Điện não lúc thức trên bệnh nhân RLLQS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ trong các rối loạn liên quan với stress (Trang 82 - 98)

69.2% bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu có kết quả điện não đồ lúc thức trong giới hạn bình thường.

Dạng sóng kích thích vỏ não và sóng theta rải rác sau tăng thông khí cùng chiếm tỷ lệ 15.4% trong mẫu nghiên cứu. Sóng theta rải rác sau tăng thông khí là hình ảnh điện não có thể gặp ở người bình thường[5], trong khi dạng sóng kích thích (những sóng hoạt động điện nhanh, biên độ thấp) có thể

hay gặp ở những người mất ngủ. Theo Bonnet M. H và cộng sự[28] khi nghiên cứu sự tác động của hoạt động và sự thức tỉnh lên các tham số của hoạt động điện não ở người bình thường khỏe mạnh, ông tiến hành đo điện não ở những trạng thái kích thích khác nhau như nghiến răng, làm phép tính, nắm chặt tay… Ông cho rằng sự xuất hiện gia tăng hoạt động điện não tần số

cao có liên quan đến các trạng thái khác nhau của sự thức tỉnh, cơ chế có thể

do sự căng thẳng cơ bắp, một triệu chứng cũng rất hay gặp trong các bệnh lý RLLQS, đặc biệt là trong RLLA. Chính vì vậy, sự tăng hoạt động điện não tần số cao ở bệnh nhân mất ngủ đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu và

được cho là do sự tác động của tăng hoạt động về cơ thể, tâm thần và tăng căng thẳng cơ bắp[28]. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố đặc hiệu cho RLLA, nó có thể xuất hiện trong nhiều bệnh lý khác.

4.2.7. Kết quảđiều trị các RLLQS

Thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu là 17.5 ± 1.3 ngày. Trong đó, nam là 18.8 ± 2.1 ngày; nữ là 16.8 ± 1.7 ngày. Sự

chúng tôi 100% bệnh nhân khi ra viện trong tình trạng bệnh tạm ổn định, vẫn tiếp tục uống thuốc duy trì tại nhà. Do vậy, thời gian nằm viện không phản

ảnh đầy đủ diễn biến điều trị RLGN trong các RLLQS.

Trong quá trình điều trị, 96.1% bệnh nhân được dùng thuốc giải lo âu kết hợp với thuốc chống trầm cảm hoặc an thần kinh (bảng 3.23). Kết quả điều trị cho thấy 70.6% bệnh nhân có triệu chứng mất ngủ giảm trước các triệu chứng khác của các RLLQS; chỉ có 29.4% bệnh nhân có diễn tiến giấc ngủ giảm cùng; không có trường hợp nào giấc ngủ giảm sau các triệu chứng khác của RLLQS. Như vậy, lo âu có vai trò quan trọng đối với giấc ngủ, là nhân tố làm cho bệnh nhân mất ngủ và khi lo âu giảm đi bệnh nhân ngủ được tốt hơn.

KT LUN

Qua nghiên cứu rối loạn giấc ngủ trên 51 bệnh nhân được chẩn đoán RLLQS có RLGN điều trị nội trú tại Viện sức khỏe tâm thần từ tháng 12/2007

đến tháng 6/2008 chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

9 Rối loạn giấc ngủ trong các RLLQS biểu hiện mất ngủ là chủ yếu (100%). Trong đó, 80.4% mất ngủ đơn thuần, 19.6% mất ngủ kèm theo ác mộng, không gặp trường hợp nào ngủ nhiều.

9 Tỷ lệ RLGN trong các RLLQS là 32.7%.

9 60.8% bệnh nhân RLLQS có biểu hiện mất ngủ xảy ra trước và cùng các triệu chứng khác của bệnh.

9 80.4% bệnh nhân trong các RLLQS biểu hiện mất ngủ qua cả 3 giai đoạn của giấc ngủ: khó vào giấc ngủ, giấc ngủ nông, dễ thức giấc và thức giấc sớm.

- Thời gian vào giấc: trung bình là 115 ± 12.0 phút. Trong đó các RLLA là 123.6 ± 18.6 phút; các RLDCT là 97.1 ± 12.1phút. Nhóm 40 – 49 tuổi có thời gian vào giấc ngủ dài nhất, trung bình 158 ± 33 phút.

