3.2.1. Tỷ lệ RLGN trong các RLLQS Bảng 3.9: Tỷ lệ BN RLLQS có RLGN trong số BN RLLQS nhập viện Số BN RLLQS nhập viện Số BN RLLQS có RLGN Số BN Tỷ lệ RLGN RLLQS không trong các RLGN RLLQS (%) Các RLLQS 156 51 105 32.7 - Tỷ lệ RLGN trong các RLLQS nhập viện là 32.7%. 3.2.2. Loại RLGN Bảng 3.10: Loại RLGN Loại rối loạn giấc ngủ n Tỷ lệ % Mất ngủ đơn thuần 41 80.4 Mất ngủ + Ác mộng 10 19.6 Cộng 51 100
- Tỷ lệ mất ngủ đơn thuần có tỷ lệ cao nhất, chiếm 80.4% số bệnh nhân. - Mất ngủ kèm theo có ác mộng chiếm tỷ lệ 19.6% số bệnh nhân.
Khó vào giấc 80,4% Thức giấc sớm Khó VG + Thức sớm 13,7% 5,9% Biểu đồ 3.9: cách thức mất ngủ trong mẫu nghiên cứu - Vừa mất ngủ đầu giấc, vừa thức giấc sớm có tỷ lệ cao nhất (80.4%). - Khó vào giấc ngủ đơn thuần hoặc chỉ thức giấc sớm chiếm tỷ lệ rất thấp (5.9% và 13.7%).
3.2.3. Thời gian xuất hiện RLGN so với các triệu chứng của RLLQS 33.3% 27.5% 39.2% Trước Cùng Sau Biểu đồ 3.10: Thời gian xuất hiện RLGN so với triệu chứng khác của bệnh
- 39.2% bệnh nhân có RLGN xảy ra sau các triệu chứng khác.
- 33.3% bệnh nhân có RLGN xảy ra cùng các triệu chứng khác của bệnh. - RLGN có trước các triệu chứng khác của bệnh chiếm tỷ lệ thấp nhất 27.5%.
3.2.4. Đặc điểm RLGN qua các giai đoạn ngủ3.2.4.1. Đặc điểm RLGN giai đoạn vào giấc ngủ 3.2.4.1. Đặc điểm RLGN giai đoạn vào giấc ngủ Bảng 3.11: Thời gian từ lúc đi ngủđến lúc ngủ thực sự (phút) theo thể bệnh các RLLQS (thời gian vào giấc ngủ) p Nhóm các RLLQS X ± SD Ngắn nhất Dài nhất Các rối loạn lo âu 123.6 ± 18.6 20 360 Các p/ứng với stress trầm trọng 240 ± 0 240 240 p>0.05 Các RLDCT 97.1 ± 12.1 15 180 Chung 115 ± 12.0 15 360
- Các RLLQS có thời gian vào giấc trung bình là 115 ± 12 phút. Trong đó các RLLA là 123.6 ± 18.6 phút; các RLDCT là 97.1 ± 12.1 phút.
Bảng 3.12: Thời gian vào giấc (phút) theo nhóm tuổi Nhóm tuổi X ± SD Ngắn nhất Dài nhất p < 20 60 ± 00 60 60 20 – 29 61 ± 12 15 150 p>0.05 30 – 39 126 ± 18 20 240 40 – 49 158 ± 33 20 360 50 – 59 126 ± 22 30 240 ≥ 60 30 ± 00 30 30
- Nhóm có thời gian vào giấc dài nhất là 40 – 49 tuổi, trung bình 158 ± 33 phút. - Thời gian vào giấc ngắn nhất là nhóm tuổi < 30 và ≥ 60. Bình thường 13.7% 37.3% 49.0% Suy nghĩ Miên man Lo lắng bồn chồn
Biểu đồ 3.11: Các triệu chứng thường gặp khi bắt đầu đi ngủ
- Trước khi đi ngủ bệnh nhân có biểu hiện hay gặp nhất là lo lắng, bồn chồn chiếm tỷ lệ 49% số bệnh nhân.
