Đặc điểm lâm sàng RLGN trong các RLLQS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ trong các rối loạn liên quan với stress (Trang 31 - 36)

RLGN là một đặc điểm thường thấy trong nhiều bệnh tâm thần, trong

đó thường gặp là mất ngủ. RLGN có thể gặp trong các rối loạn tâm thần thực tổn, trong các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần, trong các rối loạn phân liệt, rối loạn cảm xúc… nhưng trong các RLLQS thì RLGN, đặc biệt là mất ngủ rất phổ biến và có tác động qua lại lẫn nhau rất phức tạp.

1.2.3.1. Ri lon gic ng trong các ri lon lo âu

Các rối loạn lo âu bao gồm các RLLA ám ảnh sợ, các RLLA khác, các RL ám ảnh nghi thức, là những rối loạn trong đó vai trò của nhân cách quan trọng hơn là stress.

RLLA là rối loạn rất hay gặp trong thực hành tâm thần, là bệnh lý có tỷ

lệ cao nhất trong các bệnh lý tâm thần, chiếm khoảng 15 – 20 % bệnh nhân đi khám bệnh. Mất ngủ là triệu chứng gặp ở 38% bệnh nhân RLLA và thường là

đặc điểm của RLLA[47]. Theo Ohayon M.M, Roth M.T (2003) RLLA gây mất ngủ là 34% và các RLLA có mất ngủ là 38%[54].

- Trong rối loạn lo âu lan tỏa: RLGN là một trong các tiêu chuẩn chẩn

đoán của RLLA lan tỏa; hai triệu chứng khác là mệt mỏi và dễ cáu kỉnh có thể

là hậu quả của mất ngủ[11]. Lo lắng quá mức và không thể kiểm soát (triệu chứng cốt lõi của RLLA lan tỏa) lúc đi ngủ làm bệnh nhân khó đi vào giấc ngủ, điều này làm mất ngủ trở nên ngày càng kéo dài hơn. Theo Belanger, đặc

điểm của RLGN trong rối loạn lo âu lan tỏa là khó duy trì giấc ngủ (63,6%); mất ngủ đầu giấc (47,4%) và thức giấc sớm vào buổi sáng (56,8%)[23]. Theo Nguyễn Viết Thiêm rối loạn giấc ngủ trong lo âu lan tỏa là ngủ rất khó, không duy trì được yên giấc[15].

- Trong rối loạn hoảng sợ: cơn hoảng sợ khá phổ biến trong dân số và chỉ

trở thành vấn đề khi nó tăng về tần suất và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh, rối loạn thường xảy ra ở tuổi 20 – 40 và chiếm khoảng 2% dân số. Hoảng sợ cũng xảy ra vào ban đêm ở 1/3 bệnh nhân, trong một vài trường hợp chúng chỉ xảy ra vào ban đêm và khi đó người bệnh có thể trở nên ám

ảnh sợ ngủ vì sợ cơn hoảng sợ xảy ra. Cơn hoảng sợ vào ban đêm chủ yếu xảy ra trong giấc ngủ NREM từ giai đoạn 2 đến giai đoạn sóng chậm, đây là điểm

để phân biệt với bệnh nhân hoảng sợ vào ban ngày[50].

- Trong rối loạn ám ảnh nghi thức: tỷ lệ rối loạn ám ảnh nghi thức từ 2 - 3% dân số chung. Một số nghiên cứu thấy RLAANT chiếm tới 10% các bệnh nhân tâm thần ngoại trú. Tuổi khởi phát bệnh trung bình là 20 tuổi, có lẽ 2/3 các bệnh nhân khởi phát trước 25 tuổi, chỉ 15% bệnh nhân khởi phát sau 35 tuổi. Các bệnh nhân RLAANT thường kết hợp với các rối loạn tâm thần khác như trầm cảm điển hình, các rối loạn liên quan đến lạm dụng rượu, rối loạn hoảng sợ…[18]. Do vậy, biểu hiện rối loạn giấc ngủ cũng tương tự các rối loạn kèm theo, giảm hiệu quả giấc ngủ và tăng thời gian đi vào giấc ngủ[50].

- Trong rối loạn ám ảnh sợ: bệnh nhân với cơn hoảng sợ vào ban đêm có thể trở thành ám ảnh sợ ngủ, khi đó làm bệnh nhân mất ngủ. Ám ảnh sợ xã

hội là bệnh lý được cho là có liên quan đến RLLA, chính RLLA có vai trò trong việc mất ngủ tâm sinh lý[50].

1.2.3.2. Ri lon gic ng trong RLSSSC và ri lon stress cp

Rối loạn stress sau sang chấn được xác định lần đầu tiên trong DSM-III năm 1980 đang ngày càng được dùng để chẩn đoán, đặc biệt sau sự kiện 11/9/2001. Rối loạn này xảy ra ở những người tiếp xúc với sự kiện gây sang chấn xảy ra trong thực tế có tính chất đe dọa sinh mạng hoặc tổn thương nghiêm trọng cho bản thân hoặc những người xung quanh. Tại Mỹ tỷ lệ cả cuộc đời của rối loạn này trong khoảng 1 – 9% dân số, nữ bị hai lần nhiều hơn nam. Tỷ lệ này cao hơn ở những người lính đánh trận có thể lên đến 15 – 20%.