- Giai đoạn trong giấc ngủ: bệnh nhân ngủ nông, chập chờn, dễ thức giấc chiếm tỷ lệ 96.1%. Thời gian ngủ được trung bình mỗi đêm là 3.6 ± 0.2 giờ.

- Tình trạng buổi sáng khi thức giấc: người bệnh mệt mỏi, uể oải (100%), chất lượng làm việc giảm (66.7%).

9 Số bệnh nhân mất ngủ 6 – 7 ngày trong một tuần chiếm 76.5% trong các RLLQS.

9 96.1% bệnh nhân RLLQS có hiệu quả giấc ngủ <85%. Trong đó 68.7% có hiệu quả giấc ngủ <65%.

9 Điểm tổng cộng PSQI trong các RLLQS là 15.5 ± 0.4 điểm, nam 14.9 ± 0.9 điểm; nữ 15.8 ± 0.4 điểm.

9 Trong quá trình điều trị, mất ngủ là triệu chứng giảm trước hoặc giảm cùng các triệu chứng khác của RLLQS.

KIN NGH

Những bệnh nhân RLGN có thời gian bị bệnh trung bình là 2.2 ± 0.4 năm mới đến khám và điều trị tại chuyên khoa tâm thần do trước đó họ đã khám và điều trị tại nhiều chuyên khoa khác nhau không hiệu quả, để khắc phục tình trạng này chúng tôi xin kiến nghị:

- Tuyên truyền cho người dân RLGN trong các rối loạn tâm thần nói chung và đặc biệt là RLGN trong các RLLQS nhằm giúp người dân đến khám và điều trị có hiệu quả tại các chuyên khoa tâm thần.

- Trong công tác đào tạo bác sĩ đa khoa, cần tăng thời lượng giảng dạy chuyên khoa tâm thần, chú trọng vào các rối loạn liên quan stress, vì đây là bệnh lý thường nhầm lẫn với nhiều bệnh của chuyên khoa khác. Hơn nữa, những rối loạn này lại rất hay gặp trong tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu.

TÀI LIU THAM KHO

TIẾNG VIỆT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Võ Văn Bản và CS (2002), Nhân tố stress trong các rối loạn do căn nguyên tâm lý. Công trình Nghiên cứu khoa học tập 2, Bệnh viện Bạch Mai.

2. Trần Hữu Bình (2003), Các rối loạn dạng cơ thể. Các rối loạn liên quan với stress và điều trị học tâm thần, (Tài liệu giảng dạy Sau Đại học, Bộ môn Tâm thần Trường Đại học Y Hà Nội), trang: 50 - 60. 3. Trần Hữu Bình (2005), Rối loạn giấc ngủ không thực tổn. (Tài liệu

giảng dạy sinh viên y5, Bộ môn Tâm thần Trường Đại học Y Hà Nội), trang: 245 - 251.

4. Bruce Singh và CS (2000), Stress, sự đối phó và các rối loạn thích

nghi. Cơ sở của lâm sàng Tâm thần học, Nhà xuất bàn Y học, trang: 111 - 122.

5. Lê Quang Cường và CS (2006), Hoạt động điện não khi thực hiện các nghiệm pháp hoạt hóa. Điện não đồ lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, trang: 54 - 60.

6. Lâm Xuân Điền (2005), Sức khỏe tâm thần ở Việt Nam và nhu cầu đào tạo tâm lý y khoa. Sổ tay Tâm lý Y học, Nhà xuất bản Y học, trang: 167-171.

7. Học viện Quân y (2005), Giấc ngủ và rối loạn giấc ngủ. Bệnh học Tâm thần (Sau đại học), trang: 323 - 339.

8. Trần Viết Nghị (2005), Nghiên cứu sức khỏe tâm thần của người Việt Nam trong thời kỳ chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường. Báo cáo hội thảo khoa học kỷ niệm 17 năm thành lập VSKTT, BV Bạch Mai, Hà Nội, trang: 1-9.

9. Trần Viết Nghị (2003), Stress và các rối loạn liên quan stress trong lâm sàng Tâm thần học. Các rối loạn liên quan với stress và điều trị học Tâm thần, (Tài liệu giảng dạy Sau đại học, Bộ môn Tâm thần Trường

Đại học Y Hà Nội), trang: 3 - 10.

