Xuất tư vấn, tập huấn kỹ năng quản lý tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay phát triển kinh tế hộ nghèo thông qua ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên (Trang 86 - 98)

(%/tổng số hộ điều tra)

Chú thích: Điểm 1 thể hiện mức độ quan trọng cao nhất.

Nguồn: Thiết kế của tác giả dựa trên số liệu điều tra.

Giải pháp tư vấn, tập huấn kỹ năng quản lý tài chính dường như khơng được đánh giá cao. Bằng chứng là có đến 32.5% cho rằng nó rất khơng quan trọng và 13.5% cho rằng khơng quan trọng. Chỉ có 13% cho rằng đây là giải pháp rất quan trọng.

3.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho vay của hộnghèo qua NHCSXH trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên nghèo qua NHCSXH trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn vay đối với nhóm hộ giàu và khá được đánh giá là cơng việc vốn dĩ khơng hề đơn giản, do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo lại càng khó khăn và phức tạp gấp bội lần. Trong bối cảnh thực hiện công tác giảm nghèo cùng với tính chất trong tín dụng nơng thơn và vay vốn của hộ nghèo ở địa phương; dựa trên các kết quả đã nghiên cứu ở trên, một số giải pháp sau được đề xuất để các bên liên quan cân nhắc.

* Nhóm giải pháp đối với ngân hàng Chính sách xã hội

Đa số hộ nghèo đều gặp khó khăn về nguồn vốn, do đó đồng vốn vay rất quan trọng, nó là chất xúc tác không thể thiếu được cho mọi hoạt động sản xuất của nông dân. Lượng vốn vay là nhân tố có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến thu nhập và chi tiêu của hộ nghèo vay vốn, tức là đến hiệu quả của sử dụng vốn vay. Vì vậy, ngân hàng cần nghiên cứu tăng giá trị khoản vay so với mức hiện tại do có đến 56% số ý kiến cho rằng đây là giải phát rất quan trọng. Ngoài ra, với mức vay cao nhất, các ràng buộc cần được xem xét một cách linh hoạt tuỳ thuộc vào tình huống. Mức cụ thể nên căn cứ vào từng đối tượng và tình huống và cần có một nghiên cứu chuyên biệt.

Mở rộng mục đích cho vay đến các đối tượng vay khác có tiềm năng và các lĩnh vực đầu tư, tiêu dùng phù hợp. Lý do là có đến 67.5% cho rằng giải pháp mở rộng mục đích cho vay là rất quan trọng và quan trọng.

- Tăng thời hạn cho vay cho phù hợp với từng đối tượng vay, mục đích sử dụng và tình hình kinh tế - xã hội cụ thể, vì có đến 45% số ý kiến cho rằng giải pháp này rất quan trọng và quan trọng.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện sống còn để hộ nghèo vay vốn phát triển vững mạnh. Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của hộ nghèo thì người quản lý phải khai thác, sử dụng các nguồn lực một cách triệt để, không để vốn nhàn rỗi; nâng cao năng lực người quản lý tài chính; sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả; quản lý vốn chặt chẽ đúng mục đích, khơng để thất thốt; tính tốn sử dụng các nguồn vốn để đưa vào sản xuất kinh doanh.

Dù so với các gói vay giảm nghèo khác và so với các tổ chức tài chính vi mơ, lãi suất của nguồn vốn này là khá phù hợp, nhưng vẫn có đến 47% số ý kiến đề xuất giảm hơn nữa để giảm gánh nặng lãi vay phải trả.

Thực hiện nghiêm túc kế hoạch kiểm tra, giám sát vì đó là chìa khóa để phát hiện ra các sai sót để có biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời. Chỉ đạo sát sao việc xử lý nợ xấu, kiên quyết thu hồi nợ đọng.

* Nhóm giải pháp đối với chính quyền địa phương các cấp

Chính quyền địa phương các cấp (nhất là cấp huyện) cần giúp đỡ hộ nghèo trong việc tư vấn hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, cũng như có các chương trình nhằm giúp hộ nghèo có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để cùng nhau làm ăn có hiệu quả, những mơ hình làm ăn có hiệu quả sẽ được cán bộ tuyên truyền để các hộ cịn lại có thể học hỏi kinh nghiệm tìm được một mơ hình phù hợp giúp hộ nghèo có thể thốt nghèo. Đối với những hộ làm ăn có hiệu quả cần chia sẽ kinh nghiệm cho các thành viên cịn lại để có thể tăng thu nhập và cải thiện mức sống.