Có nhiều bằng chứng phong phú chỉ ra mối liên hệ giữa RLSSSC và rối loạn giấc ngủ. Phàn nàn nhiều nhất của bệnh nhân là khó khăn trong việc khởi

đầu và duy trì giấc ngủ, thời gian ngủ ngắn hơn, giấc ngủ chập chờn, mệt mỏi ban ngày và đặc biệt là gặp ác mộng. Mất ngủ, cả bắt đầu và duy trì giấc ngủ, cộng thêm ác mộng là những phàn nàn phổ biến nhất khi phỏng vấn bệnh nhân có RLSSSC[37]. Neylan và cộng sự phân tích lại nghiên cứu về những cựu chiến binh Việt Nam đã nhận thấy rằng 44% cựu chiến binh bị RLSSSC

đã phản ánh khó ngủ, so với 6% ở cựu chiến binh không bị RLSSSC[52]. Những rối loạn giấc ngủ xuất hiện ngay sau sang chấn có ý nghĩa gợi ý trước cho sự phát triển của RLSSSC[37].

1.2.3.3. Ri lon gic ng trong các ri lon dng cơ th

Một vài nghiên cứu RLDCT trong thực hành đa khoa cho thấy rối loạn cơ thể hóa chiếm tới 1/4 - 1/3 số bệnh nhân ở các hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu. Nghiên cứu các loại RLDCT trong cộng đồng Bang Florence (Mỹ) cho thấy 0,7% rối loạn cơ thể hóa, 4,5% rối loạn nghi bệnh, 0,6% rối loạn đau và 13,8% RLDCT không biệt định[2].

Ở Việt Nam, tuy chưa có công trình nào nghiên cứu về dịch tễ, song một số nghiên cứu các hình thái rối loạn của RLDCT ở Viện Sức khỏe Tâm

thần Bệnh viện Bạch Mai cho thấy RLDCT đang có chiều hướng gia tăng[2]. RLGN (khó đi vào giấc ngủ, thức giấc sớm, mất ngủ…) là triệu chứng nằm trong nhóm triệu chứng chung của các RLDCT[2].

1.2.4. Vài nét điều trị RLGN trong các RLLQS

Trong các RLLQS vai trò của các tác nhân tâm lý giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát sinh của bệnh. Vì vậy, điều trị các RLGN trong các RLLQS cần phối hợp liệu pháp tâm lý và hóa dược liệu pháp.

1.2.4.1. Liu pháp tâm lý[39]

- Liệu pháp kiểm soát tác nhân kích thích: Sau nhiều đêm mất ngủ, môi trường giường ngủ và phòng ngủ trở thành tác nhân gây lo âu và căng thẳng. Liệu pháp kiểm soát tác nhân kích thích cố gắng điều chỉnh mối liên quan không tốt này bằng cách thuyết phục bệnh nhân ra khỏi giường và tiến hành các hoạt động bên ngoài phòng ngủ khi bệnh nhân không ngủ được, và quay lại giường sau khi cảm thấy buốn ngủ. Mục đích là tái lập lại mối liên hệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

không gian trong phòng ngủ và giấc ngủ.

- Liệu pháp thư giãn: nhằm giảm tối thiểu thức giấc và lo lắng bằng sử

dụng một số kỹ thuật chuyên dụng.

- Liệu pháp nhận thức: cố gắng vượt qua những suy nghĩ và niềm tin về

khó khăn với giấc ngủ. Liệu pháp này cũng nhằm vượt qua những suy nghĩ bi quan như quá thổi phồng về hậu quả của mất ngủ.

- Giáo dục vệ sinh giấc ngủ: chú trọng vào các tác nhân môi trường như

tiếng ồn trong phòng ngủ, dùng thức uống có caffeine, thức giấc vào một giờ

nhất định, tránh những tín hiệu bên ngoài như đồng hồ, tránh uống caffeine vào buổi chiều, tránh dùng rượu để gây ngủ, cần tiến hành hoạt động thư giãn trước khi đi ngủ.

1.2.4.2. Liu pháp hóa dược[39]

Liệu pháp hóa dược thường có tác dụng nhanh hơn liệu pháp nhận thức hành vi. Tuy nhiên, lợi ích của nó chỉ được ghi nhận trong thời gian điều trị

tích cực. Một cách lý tưởng, cần kết hợp liệu pháp hóa dược và liệu pháp nhận thức hành vi. Sau một thời gian sử dụng ngắn, liệu pháp hóa dược cần phải dừng lại.

Khi điều trị cần chú ý[3]

- Các thuốc tác dụng ngắn như Triazolam, Zolpidem có thể dẫn đến pha mất nhớ nếu dùng thường xuyên.

- Các thuốc có tác dụng kéo dài như Flurazepam có thể tích lũy ở người nhiều tuổi dẫn đến nhận thức chậm chạp, thất điều, ngã.

- Các thuốc giải lo âu Benzodiazepine khi sử dụng nên khởi đầu bằng liều thấp và chỉ sử dụng trong 1 thời gian ngắn, không nên sử dụng kéo dài vì dễ gây lệ thuộc thuốc.

- Cần sử dụng kết hợp các thuốc gây ngủ, thuốc giải lo âu, thuốc chống trầm cảm trong điều trị RLGN vì RLGN là một trong các triệu chứng của các RLLQS.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Viện Sức khỏe Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ trong các rối loạn liên quan với stress (Trang 31 - 36)