3.2.4.2. Đặc điểm RLGN giai đoạn trong giấc ngủ Bảng 3.13: Chất lượng giấc ngủ Chất lượng giấc ngủ n Tỷ lệ % Bình thường 2 3.9 Ngủ chập chờn, dễ thức giấc 49 96.1 Cộng 51 100
- Số bệnh nhân có giấc ngủ nông, chập chờn, dễ thức giấc chiếm tỷ lệ 96.1%. - Có 3.9% bệnh nhân có chất lượng ngủ bình thường, không thức giấc giữa đêm.
Bảng 3.14: Thời gian ngủđược mỗi đêm (giờ) theo các thể bệnh RLLQS
Nhóm các RLLQS X ± SD Ngắn nhất Dài nhất p Các rối loạn lo âu 3.5 ± 0.3 1 7 Các p/ứng với stress trầm trọng 4 ± 0 4 4 Các RLDCT 3.7 ± 0.2 1 5 p>0.05 Chung 3.6 ± 0.2 1 7
- Thời gian ngủ được trung bình mỗi đêm của các RLLQS là 3.6 giờ, trong đó, các RLLA có thời gian ngủ trung bình mỗi đêm là 3.5 giờ; các RLDCT là 3.7 giờ.
Bảng 3.15: Thời gian ngủđược mỗi đêm (giờ) theo giới
Giới tính X ± SD Ngắn nhất Dài nhất p
Nam 3.7 ± 0.3 1 5
p>0.05
Nữ 3.6 ± 0.2 1 7
Chung 3.6 ± 0.2 1 7
- Thời gian ngủ được mỗi đêm trong các RLLQS giữa nam và nữ không có sự khác biệt.
Bảng 3.16: Thời gian ngủđược mỗi đêm (giờ) và sang chấn tâm lý
Giới tính X ± SD Ngắn nhất Dài nhất p Có sang chấn tâm lý 3.6 ± 0.2 1 7
p>0.05 Không có sang chấn tâm lý 3.7 ± 0.4 1 6
Chung 3.6 ± 0.2 1 7
- Thời gian ngủ được mỗi đêm của những bệnh nhân RLLQS có sang chấn tâm lý và không có sang chấn tâm lý không có sự khác biệt.
3.2.4.3. Các triệu chứng buổi sáng khi thức giấc Bảng 3.17: Tình trạng buổi sáng của bệnh nhân RLLQS Triệu chứng n Tỷ lệ % Mệt mỏi 51 100.0 Giảm tập trung chú ý 45 88.2 Hay quên 38 74.5 Dễ cáu gắt 30 58.8 Lo sợ mất ngủ 16 31.4
- 100% bệnh nhân RLLQS có biểu hiện mệt mỏi sau khi thức giấc. - Biểu hiện hay gặp thứ hai là triệu chứng giảm tập trung chú ý, chiếm tỷ
Bảng 3.18: Chất lượng công việc ban ngày của bệnh nhân Chất lượng giấc ngủ n Tỷ lệ % Mệt, chưa ảnh hưởng công việc 2 3.9 Mệt, có ảnh hưởng công việc 15 29.4 Mệt, không làm việc được 34 66.7 Cộng 51 100.0
- RLLQS và RLGN làm bệnh nhân không thể làm việc được chiếm tỷ lệ
cao nhất 66.7% bệnh nhân.
- Chỉ có một tỷ lệ nhỏ (3.9%) bệnh nhân không bịảnh hưởng đến chất lượng công việc.
3.2.4.4. Số ngày RLGN trong một tuần
Bảng 3.19: Số ngày RLGN của bệnh nhân trong 1 tuần
Số ngày RLGN/tuần n Tỷ lệ %
1 – 3 ngày 7 13.7
4 – 5 ngày 5 9.8
6 – 7 ngày 39 76.5
Cộng 51 100.0
- Số bệnh nhân RLGN 6 – 7 ngày trong 1 tuần chiếm tỷ lệ cao nhất, 76.5% số bệnh nhân.
