Diễn giải các biến số trong mơ hình hồi quy đa biến

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay phát triển kinh tế hộ nghèo thông qua ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên (Trang 71 - 82)

Biến số Đơn vị tính Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Thu nhập (Y1) Triệu đồng/năm 18,06 9,287

Chi tiêu (Y2) Triệu đồng/năm 20,13 8,750

Tuổi (X1) Số năm 46,38 10,588

Giới tính (X2) Giá trị là 1 nếu chủ hộ là nam,giá trị 0 nếu chủ hộ là nữ 0,51 0,501

Học vấn (X3) Số năm đi học 7,39 2,728

Nhân khẩu (X4) Người 3,92 1,234

Khu vực (X6)

Giá trị là 1 nếu hộ điều tra thuộc khu vực 30a hoặc 135, nhận giá trị 0 nếu hộ thuộc khu vực khác ngoài khu vực 30a hoặc 135

0,50 0,501

Khoảng cách (X7) Km 4,79 1,413

Mục đích vay (X8)

Nhận giá trị 1 nếu vay để đầu tư sản xuất kinh doanh, nhận giá trị 0 nếu để đầu tư và tiêu dùng

0,44 0,497

Lượng vốn vay (X9) Triệu đồng 32,84 14,145

Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2018

Biến giả định mục đích vay vốn (X8) nhận giá trị là 1 nếu vay để đầu tư sản xuất kinh doanh, nhận giá trị 0 nếu để đầu tư và tiêu dùng, với giả thiết rằng hộ nghèo vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh sẽ có thu nhập và chi tiêu bình qn hộ cao hơn hộ nghèo vay vốn để vừa đầu tư sản xuất vừa cho tiêu dùng.

Tóm tắt mơ hình hồi quy đa biến ảnh hưởng đến thu nhập hộ nghèo vay vốn từ ngân hàng CSXH huyện Phú Bình được trình bày ở bảng 3.11.

Ta thấy: Qua kết quả phân tích ở bảng 3.11 ta thấy: Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai để kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mơ hình hồi qui tuyến tính tổng thể. Trị giá thống kê F được tính từ R-Square của mơ hình đầy đủ, giá trị Sig.F change rất nhỏ, mức ý nghĩa quan sát giá trị Sig rất nhỏ (Sig.F change =0,000b), cho thấy có tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa hiệu quả sử dụng vốn vay (đo bằng thu nhập bình qn hộ nghèo vay vốn) với ít nhất một trong chín biến độc lập mơ tả trong mơ hình này. Như vậy mơ hình hồi qui tuyến tính này được thiết lập rất phù hợp với dữ liệu trong nghiên cứu.

Bảng 3.11. Tóm tắt mơ hình hồi quy đa biến ảnh hưởng đến thu nhập hộ nghèo vay vốn từ ngân hàng huyện Phú Bình

Biến số chuẩn hóa (β)Hệ số chưa chuẩn hóa (β)Hệ số đã Giá trị t

Mức ý nghĩa thống kê (Sig) Hằng số -2,715 -0,722 0,471 Tuổi (X1) 0,018 0,021 0,379 0,705 Giới tính (X2) 1,251 0,067 1,523 0,129 Học vấn (X3) 0,042 0,012 0,228 0,820

Nhân khẩu (X4) 1,681 0,159 2,814 0,005 Lao động (X5) 3,465 0,460 7,845 0,000 Khu vực (X6) -5,577 -0,301 -5,470 0,000 Khoảng cách (X7) -0,481 -0,073 -1,847 0,066 Mục đích vay (X8) -2,116 -0,113 -2,532 0,012 Lượng vốn vay (X9) 0,236 0,360 7,940 0,000