10. Nguyễn Văn Nhận (2006), Stress và vấn đề vệ sinh tâm lý. Tâm lý Y học, Nhà xuất bản Y học, trang: 165-208.

11. Tổ chức Y tế Thế giới (1992), Các rối loạn lo âu khác. Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi, trang: 114 - 118.

12. Tổ chức Y tế Thế giới (1992), Rối loạn giấc ngủ (G47). Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10.

13. Tổ chức Y tế Thế giới (1992), Rối loạn giấc ngủ không thực tổn (F51).

Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10, trang: 162 - 173.

14. Cao Văn Tuân (2000), Khảo sát chất lượng giấc ngủ Pittsburgh. Kỷ

yếu các công trình nghiên cứu khoa học, Bệnh viện Tâm thần Trung

ương, trang: 108.

15. Nguyễn Viết Thiêm (2003), Rối loạn lo âu. Các rối loạn liên quan với stress và điều trị học Tâm thần, (Tài liệu giảng dạy Sau đại học, Bộ

môn Tâm thần Trường Đại học Y Hà Nội), trang: 11 - 14.

16. Nguyễn Viết Thiêm và CS (2000), Một số nhận xét về chẩn đoán và điều trị các bệnh tâm sinh. Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học, Bệnh viện Bạch Mai.

17. Lương Hữu Thông (2005), Rối loạn giấc ngủ. Sức khỏe tâm thần và các rối loạn tâm thần thường gặp, Nhà xuất bản Y học, trang: 165 - 172.

18. Nguyễn Kim Việt (2003), Rối loạn ám ảnh nghi thức. Các rối loạn liên quan với stress và điều trị học tâm thần, (Tài liệu giảng dạy Sau đại học, Bộ môn Tâm thần Trường Đại học Y Hà Nội), trang: 22 - 28.

19. Nguyễn Kim Việt (2005), Vài nhận xét về lâm sàng và chẩn đoán các rối loạn stress sau chấn thương và các rối loạn sự thích ứng. Sổ tay Tâm lý Y học, Nhà xuất bản Y học, trang: 301-305.

TIẾNG ANH

20. Akerstedt T et al (2007), Impaired sleep after bedtime stress and

worries. Biol Psychol, Vol 76, p: 170-3.

21. Alexandru G et al (2006), Epidemiological aspects of self-reported

sleep onset latency in Japanese junior high school children. J Sleep Res, Vol 15, p: 266-75. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

22. Barbara A.Phillips (2006), Sleep - wake cycle: Its physiology and

Impact on health. US National Sleep Foundation.

23. Belanger (2004), Anxiety disorders.

24. Benjamin J. Sadock et al (2005), Anxiety disorders. Concise textbook

of clinical psychiatry, p: 211 - 246.

25. Benjamin J. Sadock, et al (2005), Somatoform and pain disorder.

Concise textbook of clinical psychiatry. p: 247 - 258.

26. Benjamin J. Sadock et al (2005), Normal sleep and sleep disorders.

Concise textbook of Clinical psychiatry second edition, p: 309 - 321.

27. Birmaher B et al (2001), Biological studies in depressed children and

adolescents. Int J Neuropsychopharmacol 4, p: 149–157.

28. Bonnet M.H et al (2001), Impact of activity and arousal upon spectral

EEG parameters. Physiol Behav, Vol 74, p: 291-8.

29. Buysse D et al (1989), The Pittsburgh Sleep Quality Index: a new

instrument for psychiatric practice and research. Vol 28, Psychiatry Research, p: 193 - 213.

30. Cory R.M (2003), 35 Years of Standardized Sleep Staging. General Clinical Research Center, University of Michigan, Ann Arbor.

31. Charney (2004), Psychobiological mechanisms of resilience and

vulnerability: implications for sucessful adaptation to extreme stress.

Vol 161, American Journal of Psychiatry, p: 195 - 216.

32. Eric Hollander et al (2003), Concise guide to Anxiety disorders.

American Psychiatric Publishing, Inc., p: 1-14.

33. Fetveit A et al (2002), Sleep disturbances among nursing home

residents. Int J Geriatr Psychiatry, Vol 17, p: 604-9.