Bảng 3.20: Số ngày RLGN trung bình trong tuần theo giới
Giới X ± SD Nhỏ nhất Lớn nhất P
Nam 5.7 ± 0.5 3 7 p>0.05
Nữ 6.4 ± 0.2 2 7
Chung 6.2 ± 0.2 2 7
- Số ngày RLGN trung bình/ tuần là 6.2 ± 0.2 ngày.
- Số ngày RLGN trung bình/ tuần của nam (5.7 ± 0.5 ngày) thấp hơn so với của nữ (6.4 ± 0.2), tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
3.2.5. RLGN đánh giá qua thang điểm PSQI
68.7% Tốt Trung bình 17.6% 9.8% 3.9% Kém Rất kém Biểu đồ 3.12: Hiệu quả giấc ngủở bệnh nhân RLLQS - Các bệnh nhân RLLQS có hiệu quả giấc ngủ rất kém, chiếm tỷ lệ 68.7% bệnh nhân.
- Tỷ lệ bệnh nhân có hiệu quả giấc ngủ tốt theo thang điểm PSQI chỉ
Bảng 3.21: Điểm trung bình PSQI trong các RLLQS theo giới Giới X ± SD Cực tiểu Cực đại p Nam 14.9 ± 0.9 6 20 p>0.05 Nữ 15.8 ± 0.4 9 19 Chung 15.5 ± 0.4 6 20
- Điểm PSQI chung trong các RLLQS của mẫu nghiên cứu là 15.5 ± 0.4
điểm. - Điểm PSQI của nữ giới 15.8 ± 0.4 điểm, cao hơn điểm PSQI của nam giới 14.9 ± 0.9. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
3.2.6. Đặc điểm điện não đồ lúc thức của bệnh nhân RLLQS
Bảng 3.22: Kết quả điện não đồ lúc thức của bệnh nhân RLLQS(n=26)
Kết quảđiện não n Tỷ lệ %
Điện não trong giới hạn bình thường 18 69.2 Có dạng sóng kích thích vỏ não 4 15.4
Sóng theta rải rác sau tăng thông khí 4 15.4
Cộng 26 100.0
- 69.2% bệnh nhân có kết quả điện não đồ lúc thức trong giới hạn bình thường.
- Dạng sóng kích thích vỏ não và sóng theta rải rác sau tăng thông khí cùng chiếm tỷ lệ 15.4%.
3.2.7. Kết quảđiều trị các RLLQS
Bảng 3.23: Thời gian nằm viện trung bình (ngày) theo giới
Giới X ± SD Cực tiểu Cực đại p
Nam 18.8 ± 2.1 7 35
p>0.05
Nữ 16.8 ± 1.7 3 47
Chung 17.5 ± 1.3 3 47
- Thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân là 17.5 ± 1.3 ngày.
- Thời gian nằm viện trung bình của nam là 18.8 ± 2.1 ngày cao hơn so với nữ (16.8 ± 1.7 ngày). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0.05.
Bảng 2.24: Thuốc điều trị các RLLQS Nhóm thuốc điều trị N Tỷ lệ % CTC + ATK 02 3.9 CTC + GLA 19 37.3 CTC + GLA + ATK 30 58.8 Cộng 51 100.0
- Kết hợp thuốc chống trầm cảm, giải lo âu, an thần kinh hay được dùng trong điều trị các RLLQS (58.8%).
Bảng 3.25: Diễn biến của RLGN trong quá trình điều trị so với các triệu chứng khác của RLLQS Diễn biến điều trị N Tỷ lệ % Mất ngủ giảm trước 36 70.6 Mất ngủ giảm cùng 15 29.4 Cộng 51 100.0
- Trong quá trình điều trị, mất ngủ giảm trước chiếm tỷ lệ cao trong mẫu nghiên cứu 70.6%.
- 29.4% bệnh nhân có diễn tiến giấc ngủ giảm cùng; không có trường hợp nào giấc ngủ giảm sau các triệu chứng khác của RLLQS.