Giá trị Sig.F Change = 0,000b

Hệ số điều chỉnh R2 = 0,596 Hệ số Durbin-Watson = 2,286

Hệ số VIF = 2,026; 1,334; 1,998; 2,341; 2,171; 2,05; 1,068; 1,358; 1,396

Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2018

Mặt khác, mơ hình hồi quy ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân năm của hộ nghèo vay vốn có hệ số điều chỉnh R2 = 0,596, có nghĩa rằng: tất cả 9 biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu này đã giải thích được khoảng 59,6% sự thay đổi của biến phụ thuộc là thu nhập của hộ nghèo vay vốn, cịn lại chỉ có 40,4% là do các biến số khác khơng được nghiên cứu trong mơ hình này hoặc do sai số. Như vậy có thể nói mơ hình khá sát thực tế, do đó có thể sử dụng được. Hệ số Durbin-Watson = 2,286, lớn hơn 1 và nhỏ hơn 3, chứng tỏ khơng có hiện tượng tự tương quan trong số 9 biến độc lập đã nghiên cứu với thu nhập của hộ nghèo vay vốn. Hệ số VIF của các biến nghiên cứu như: tuổi, giới tính, học vấn, nhân khẩu, lao động, khu vực, khoảng cách từ nhà đến địa điểm giao dịch của ngân hàng, mục đích vay vốn và lượng vốn vay (tương ứng với các giá trị: 2,026; 1,334; 1,998; 2,341; 2,171; 2,05; 1,068; 1,358; 1,396) đều nhỏ hơn 10, chứng tỏ khơng có hiện tượng đa cộng tuyến (Bảng 3.11).

Theo bảng 3.11, mơ hình hồi quy Đa biến có dạng như sau:

Hàm số Y1 (thu nhập của hộ nghèo vay vốn) = -2,715 + 0,018X1 (tuổi) + 1,251X2 (giới tính) + 0,042X3 (học vấn) + 1,681X4 (nhân khẩu) + 3,465X5 (lao động) -5,577X6 (khu vực sinh sống) - 0,481X7 (khoảng cách) - 2,116X8 (mục đích vay vốn) + 0,236X9 (lượng vốn vay).

Ta thấy: Có ba biến số mà tác động của chúng đến thu nhập của hộ có ý nghĩa cao (99%). Đó là các biến Lao Động, Khu vực và Lượng vốn vay. Tác động của các biến số Tuổi chủ hộ, Giới tính của chủ hộ, Học vấn của chủ hộ đến thu nhập của chủ hộ là khơng có ý nghĩa về mặt thống kê. Năm biến số độc lập định lượng: Tuổi chủ hộ (X1), học vấn của chủ hộ (X3), nhân khẩu (X4), lao động của hộ gia đình (X5) và lượng vốn vay (X9) có quan hệ tương quan thuận cùng chiều với thu nhập bình quân của hộ nghèo vay vốn từ ngân hàng CSXH. Điều này có nghĩa rằng: để tăng thu nhập của hộ gia đình nghèo vay vốn, các hộ nghèo cần chú ý đầu tư gia tăng các yếu tố nguồn lực này của hộ. Trong điều các biến số khác không thay đổi, nếu số lao động của hộ tăng thêm 1 người thì thu nhập của hộ sẽ tăng thêm 1,681 triệu đồng, hoặc cũng trong điều kiện các biến số khác không thay đổi, nếu lượng vốn vay từ ngân hàng CSXH tăng thêm 1 triệu đồng thì thu nhập của hộ nghèo vay vốn sẽ tăng thêm 0,236 triệu đồng/năm. Như vậy, lượng vốn vay là nhân tố ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến thu nhập của hộ nghèo vay vốn, tức là đến hiệu quả của vay vốn. Về mặt thống kê, mối quan hệ giữa số tiền vay, hay lượng vốn vay và thu nhập của hộ nghèo vay vốn có ý nghĩa ở mức rất cao, mức ý nghĩa thống kê Sig. = 0,000 (Bảng 3.11). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Riêng biến độc lập định lượng khoảng cách từ nhà đến địa điểm giao dịch của ngân hàng (X7) lại có tương quan nghịch ngược chiều với thu nhập bình qn của hộ. Điều này có nghĩa rằng: Nếu trong điều kiện các biến số khác không thay đổi, nếu khoảng cách từ nhà đến địa điểm giao dịch của ngân hàng CSXH tăng thêm 1 Km thì thu nhập của hộ nghèo vay vốn sẽ giảm đi 0,481 triệu đồng/năm, chứng tỏ rằng khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng CSXH phụ thuộc vào khoảng cách từ nhà đến địa điểm giao dịch của ngân

hàng, do đó ngân hàng và chính quyền các cấp cần đặc biệt quan tâm chú ý và có hỗ trợ cần thiết đến các hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa (Bảng 3.11).

