trị giá mỗi khoản vay đạt bình qn 25,8 triệu đồng (Bảng 3.2).

Bảng 3.2. Trị giá trung bình khoản vay, lãi suất và thời hạn vay phân theo xã

Tên xã

Trị giá trung bình mỗi khoản vay

(triệu đồng)

Lãi suất mỗi khoản vay (%/tháng, năm) Thời hạn mỗi khoản vay (tháng) Lương Phú 34,1 6,7 36,0 Tân Hòa 25,8 6,6 35,5 Thanh Ninh 39,7 6,8 39,8 Trung bình 31,3 6,7 36,6 Phương sai 11,7 0,4 5,7

Như vậy, nếu xét theo khu vực khó khăn, các hộ nghèo sống ở khu vực được hưởng đầu tư của chương trình 30a hay 135 (gọi tắt là khu vực 30a/135) có trị giá trung bình mỗi khoản vay thấp hơn, chỉ đạt 25,8 triệu đồng/khoản vay, trong khi đó nhóm hộ nghèo sống tại các khu vực khó khăn khác có trị giá trung bình mỗi khoản vay lớn hơn, bình quân đạt 36,7 triệu đồng (Bảng 3.3). Về lãi suất và thời hạn vay vốn: Mỗi khoản vay có lãi suất bình quân 6,7% năm với thời hạn mỗi khoản vay kéo dài bình quân 36,6 tháng (Bảng 3.2 và bảng 3.3).

Bảng 3.3. Trị giá trung bình khoản vay, lãi suất và thời hạn vay

Khu vực khó khăn Trị giá trung bình mỗi khoản vay (triệu đồng)

Lãi suất mỗi khoản vay (%/tháng, năm) Thời hạn mỗi khoản vay (tháng) Khu vực khác 36,7 6,7 37,7 Khu vực 30a/135 25,8 6,6 35,5 Trung bình 31,3 6,7 36,6 Phương sai 11,7 0,4 5,7

Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2018

Việc tiếp cận được các nguồn vốn vay sẽ giúp cho hộ nghèo giải quyết được việc thiếu vốn trong sản xuất hay tiêu dùng. Tuy nhiên, tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện của từng hộ mà nguồn vốn trên có tác động tích cực hay tiêu cực đến bản thân của hộ nghèo. Đa số hộ nghèo đều gặp khó khăn về nguồn vốn, do đó đồng vốn vay rất quan trọng, nó là chất xúc tác khơng thể thiếu được cho mọi hoạt động sản xuất của nơng dân. Tuy nhiên, cũng cần có kế hoạch sử dụng vốn vay để có thể tăng tính hiệu quả của đồng vốn hợp lý.

Bảng 3.4. Trị giá mỗi khoản vay và mục đích vay vốn

Mục đích vay vốn Số lượng món vay Tỷ lệ (%) Trị giá mỗi khoản vay (triệu đồng)

Đầu tư và tiêu dùng 161 56,5 34,7

Tổng số 285 100,0 31,3

Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2018

Các hộ nghèo rất cần vay vốn. Đánh giá về mục đích vay vốn của các hộ nghèo, kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng số 285 món vay, có 161 món vay (chiếm tỷ lệ 56,5% tổng số món vay) nhằm để vừa đầu tư cho sản xuất lẫn cả tiêu dùng (gọi tắt là đầu tư và tiêu dùng) với trị giá mỗi khoản vay đạt bình qn 34,7 triệu đồng. Có 124 món vay dùng để đầu tư sản xuất kinh doanh, chiếm tỷ lệ 43,5% với trị giá mỗi khoản vay đạt thấp hơn, bình quân là 26,8 triệu đồng (bảng 3.4). Do vậy, muốn sử dụng vốn vay tốt và có hiệu quả các hộ nghèo phải sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong hồ sơ vay vốn tuyệt đối khơng dùng số tiền vay được để trả nợ hay đem tiêu dùng vì như vậy đến kỳ hạn trả nợ hộ nghèo không trả được nợ và ngân hàng sẽ không cho vay tiếp.