34. Fink P et al (2004), The prevalence of somatoform disorders among

internal medical inpatients. J. Psychosom Res, Vol 56, p: 413-8.

35. Geisler P et al (2006), The influence of age and sex on sleep latency in

the MSLT-30-a normative study. Sleep, Vol 29, p: 687-92.

36. Grillon C et al (2007), Acute stress potentiates anxiety in humans. Biol

Psychiatry, Vol 62, p: 1183-6.

37. Giora Pillar et al (2006), Trauma and post-traumatic stress disorder. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sleep: A Comprehensive Handbook, John Wiley & Sons, Inc., Hoboken, New Jersey, p: 857 - 864.

38. Jindal R.D et al (2004), Treatment of insomnia associated with

clinical depression. Sleep Med Rev 8, p: 19–30.

39. Karl Doghramji (2005), Longitudinal Course of Insomnia: Evolution

and Progression of Symtoms Over Time.

40. Kecklund G et al (2004), Apprehension of the subsequent working day

is associated with a low amount of slow wave sleep. Biol Psychol Vol 66(2), p: 169–176.

41. Kessler R.C et al (1994), Lifetime and 12-month prevalence of DSM-

III-R psychiatric disorders in the United State; results from the National Comorbidity Survey. Arch Gen Psychiatry, Vol 51, p: 8-19.

42. Lavie P (2001), Sleep disturbances in the wake of traumatic events. N Engl J Med, Vol 345, p: 1825-1832.

43. Leger D et al (2001), Diurnal consequence of insomnia: impact on

quality of life. Rev Neurol (Paris), Vol 157, p: 1270-8.

44. Lepine J. P (2002), The epidemiology of anxiety disorders: prevalence

and societal costs. J Clin Psychiatry, Vol 63, Suppl 14, p: 4-8.

45. Li R. H et al (2002), Gender differences in insomnia--a study in the

Hong Kong Chinese population. J Psychosom Res, Vol 53, p: 601-9.

46. Lofors J et al (2006), Neighbourhood income and anxiety: a study

based on random samples of the Swedish population. Eur J Public Health, Vol 16, p: 633-9.

47. Lois E.Krahn (2005), Psychiatric Disorders Associated with

Disturbed Sleep. Vol 25, Thieme medical Publishers.

48. Martin R et al (2002), Medical and Psychiatric disorders and Sleep.

Evaluation and Management of Sleep Disorders, Third Edition. Panther Publishers Private Limited, p: 171-196.

49. Melchior M et al (2007), Work stress precipitates depression and

anxiety in young, working women and men. Psychol Med, Vol 37, p: 1119-29.

50. Michael Weissberg (2006), Anxiety disorders and sleep. Sleep: A

Comprehensive Handbook, John Wiley & Sons, Inc., Hoboken, New Jersey, p: 845 - 849.

51. Neckelmann D et al (2007), Chronic insomnia as a risk factor for

developing anxiety and depression. Sleep, Vol 30, p: 873-80.

52. Neylan TC et al (1998), Sleep disturbances in the Vietnam generation:

findings from a nationally representative sample of male Vietnam verterans. Vol 155, Am J Psychiatry, p: 929 - 933. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

53. Ohayon M. M et al (2004), Sleep and insomnia markers in the general population. Encephale, Vol 30, p: 135-40.

54. Ohayon M. M et al (2003), Place of chronic insomnia in the course of

depressive and anxiety disorders. Vol 37, J Psychiatry Res, p: 9-15.

55. Ohayon M. M et al (2000), Sleep disturbances and psychiatric

disorders associated with posttraumatic stress disorder in the general population. Compr Psychiatry, Vol 41, p: 469-78.

56. Ozcan M et al (2006), The prevalence of generalized anxiety disorder

and comorbidity among psychiatric outpatients. Turk Psikiyatri Derg, Vol 17, p: 276-85.

57. Peterson A. L et al (2008), Sleep disturbance during military

deployment. Mil Med, Vol 173, p: 230-5.

58. Regier D.A et al (1988), One-month prevalence of mental disorders in

the United States, based on five Epidemiologic Catchment Area site. Arch Gen Psychiatry, Vol 45, p: 977-986.