Riêng hai biến độc lập giả định là khu vực sinh sống của hộ (X6) và mục đích vay vốn (X8) lại có tương quan nghịch ngược chiều với thu nhập của hộ nghèo vay vốn (Bảng 3.11), trái với giả thiết đã đặt ra. Điều này có nghĩa rằng, trong điều kiện các biến số độc lập khác không thay đổi, nếu hộ nghèo sinh sống ở khu vực 30a hoặc 135 sẽ có thu nhập thấp hơn so với hộ nghèo sinh sống tại khu vực khác. Hoặc cũng trong điều kiện các biến số độc lập khác khơng thay đổi nếu mục đích vay vốn của hộ nghèo là để đầu tư sản xuất kinh doanh thì thu nhập của hộ sẽ thấp hơn so với hộ vay vốn từ ngân hàng CSXH để vừa đầu tư sản xuất vừa để cho tiêu dùng. Đây cũng là điều đặc biệt, thể hiện sự phức tạp trong tín dụng đối với người nghèo ở nước ta. Do đó việc sử dụng vốn vay đúng mục đích có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của vốn vay. Khi đồng vốn được sử dụng đúng mục đích như kế hoạch kinh doanh sản xuất thì sẽ mang lại kết quả tốt hơn các hộ thay đổi ý định hay đem vốn vay chi tiêu cho các mục đích khác, trong đó có các mục đích khơng sinh lợi chẳng hạn như chi cho tiêu dùng…

Tóm tắt mơ hình hồi quy đa biến ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ nghèo vay vốn từ ngân hàng CSXH huyện Phú Bình được trình bày ở bảng 3.12.

Ta thấy: Trị giá thống kê F được tính từ R-Square của mơ hình đầy đủ có mức ý nghĩa quan sát giá trị Sig rất nhỏ (Sig.F change = 0,000b), cho thấy có tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa hiệu quả sử dụng vốn vay (đo bằng chi tiêu bình qn hộ nghèo vay vốn) với ít nhất một trong chín biến độc lập mơ tả trong mơ hình này. Như vậy mơ hình hồi qui tuyến tính này được thiết lập phù hợp với dữ liệu trong nghiên cứu.

Bảng 3.12. Tóm tắt mơ hình hồi quy đa biến ảnh hưởng đến chi tiêu hộ nghèo huyện Phú Bình

Biến số Hệ số chưa chuẩn hóa (B) Hệ số đã chuẩn hóa (β) Giá trị t Mức ý nghĩa thống kê (Sig) Hằng số -2,458 -0,835 0,404 Tuổi (X1) 0,011 0,013 0,282 0,778 Giới tính (X2) 0,510 0,029 0,792 0,429 Học vấn (X3) 0,145 0,045 1,001 0,318 Nhân khẩu (X4) 4,262 0,601 12,323 0,000 Lao động (X5) 1,506 0,151 3,220 0,001 Khu vực (X6) -8,911 -0,510 -11,158 0,000 Khoảng cách (X7) -0,025 -0,004 -0,124 0,901 Mục đích vay (X8) -0,913 -0,052 -1,395 0,164 Lượng vốn vay (X9) 0,175 0,283 7,503 0,000

Giá trị Sig.F Change = 0,000b

Hệ số điều chỉnh R2 = 0,721 Hệ số Durbin-Watson = 2,036

Hệ số VIF = 2,026; 1,334; 1,998; 2,341; 2,171; 2,05; 1,068; 1,358; 1,396

Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2018

Mặt khác, mơ hình hồi quy ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân năm của hộ nghèo vay vốn có hệ số điều chỉnh R2 = 0,721, có nghĩa rằng: tất cả 9 biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu này đã giải thích được khoảng 72,1% sự thay đổi của biến phụ thuộc là thu nhập của hộ nghèo vay vốn, cịn lại chỉ có 27,9% là do các biến số khác khơng được nghiên cứu trong mơ hình này hoặc do sai số. Như vậy có thể nói mơ hình được đánh giá sát thực tế, do đó có thể sử dụng được. Hệ số Durbin-Watson = 2,036, lớn hơn 1 và nhỏ hơn 3, chứng tỏ khơng có hiện tượng tự tương quan trong số 9 biến độc lập đã nghiên cứu với thu nhập của hộ nghèo vay vốn. Hệ số phóng