Giúp đỡ các hộ vay sử dụng vốn hiệu quả; thực tế ở nhiều địa phương cho thấy nhiều hộ vay (nhất là các hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn…) khơng biết cách làm ăn (kiến thức kỹ thuật và kiến thức quản lý của hộ vay rất hạn chế). Vì vậy, để nâng cao tính bền vững của nguồn vốn này, ngoài việc cho vay, NH CSXH cần phối/kết hợp với các bên liên quan để tập huấn kỹ năng đầu tư, tư vấn hướng đầu tư cho khách hàng của mình. Có thể xem đây là một trong những tiêu chí quyết định có cho vay hay khơng. Căn cứ của đề xuất này là có đến 47% ý kiến cho rằng nó rất quan trọng và quan trọng.

Nâng cao năng lực người quản lý lãnh đạo cấp huyện và xã. Do vậy họ phải là những người có sự hiểu biết và có tầm nhìn chiến lược trong việc phát triển sản xuất kinh doanh của hộ nghèo cũng như toàn bộ địa phương.

Phối hợp cùng ngân hàng CSXH xử lý nghiêm túc, dứt điểm từng khoản nợ khi người vay sử dụng vốn vay sai mục đích, bị rủi ro bất khả kháng, khơng có khả năng trả nợ hoặc bỏ đi khỏi địa phương.

* Nhóm giải pháp cho các hộ nghèo

- Đa số hộ nghèo đều gặp khó khăn về nguồn vốn, do đó đồng vốn vay

rất quan trọng, nó là chất xúc tác không thể thiếu được cho mọi hoạt động sản xuất của nơng dân. Tuy nhiên, cũng cần có kế hoạch sử dụng vốn vay để có

thể tăng tính hiệu quả của đồng vốn hợp lý. Lựa chọn phương án kinh doanh,

phương án sản phẩm: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, quy mơ và tính chất sản xuất, kinh doanh không phải do chủ quan của hộ nghèo vay vốn quyết định, mà do thị trường quyết định. Khả năng nhận biết, dự đoán thị trường và nắm bắt thời cơ,... là những yếu tố quyết định thành công hay thất bại trong kinh doanh. Vì vậy, giải pháp đầu tiên có ý nghĩa quyết định hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn là làm thế nào để hộ nghèo có thể lựa chọn đúng đắn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm. Các phương án kinh doanh, phương án sản phẩm phải được xây dựng trên cơ sở tiếp cận thị trường để quyết định quy mô, chủng loại, mẫu mã, chất lượng và giá bán sản phẩm. Để làm được điều này rõ ràng rất cần sự hỗ trợ từ các bên trong cả hệ thống.

- Muốn sử dụng vốn vay tốt và có hiệu quả các hộ nghèo phải sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong hồ sơ vay vốn tuyệt đối không dùng số tiền vay được để trả nợ hay đem tiêu dùng vì như vậy đến kỳ hạn trả nợ hộ nghèo không trả được nợ và ngân hàng sẽ không cho vay tiếp.

- Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay: Người vay phải nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm trong vay vốn, sử dụng vốn vay. Không ngừng học tập, trao đổi kinh nghiệm về sản xuất, kinh doanh để nâng cao năng lực quản lý và sử dụng vốn vay, tăng hiệu quả của đồng vốn.

- Tích cực tham gia vào các buổi sinh hoạt tổ TK&VV, các buổi tập huấn về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn cách thức làm ăn,...

* Nhóm giải pháp tăng cường hoạt động Marketing

Để sản xuất kinh doanh đáp ứng tối đã nhu cầu thị trường, các hộ nghèo vay vốn cần phải hiểu biết và vận dụng tốt phương pháp Marketing. Marketing có vai trị đặc biệt quan trọng trong khâu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Sản phẩm tiêu thụ nhanh làm rút ngắn thời gian luân chuyển vốn, do đó khả năng sử dụng vốn hiệu quả nhiều hơn.