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. MỘT SỐĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.1.1. Phân bố tuổi và giới trong mẫu nghiên cứu
Tuổi
Số liệu tại bảng 3.1 cho thấy nhóm tuổi hay gặp nhất là 30 – 49 tuổi, chiếm 52.9 % số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu, đây là nhóm tuổi có sự
cống hiến rất lớn cho lao động xã hội. Nhóm tuổi < 20 và nhóm tuổi ≥ 60 ít gặp nhất trong mẫu nghiên cứu, lần lượt là 2% và 3.9%. Theo Regier D.A và cộng sự (1988) nhóm tuổi hay gặp của rối loạn hoảng sợ là từ 25 – 44 tuổi[58], theo Wittchen H(2002) rối loạn lo âu lan tỏa hay gặp ở nhóm tuổi trên 35 tuổi[68] và theo Kessler R.C là từ 15 – 44 tuổi[41]… Trong nghiên cứu của chúng tôi độ tuổi trung bình là 39.9 ± 1.7 tuổi, cao hơn so với các nghiên cứu của Regier D.A và Wittchen H. Theo chúng tôi, do Regier D.A và Wittchen H khảo sát tại cộng đồng còn nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trong một cơ sở điều trị, phải một thời gian sau khi mắc bệnh, người bệnh mới tìm tới cơ sởđiều trị.
Wittchen H(2002)[68] và Lepine J.P (2002)[44] khi nghiên cứu dịch tễ của RLLA trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho kết quả RLLA lan tỏa chiếm 8% và tỷ lệ trong 12 tháng của rối loạn này là 1.9 – 5.1%, bệnh thường có khuynh hướng mạn tính và là một gánh nặng của nền kinh tế do làm giảm hiệu suất lao động xã hội và các chi phí tiêu tốn cho việc khám chữa bệnh.
Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm tuổi trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ
3.9%, điều này phù hợp với nghiên cứu của Scott và cộng sự [61] cho thấy trầm cảm và lo âu giảm ở lứa tuổi cao.
Giới
Nữ giới có tỷ lệ 66.7% và nam giới là 33.3% (biểu đồ 3.1), như vậy tỷ
lệ nữ / nam gần bằng 2 / 1. Tỷ lệ này cũng khá phù hợp với một số nghiên cứu khác. Kessler R.C và cộng sự sử dụng DSM-III-R để nghiên cứu rối loạn hoảng sợ trong cộng đồng dân cư Mỹ cho kết quả phụ nữ bị rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu lan tỏa 2 lần nhiều hơn nam giới. Usall J và cộng sự khi nghiên cứu RL hỗn hợp lo âu và trầm cảm cũng cho tỷ lệ gần tương tự[65]. Sau đây là một số tỷ lệ theo giới của các rối loạn lo âu:
Bảng 4.1: Tỷ lệ nữ / nam trong một số loại RL lo âu theo Eric H [32]
STT Rối loạn Tỷ lệ nữ / nam 1 Rối loạn hoảng sợ > 2 / 1 2 RL lo âu lan tỏa 2 / 1 3 Ám ảnh sợ xã hội > 1 / 1 4 Ám ảnh sợ chuyên biệt 2 / 1 5 Ám ảnh sợ khoảng rộng 2 / 1 6 RL ám ảnh nghi thức 1 / 1
7 RL stress sau sang chấn 2 / 1
Tương tự như vậy, Lepine và cộng sự[70] khi tiến hành nghiên cứu 1746 dân cư phía Nam Paris (Pháp) cho kết quả tỷ lệ mắc trong 1 năm: 3.7% nam, 6.6% nữ được chẩn đoán RLLA lan tỏa; 7.9% nam, 16% nữ được chẩn
đoán các rối loạn ám ảnh sợ; 0.5% nam, 1.9% nữ được chẩn đoán rối loạn hoảng sợ.
Tuổi trung bình khởi phát bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.2) là nam 32 tuổi và nữ 40.6 tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p<0.05, cho thấy tuổi khởi phát các RLLQS khá cao và tập trung vào lứa tuổi lao động chính của xã hội.