đại VIF của các biến nghiên cứu như: tuổi, giới tính, học vấn, nhân khẩu, lao động, khu vực, khoảng cách từ nhà đến địa điểm giao dịch của ngân hàng và mục đích vay vốn đều nhỏ hơn 10, chứng tỏ khơng có hiện tượng đa cộng tuyến (Bảng 3.12).

Theo bảng 3.12, mơ hình hồi quy Đa biến có dạng như sau:

Hàm số Y2 (chi tiêu của hộ nghèo vay vốn) = -2,458 + 0,011X1 (tuổi) + 0,510X2 (giới tính) + 0,145X3 (học vấn) + 4,262X4 (nhân khẩu) + 1,506X5 (lao động) -8,911X6 (khu vực sinh sống) - 0,025X7 (khoảng cách) - 0,913X8 (mục đích vay vốn) + 0,175X9 (lượng vốn vay).

Ta thấy: Bốn biến số mà tác động của chúng đến chi tiêu của hộ ở mức cao (99%). Đó là các biến Nhân khẩu và Lao động của hộ, Khu vực nơi hộ cư trú và Lượng vốn mà hộ vay. Các biến Độ tuổi, Giới tính và Học vấn của chủ hộ, Khoảng cách từ hộ đến ngân hàng và Mục đích vay khơng có tác động gì đến chi tiêu của hộ. Năm biến số độc lập định lượng là: Tuổi chủ hộ hộ (X1), học vấn của chủ hộ (X3), nhân khẩu (X4), lao động của hộ gia đình (X5) và lượng vốn vay (X9) có quan hệ tương quan thuận cùng chiều với chi tiêu bình quân của hộ nghèo vay vốn từ ngân hàng CSXH. Điều này có nghĩa rằng: để tăng chi tiêu của hộ gia đình nghèo vay vốn, các hộ nghèo cần chú ý đầu tư gia tăng các yếu tố nguồn lực này của hộ. Về mức độ tác động của các yếu tố này đến chi tiêu của hộ nghèo vay vốn, kết quả cho thấy: trong điều kiện các biến số khác khơng thay đổi, nếu hộ nghèo có thêm 1 nhân khẩu thì chi tiêu của hộ nghèo sẽ tăng thêm 4,262triệu đồng/năm; hoặc cũng trong điều các biến số khác không thay đổi, nếu số lao động của hộ tăng thêm 1 người thì chi tiêu của hộ sẽ tăng thêm 1,506 triệu đồng/năm; hoặc cũng trong điều kiện các biến số khác không thay đổi, nếu lượng vốn vay tăng thêm 1 triệu đồng thì chi tiêu của hộ nghèo vay vốn cũng tăng thêm 0,175 triệu đồng/năm. Ta thấy: lượng vốn vay là nhân tố có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến chi tiêu của hộ nghèo vay vốn, tức là đến hiệu quả của sử dụng vốn vay. Về mặt thống kê, mối quan hệ giữa số tiền vay,

tức là lượng vốn vay và chi tiêu của hộ nghèo vay vốn có ý nghĩa ở mức rất cao, mức ý nghĩa thống kê Sig. = 0,000 (Bảng 3.12).

Riêng biến độc lập định lượng khoảng cách từ nhà đến địa điểm giao dịch của ngân hàng (X7) lại có tương quan nghịch ngược chiều với chi tiêu bình quân của hộ trong năm. Điều này có nghĩa rằng: Nếu trong điều kiện các biến số khác không thay đổi, nếu khoảng cách từ nhà đến địa điểm giao dịch của ngân hàng CSXH tăng thêm 1 Km thì chi tiêu của hộ nghèo vay vốn sẽ giảm đi 0,025 triệu đồng/năm, chứng tỏ rằng khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng CSXH phụ thuộc vào khoảng cách từ nhà đến địa điểm giao dịch của ngân hàng, do đó ngân hàng và chính quyền địa phương cần đặc biệt quan tâm chú ý và có hỗ trợ cần thiết đến các hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa (Bảng 3.12).