Lượng vốn vay là tổng số tiền, được tính bằng triệu đồng, đã vay từ các món vay từ ngân hàng CSXH huyện Phú Bình. Đây là chỉ tiêu khác với trị giá mỗi khoản vay vì có một số hộ vay 2 món, thậm chí có hộ đã vay 3 món như đã phân tích ở trên. Kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng số 200 hộ điều tra, nếu phân theo mục đích vay, lượng vốn vay trung bình của nhóm hộ vay để vừa đầu tư sản xuất kinh doanh vừa cho tiêu dùng là 37 triệu đồng/hộ, cao hơn so với nhóm hộ vay vốn chỉ để đầu tư sản xuất kinh doanh (đạt 27,5 triệu đồng/hộ). Tương tự như vậy, khu vực 30a hay 135 có tổng lượng vay là 26,4 triệu đồng/hộ, thấp hơn so với hộ sinh sống ở khu vực khác (39,2 triệu đồng/hộ). Tổng lượng vốn vay ở xã Thanh Ninh là cao nhất, trung bình (39,7 triệu đồng/hộ), tiếp đến là Lương Phú (38,8 triệu đồng/hộ), thấp nhất là tại xã Tân Hòa, là xã 135, chỉ đạt 26,4 triệu đồng/hộ. Lượng vốn vay bình quân là 32,8 triệu đồng/hộ. Trị giá mỗi khoản vay thấp và lượng vốn vay thấp là một

vấn đề đang được các hộ nghèo quan tâm, rất cần được ngân hàng xem xét để nâng mức cho vay cũng như lượng vốn vay để hộ nghèo đầu tư sản xuất kinh doanh (Bảng 3.5).

Bảng 3.5. Lượng vốn vay phân theo mục đích vay, khu vực và xãMục đích các khoản vay Lượng vốn vay (triệu đồng) Mục đích các khoản vay Lượng vốn vay (triệu đồng)

Đầu tư và tiêu dùng 37,0

Đầu tư sản xuất kinh doanh 27,5

Trung bình 32,8

Khu vực khó khăn Lượng vốn vay (triệu đồng)

Khu vực khác 39,2

Khu vực 30a/135 26,4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trung bình 32,8

Lượng vốn vay (triệu đồng)

Lương Phú 38,8

Tân Hịa 26,4

Thanh Ninh 39,7

Trung bình 32,8

Như vậy, các cán bộ ngân hàng cần tư vấn hỗ trợ và giám sát việc sử dụng vốn của hộ nghèo để kịp thời phát hiện những trường hợp sử dụng vốn sai mục đích sẽ ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ sau này.

3.2. Thu nhập và chi tiêu bình quân hộ nghèo vay vốn từ ngân hàngChính sách xã hội Chính sách xã hội

Thu nhập của hộ được xem là tiêu chí quan trọng nhất để các cấp chính quyền dựa vào đây xem xét hộ nghèo và cơng khai bình chọn đưa vào danh sách để được hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền địa phương.

Như vậy để xem xét khả năng thốt nghèo của các nơng hộ, chúng ta so sánh thu nhập bình quân đầu người của hộ với mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn, nếu các hộ có khả năng thốt nghèo thì mức thu nhập bình quân đầu người của hộ phải cao hơn mức chuẩn nghèo đã được quy định.

Kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng số 200 hộ nghèo vay vốn đã điều tra, bình quân mỗi hộ có thu nhập 18,1 triệu đồng/năm, chi tiêu bình qn mỗi hộ nghèo vay vốn đến 20,1 triệu đồng/năm. Trong đó bảng 3.5 cho thấy: Các hộ nghèo ở xã Tân Hịa có thu nhập và chi tiêu bình qn năm đạt thấp nhất (15,6 triệu đồng và 16,9 triệu đồng), tiếp đến là xã Thanh Ninh (18,5 triệu đồng và 22,8 triệu đồng), cao nhất là xã Lương Phú với các giá trị tương ứng là 22,2 triệu đồng và 23,8 triệu đồng (Bảng 3.6). Tương tự như vậy, các hộ nghèo sống tại khu vực 30a hay 135 có thu nhập và chi tiêu thấp hơn so với các nhóm hộ sống tại các khu vực khó khăn khác với các trị số tương ứng là 15,6 triệu đồng và 16,9 triệu đồng so với 20,5 triệu đồng và 23,3 triệu đồng (Bảng 3.7).