Các hộ nghèo phải được tổ chức huấn luyện đào tạo chuyên trách về vấn đề tìm hiểu thị trường để thường xun có được những thơng tin đầy đủ, chính xác, tin cậy về diễn biến của thị trường. Trên cơ sở đó các hộ nghèo có thể kịp thời thay đổi phương án kinh doanh, phương án sản phẩm, xác định phương thức tiêu thụ sản phẩm và chính sách giả cả hợp lý.

Có đến 42% số ý kiến cho rằng giải pháp tập huấn, tư vấn tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm là rất quan trọng và quan trọng. Vì thế, việc lồng ghép cơng tác tập huấn, tư vấn tìm kiếm thơng tin thị trường để tiêu thụ sản phẩm là rất cần thiết để đảm bảo tính bền vững của nguồn vốn này.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong tổng số 200 hộ nghèo vay vốn đã được điều tra tại các xã nghiên cứu, trong vịng 3 năm 2015, 2016 và 2017 đã có tổng số 285 món vay từ ngân hàng CSXH huyện Phú Bình, số hộ vay đã đạt tỷ lệ 142,5%. Trong đó năm 2015 có 178 hộ vay, chiếm tỷ lệ 89%; Năm 2016 có 63 hộ vay, chiếm tỷ lệ 31,5% và năm 2017 có 44 hộ vay vốn, chiếm tỷ lệ 22% tổng số hộ điều tra. Có 117 hộ vay 1 món (chiếm tỷ lệ 85,8%), 81 hộ (chiếm tỷ lệ 40,5%) vay 2 món và 3 hộ (chiếm 1,5%) vay 3 món trong vịng 3 năm 2015, 2016 và 2017.Trị giá mỗi khoản vay bình quân là 31,3 triệu đồng, lượng vốn vay bình quân là 32,8 triệu đồng/hộ, được đánh giá là còn rất nhỏ, chưa đáp ứng yêu cầu hộ nghèo.

Kết quả phân tích cho thấy chương trình tín dụng nơng thơn hộ nghèo từ ngân hàng CSXH huyện Phú Bình đã tác động tích cực trong việc cải thiện đời sống nông dân, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với tín dụng, phát huy vai trị của nơng hộ trong sự phát triển cộng đồng người nghèo, khuyến khích lịng tự tin của nông hộ về khả năng sử dụng vốn vay trong sản xuất nơng nghiệp và nâng cao trình độ, kiến thức trong sản xuất nơng nghiệp, đặc biệt là tín dụng nông thôn giúp người dân nâng cao được thu nhập cải thiện được khả năng thốt nghèo. Từ đó, phát huy vai trị của nơng hộ ở vùng nông thôn ở vùng sâu, vùng xa, nghèo khổ. Phần lớn nông hộ nghèo đều thấy tác động tích cực của tín dụng nơng thơn như phát triển kỹ thuật trong sản xuất, biết cách sản xuất hợp lý hơn, tích luỹ được đồng vốn, nâng cao trình độ dân trí, tăng cường tính tương trợ trong cộng đồng. Có thể nói đây cũng là một trong các yếu tố quan trọng để góp phần thúc đẩy phát triển cộng đồng.

Khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng CSXH phụ thuộc vào khoảng cách từ nhà đến địa điểm giao dịch của ngân hàng, do đó ngân hàng cần đặc biệt quan tâm chú ý và có hỗ trợ cần thiết đến các hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa.

Mặt khác, hộ nghèo sinh sống ở khu vực 30a hoặc 135 sẽ có thu nhập thấp hơn so với hộ nghèo sinh sống tại khu vực khác. Hộ nghèo vay vốn để đầu tư vừa cho cả sản xuất và cả tiêu dùng có thu nhập và chi tiêu cao hơn so với những nhóm hộ vay vốn chỉ để đầu tư sản xuất kinh doanh.

Năm biến số độc lập định lượng: Tuổi chủ hộ, học vấn của chủ hộ, nhân khẩu, lao động của hộ gia đình và lượng vốn vay có quan hệ tương quan thuận cùng chiều với thu nhập bình quân và chi tiêu bình quân của hộ nghèo vay vốn từ ngân hàng CSXH, tức là có quan hệ đối với hiệu quả sử dụng vốn vay từ ngân hàng CSXH. Do đó để tăng thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình nghèo vay vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn vay, các hộ nghèo cần chú ý đầu tư gia tăng các yếu tố nguồn lực này của hộ. Biến độc lập định lượng khoảng cách từ nhà đến địa điểm giao dịch của ngân hàng lại có tương quan nghịch ngược chiều với thu nhập và chi tiêu bình quân của hộ, do đó ngân hàng và chính quyền các cấp cần đặc biệt quan tâm chú ý và có hỗ trợ cần thiết đến các hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa.