Biến độc lập giả định giới tính (X2) có tương quan thuận cùng chiều với chi tiêu bình qn của hộ nghèo vay vốn (Bảng 3.12), hồn toàn phù hợp với giả thiết đã dặt ra. Điều này có nghĩa rằng, trong điều kiện các biến số khác không thay đổi, nếu chủ hộ có giới tính là nam thì thu nhập của hộ sẽ tăng thêm 0,51 triệu đồng/năm so với chủ hộ là nữ giới.

Riêng hai biến độc lập giả định là khu vực sinh sống của hộ (X6) và mục đích vay vốn (X8) lại có tương quan nghịch ngược chiều với chi tiêu của hộ nghèo vay vốn (Bảng 3.12), trái ngược với giả thiết đã đặt ra. Điều này có nghĩa rằng, trong điều kiện các biến số độc lập khác không thay đổi, nếu hộ nghèo sinh sống ở khu vực 30a hoặc 135 sẽ có chi tiêu thấp hơn so với hộ nghèo sinh sống tại khu vực khác. Hoặc cũng trong điều kiện các biến số độc lập khác không thay đổi, nếu mục đích vay vốn của hộ nghèo là để đầu tư sản xuất kinh doanh thì chi tiêu của hộ sẽ thấp hơn so với hộ vay vốn để vừa đầu tư sản xuất vừa để cho tiêu dùng. Đây cũng là điều đặc biệt, thể hiện sự phức tạp trong tín dụng đối với người nghèo ở nước ta, cũng như sự khó khăn trong cơng tác giảm nghèo. Bởi vì nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay đối với nhóm hộ giàu và khá được đánh giá là công việc không hề đơn giản, nên việc nâng cao hiệu

quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo lại càng khó khăn và phức tạp gấp bội lần. Do đó việc sử dụng vốn vay đúng mục đích có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của vốn vay. Khi đồng vốn được sử dụng đúng mục đích như kế hoạch kinh doanh sản xuất thì sẽ mang lại kết quả tốt hơn các hộ thay đổi ý định hay đem vốn vay chi tiêu cho các mục đích khác, trong đó có các mục đích khơng sinh lợi chẳng hạn như chi tiêu dùng…

Xét về bản chất hiệu quả sử dụng vốn, về lý luận cũng như thực tiễn đều coi giá trị thặng dư là do kết quả của lao động sống sáng tạo ra; yếu tố đất đai, tài ngun khơng tính đến, yếu tố vốn bị xem nhẹ. Vì vậy khi xét các yếu tố tác động đến kết quả sản xuất, người ta chỉ đánh giá phân tích theo ba yếu tố cơ bản: Lao động, thiết bị, nguyên vật liệu, trong đó yếu tố lao động là cơ bản nhất. Từ đó địi hỏi, bản chất về hiệu quả sử dụng vốn được đề cập một cách đầy đủ hơn. Trước hết các hộ sản xuất kinh doanh tuân thủ theo quy tắc: “đầu vào” và “đầu ra” được quy định bởi thị trường. Sản xuất cái gì? Sản xuất như

thế nào? Sản xuất cho ai?

Nhìn chung, kết quả phân tích trên đây cho thấy các chương trình tín dụng nơng thơn từ ngân hàng CSXH huyện Phú Bình đã tác động tích cực trong việc cải thiện đời sống hộ nghèo, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với tín dụng, phát huy vai trị của nông hộ trong sự phát triển cộng đồng người nghèo, khuyến khích lịng tự tin của nông hộ về khả năng sử dụng vốn vay trong sản xuất nơng nghiệp và nâng cao trình độ, kiến thức trong sản xuất

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay phát triển kinh tế hộ nghèo thông qua ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên (Trang 71 - 82)