Bảng 3.6. Thu nhập và chi tiêu từ vay vốn phân theo xã ((triệu đồng/năm)

Tên xã Thu nhập Chi tiêu

Lương Phú 22,2 23,8

Tân Hòa 15,6 16,9

Thanh Ninh 18,5 22,8

Trung bình 18,1 20,1

Phương sai 9,3 8,8

Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2018

Như vậy, chi tiêu của hộ nghèo vay vốn đều cao hơn so với thu nhập của hộ vay vốn, chứng tỏ chưa có sự tích lũy đối với các hộ nghèo trong nghiên cứu này, chỉ ra rằng sự phức tạp của tín dụng nơng thơn và cho vay đối với hộ nghèo, cũng như tính chất phức tạp và khó khăn trong việc giảm nghèo đối với hộ nghèo ở nước ta. Đây là điểm rất đáng lưu ý, rất cần có những nghiên cứu tiếp theo.

Bảng 3.7. Thu nhập và chi tiêu từ vay vốn phân theo khu vực khó khăn

(triệu đồng/năm)

Khu vực khó khăn Thu nhập Chi tiêu

Khu vực khác 20,5 23,3

Trung bình 18,1 20,1

Phương sai 9,3 8,8

Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2018

Để giải quyết được nhu cầu này phải có những nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo với mục đích tìm ra một số giải pháp giúp hộ nghèo sử dụng vốn vay hiệu quả hơn, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, tự vươn lên thốt nghèo, tạo mơi trường thuận lợi và góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Điều đáng chú ý là có sự khác nhau về thu nhập và chi tiêu của hộ nghèo vay vốn với mục đích khác nhau. Kết quả điều tra cho thấy: Hộ nghèo vay vốn để đầu tư vừa cho cả sản xuất và cả tiêu dùng có thu nhập đạt bình qn 20,4 triệu đồng/năm, chi tiêu đạt 22,3 triệu đồng/năm, cao hơn so với những nhóm hộ vay vốn từ ngân hàng CSXH chỉ để đầu tư sản xuất kinh doanh với các giá trị tương ứng là 15,1 triệu đồng/năm và 17,2 triệu đồng/năm (Bảng 3.8). Đây cũng là điểm rất đáng chú ý, rất cần được nghiên cứu ở mục tiếp theo.

Bảng 3.8. Thu nhập và chi tiêu từ vay vốn phân theo mục đích vay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(triệu đồng/năm)

Mục đích vay Thu nhập Chi tiêu

Đầu tư và tiêu dùng 20,4 22,3

Đầu tư sản xuất kinh doanh 15,1 17,2

Trung bình 18,1 20,1

Phương sai 9,3 8,8

Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2018

3.3. Yếu tố tác động đến thu nhập và chi tiêu của hộ nghèo vay vốn từngân hàng Chính sách xã hội ngân hàng Chính sách xã hội

Theo nhiều tác giả, hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo phần nào thể hiện qua số lãi có được từ lượng vốn vay và tỷ trọng giữa lãi và lượng vốn sử

dụng cho sản xuất cũng như thông qua thu nhập và chi tiêu của hộ nghèo trước khi vay và sau khi vay vốn. Vì vậy trong đề tài này, chúng tơi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay thông qua thu nhập và chi tiêu từ lượng vốn đã vay.

Hiệu quả kinh tế từ các khoản tín dụng được đo lường thơng qua các giá trị kinh tế hộ nghèo có được thơng qua việc sử dụng các nguồn vốn tín dụng, như chỉ tiêu về thu nhập ổn định, có khả năng vươn lên thốt nghèo và làm giàu, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định kinh tế, phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Cần lưu ý rằng, trên thực tế, để tăng trưởng và phát triển khơng chỉ hồn toàn chỉ phụ thuộc vào số lượng vốn (ở đây là vốn vay) nhiều, mà cơ bản là phụ thuộc vào việc quản lý và sử dụng vốn đã vay như thế nào cho hiệu quả nhất.

Bảng 3.9. Các biến sử dụng trong mơ hình hồi quy

Tên biến Nội dung biến

1. Biến phụ thuộc (Biến được giải thích)

Thu nhập (Y1) Thu nhập bình qn của hộ được tính bằng triệu đồng trên năm Chi tiêu (Y2) Chi tiêu bình qncủa hộ được tính bằng triệu đồng trên năm

2. Biến độc lập (Biến giải thích)

Tuổi (X1) Tuổi của chủ hộ được tính bằng số năm Giới tính (X2)

Biến giả định. Giá trị là 1 nếu chủ hộ là nam, giá trị 0 nếu chủ hộ là nữ. Giả thiết rằng chủ hộ là nam có lợi thế về thu nhập và chi tiêu hơn so với chủ hộ là nữ