Lượng vốn vay là nhân tố có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến thu nhập và chi tiêu của hộ nghèo vay vốn, tức là có liên quan đến hiệu quả của sử dụng vốn vay. Vì vậy, ngân hàng cần tăng mức cho vay của mỗi khoản vay cũng như tăng số khoản vay để tăng lượng vốn vay, đáp ứng yêu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của hộ nghèo.

Nghiên cứu định tính cho thấy việc tăng giá trị khoản vay, mở rộng mục đích cho vay kết hợp với tập huấn, tư vấn hướng đầu tư và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm được cho là những đề xuất có tính quan trọng cao và nhận được sự đồng thuận của số đông người được phỏng vấn.

2. Kiến nghị

- Kiến nghị đối với Nhà nước/chính phủ: Cần tạo cơ chế linh hoạt hơn nữa để NH CSXH có thể linh hoạt tăng giá trị khoản vay, mở rộng mục đích cho vay. Cung cấp các dịch vụ đào tạo, tập huấn và tư vấn trong lĩnh vực sử dụng vốn, tìm kiếm thông tin thị trường cho các đối tượng sử dụng nguồn vốn này.

- Kiến nghị đối với NH CSXH: Linh hoạt tăng giá trị khoản vay và mở rộng mục đích cho vay phù hợp với đối tượng cho vay và mục đích sử dụng. Phối kết hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan để cung cấp các dịch vụ đào tạo, tập huấn và tư vấn trong lĩnh vực sử dụng vốn, tìm kiếm thơng tin thị trường, lập kế hoạch đầu tư cho khách hàng.

- Kiến nghị đối với cán bộ địa phương: Phối kết hợp với ngân hàng và các cơ quan, ban ngành liên quan để tổ chức, cung cấp các dịch vụ đào tạo, tập huấn và tư vấn trong lĩnh vực sử dụng vốn, tìm kiếm thơng tin thị trường, lập kế hoạch đầu tư cho người vay trên địa bàn.

3. Hạn chế của đề tài

Do các nguồn lực dành cho nghiên cứu bị hạn chế nên số điểm nghiên cứu chưa nhiều và lượng mẫu chưa cao. Điều này có thể ít nhiều ảnh hưởng đến tính đại diện của kết quả nghiên cứu. Bên cạnh đó, việc sử dụng số liệu thu thập được chỉ trong một năm có thể chưa phản ánh hết tác động của những yếu tố cần thời gian để phát huy tác dụng như chính sách, trong đó có nguồn vốn cho vay hộ nghèo. Ngồi ra, một số biến số có thể có tác động đến thu nhập/chi tiêu của các hộ điều tra nhưng trên thực tế rất khó quan sát và đo lường để đưa vào mơ hình hồi quy, như kinh nghiệm kinh doanh, xu thế chấp nhận rủi ro, những biến cố tiêu cực. Đồng thời, một số biến có thể có sự tương quan khi đưa vào mơ hình có thể tạo ra những lỗi kỹ thuật, ví dụ như biến Lao động và Nhân khẩu cùng đưa vào mơ hình có thể tạo ra hiện tượng Đa cộng tuyến, nên chỉ sử dụng một biến đại diện nhất (Instrumental Variable). Tuy nhiên, trên thực tế, việc tìm được một IV chưa bao giờ là dễ. Những hạn chế của đề tài này có thể là gợi mở cho những đề tài trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (2002). Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ: Nghị

định về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

2. Nguyễn Quang Cường (2016). Quản lý vốn cho vay hộ nghèo của Ngân

hàng Chính sách Xã hội tỉnh Quảng Ninh. Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh

doanh. Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016.

3. Hoàng Thanh Đạm (2014). Cơng tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Đồng

Văn, tỉnh Hà Giang. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội,

2014.

4. Lê Thị Hải Hà (2007). Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ

phần Xây dựng số 9 thuộc Tổng công ty cổ phần VINACONEX. Luận văn

thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay phát triển kinh tế hộ nghèo thông qua ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên (Trang 86 - 98)