59. Reynolds C.F III et al (1987), Sleep research in affective illness: state

of the art circa. Vol Sleep 10(3), p: 199–215(1987).

60. Roth T et al (1999), Daytime consequences and correlates of insomnia

in the United States: results of the 1991 National Sleep Foundation Survey. II. Sleep, Vol 22 Suppl 2, p: S354-8.

61. Scott K. M et al (2008), Age patterns in the prevalence of DSM-IV

depressive/anxiety disorders with and without physical co-morbidity. Psychol Med, p: 1-11.

62. Schell K. L et al (2000), State anxiety, performance accuracy, and

work pace in a simulated pharmacy dispensing task. Percept Mot Skills, Vol 90, p: 547-61.

63. Sher L (2001), Etiology and pathogenesis of anxiety disorders. Med

64. Stansfeld S. A et al (2008), Psychosocial work characteristics and anxiety and depressive disorders in midlife: the effects of prior psychological distress. Occup Environ Med.

65. Usall J et al (1999), Mixed anxiety and depression disorder: a

naturalistic study. Actas Esp Psiquiatr, Vol 27, p: 81-6.

66. Villamil E et al (2006), Low prevalence of depression and anxiety is

linked to statutory retirement ages rather than personal work exit: a national survey. Psychol Med, Vol 36, p: 999-1009.

67. Wang J. L et al (2008), The relationship between work stress and

mental disorders in men and women: findings from a population-based study. J Epidemiol Community Health, Vol 62, p: 42-7.

68. Wittchen H. U (2002), Generalized anxiety disorder: prevalence,

burden, and cost to society. Depress Anxiety, Vol 16, p: 162-71.

TIẾNG PHÁP (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

69. Alain Sauteraud (1996), Souci normal et pathologie - Ses liens avec le

trouble anxieux généralisé. L'anxiété, Confrontations Psychiatrie, Specia No 36, Paris.

70. Lépine J.P et al. (1994), L'épidémiologie des troubles anxieux et

dépressifs dans une population général. Épidémiologie et psychiatrie, Vol 35, Specia, Confrontation Psychiatriques.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA HÀ NỘI

BỘ MÔN TÂM THẦN

BNH ÁN NGHIÊN CU

(Nghiên cu đặc đim lâm sàng RLGN trong các ri lon liên quan vi stress)

I. PHẦN HÀNH CHÍNH:

Họ và tên: ...Tuổi: ...Giới: (1: Nam; 2: Nữ)

Địa chỉ: ...

Nghề nghiệp:

(1: Làm ruộng; 2: Công nhân; 3: Cán bộ viên chức; 4: Học sinh sinh viên; 5: Hưu trí; 6: Lái xe; 7: Thất nghiệp; 8: Nghề khác) Trình độ học vấn: (1: Mù chữ; 2: Tiểu học; 3: THCS; 4: PTTH; 5: Đại học, trung học chuyên nghiệp) Dân tộc: (1: Dân tộc kinh; 2: Dân tộc thiểu số) Địa chỉ liên lạc: ...

Ngày vào viện: ... Ngày ra viện ...

Chẩn đoán: Nơi gửi đến:... Phòng khám:... Khoa điều trị:... Lúc ra viện:... Mã số ...

II. PHẦN CHUYÊN MÔN: 2.1. Lý do vào vin: ...

2.2. Bnh s: Tuổi khởi phát: tuổi. Tính chất khởi phát: (1: sau sang chấn tâm lý; 2: không sau sang chấn tâm lý) Triệu chứng xuất hiện đầu tiên: ...

Các triệu chứng khác: ...

Thời gian xuất hiện RLGN so với các triệu chứng khác: (1: trước; 2: cùng; 3: sau) Thời gian xuất hiện RLGN so với tiếp xúc với stress: (1: trước; 2: cùng; 3: sau) Loại RLGN: (1: Mất ngủ; 2: ngủ nhiều; 3: khác ... )

Thuốc đã dùng, liều lượng: ...

...

...

Dùng rượu như một chất gây ngủ: (1: Không; 2: Có) Tần suất và số lượng uống rượu (nếu có): ... lần/tuần; Mỗi lần khoảng ... ml. Biểu hiện, diễn tiến khác của bệnh: ...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ trong các rối loạn liên quan với stress (Trang 82 - 98)