Học vấn (X3) Trình độ học vấn của chủ hộ (Biểu thị thông qua số năm đi học)

Nhân khẩu (X4) Số nhân khẩu trong hộ Lao động (X5) Số lao động trong hộ

Khu vực (X6)

Biến giả định. Giá trị là 1 nếu hộ điều tra thuộc khu vực 30a hoặc 135, nhận giá trị 0 nếu hộ thuộc khu vực khác ngoài khu vực vừa mô tả trên đây với giả thiết rằng hộ thuộc khu vực 30a hoặc 135 sẽ có lợi thế về thu nhập và chi tiêu hơn so với chủ hộ ở khu vực khác

Khoảng cách (X7) Khoảng cách từ hộ đến điểm gần nhất của NHCSXH tính bằng Km

kinh doanh, nhận giá trị 0 nếu để đầu tư và tiêu dùng, với giả thiết rằng nếu mục đích vay để sản xuất kinh doanh thì sẽ có lợi thế hơn so với vay vốn để đầu tư và tiêu dùng Lượng vốn vay (X9) Tổng số vốn đã vay từ ngân hàng CSXH tính bằng triệu đồng

Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2018

Theo nhiều chuyên gia, việc tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn tín dụng được xem là một cơng cụ quan trọng góp phần phá vỡ vịng luẩn quẩn nghèo đói. Tuy nhiên, khơng phải cứ hỗ trợ vốn là người nghèo có thể thốt nghèo. Vì vậy, các chương trình tín dụng hộ nghèo cần đi kèm với những chương trình giảm nghèo khác như chương trình khuyến nơng, đào tạo nâng cao năng lực sản xuất cho hộ nghèo, đào tạo nâng cao trình độ sử dụng vốn,… Các nguồn vốn hỗ trợ cũng cần được xem xét kỹ đến nhu cầu, khả năng sử dụng vốn của hộ nghèo.Tại mỗi địa phương khác nhau, với đặc điểm dân cư khác nhau, trình độ phát triển sản xuất khác nhau nên yêu cầu đối với nguồn vốn hỗ trợ cũng có những điểm khác nhau. Do vậy, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay sẽ là căn cứ quan trọng để đưa ra các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả tín dụng hộ nghèo từ các ngân hàng Chính sách xã hội.

Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu là hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo thì đề tài sử dụng phương pháp hồi quy đa biến với biến phụ thuộc trong mơ hình là thu nhập và chi tiêu từ lượng vốn vay của hộ nghèo, được giải thích theo bảng 3.9 và đã được diễn giải trong phần Phương pháp nghiên cứu.

Mơ hình hồi quy có dạng: Y = a + b1X1 + b2X2 + …+bkXk Trong đó:

Biến phụ thuộc Y gồm Y1 và Y2. Trong đó, Y1 là thu nhập bình qn của hộ nghèo vay vốn được tính bằng triệu đồng trên năm từ lượng vốn vay (đơn vị tính: ngàn đồng). Biến phụ thuộc Y2 là chi tiêu bình quân của hộ nghèo vay vốn được tính bằng triệu đồng trên năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các biến tuổi (X1), giới tính (X2), học vấn (X3), nhân khẩu (X4), lao động (X5), khu vực (X6), khoảng cách tự nhà đến địa điểm giao dịch của ngân hàng CSXH (X7), mục đích vay (X8) và lượng vốn vay (X9) là các biến độc lập, tức là biến giải thích. Chi tiết mơ tả các biến trong mơ hình hồi quy đa biến được trình bày ở bảng 3.9.

Bảng 3.10 mô tả các biến số với giá trị trung bình và độ lệch chuẩn trong mơ hình hồi quy đa biến thơng qua điều tra 200 hộ nghèo. Có sáu biến định lượng trong mơ hình hồi quy này gồm: tuổi(X1), học vấn (X3), nhân khẩu (X4), lao động(X5), khoảng cách từ nhà đến địa điểm giao dịch của ngân hàng (X7) và lượng vốn vay (X9). Có ba biến giả định là giới tính (X2) nhận giá trị là 1 nếu chủ hộ là nam, giá trị 0 nếu chủ hộ là nữ, giả thiết rằng chủ hộ nghèo vay vốn là nam giới sẽ có thu nhập và chi tiêu bình quân hộ cao hơn chủ hộ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay phát triển kinh tế hộ nghèo thông qua ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên (Trang 62)