Khi nhập viện, độ tuổi trung bình của nữ giới là 42.4 ± 1.8 tuổi, cao hơn của nam giới 34.9 ± 1.7 tuổi, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0.05 (biểu đồ 3.2). Điều này hoàn toàn phù hợp do nữ giới có tuổi khởi phát cao hơn nam giới (nữ 40.6 ± 1.9; nam 32.0 ± 3.7). Tuy nhiên, độ tuổi lúc nhập viện còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như xa nơi khám bệnh, kinh tế khó khăn, nhận thức của người bệnh về bệnh tật, sự quan tâm của bệnh nhân về
bệnh tật… làm trì hoãn thời gian đi khám bệnh. Do vậy, tuổi khi nhập viện của nam và nữ chỉ phản ánh một phần nhưng chưa đầy đủ về mặt dịch tễ học các rối loạn liên quan đến stress tại cộng đồng dân cư.
4.1.2. Nghề nghiệp
Tỷ lệ RLLQS gặp nhiều hơn ở nhóm lao động chân tay (43.1%); thấp nhất ở nhóm hưu trí, nội trợ, thất nghiệp.
Theo Melchior và cộng sự[49] khi tiến hành nghiên cứu theo dõi dọc 1015 trẻ từ lúc sinh (năm 1972 – 1973) đến thời điểm đánh giá (năm 2004 – 2005) cho thấy có tỷ lệ cao hơn các rối loạn trầm cảm và lo âu ở những người phải làm việc nhiều, quá sức hoặc làm việc thêm giờ so với những người làm việc có áp lực thấp.
Một nghiên cứu khác của Schell và cộng sự[62] cũng cho thấy những công việc đòi hỏi sự chính xác có tỷ lệ cao các rối loạn lo âu hoặc như
Stanfeld và cộng sự[64] cho rằng điều kiện làm việc khó khăn có vai trò quan trọng trong việc phát sinh các rối loạn lo âu và trầm cảm. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Trần Viết Nghị và cộng sự[8] tiến hành trên 9207 người thuộc 10 nhóm ngành nghề đặc biệt, các ngành nghề chịu căng thẳng và stress cho thấy có tỷ lệ rối loạn giấc ngủ, suy nhược, lo âu, trầm cảm cao ở các
nhóm ngành nghề này (10%), một số ngành có nguy cơ cao như luyện kim (lao động tay chân nặng), làm việc ca kíp, làm việc quá giờ…
Nhóm hưu trí, nội trợ có tỷ lệ thấp nhất chiếm tỷ lệ 11.8% trong nhóm nghiên cứu, điều này cũng phù hợp với một nghiên cứu của Villamil và CS[66] khi tiến hành nghiên cứu trên 1875 nam và 2253 nữ nhóm tuổi từ 45 – 75 cho thấy nhóm tuổi hưu trí có tỷ lệ trầm cảm và lo âu thấp hơn.
Nhóm nghề nghiệp lao động trí óc có tỷ lệ gặp 29.4% trong mẫu nghiên cứu. Tuy nhiên, trong hai nhóm nghề trên thì lao động tay chân có thu nhập khá giả chỉ chiếm 9.1% còn lao động trí óc có tỷ lệ kinh tế khá giả là 26.7%. Theo nghiên cứu của Loforts và cộng sự[46] có một tỷ lệ cao các rối loạn lo âu trong nhóm thu nhập thấp. Như vậy, ngoài tác động của công việc tay chân nặng nhọc thì thu nhập của công việc tay chân cũng góp phần làm tăng cao tỷ
lệ các rối loạn liên quan stress trong nhóm nghề nghiệp này.
4.1.3. Trình độ học vấn
Nhóm trình độ học vấn cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ cao nhất trong mẫu nghiên cứu chiếm 37.3%. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Võ Văn Bản và cộng sự[1] nghiên cứu trên 94 bệnh nhân rối loạn liên quan stress thấy rằng 84% đối tượng thuộc nhóm học vấn Cao đẳng và Đại học.
Tại Viện Sức khỏe Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai từ năm 1998 – 1999, Nguyễn Viết Thiêm và cộng sự[16] báo cáo 77.5% bệnh nhân RLLQS có trình độ văn hóa trên cấp 3.
Nghiên cứu dịch tễ của Lépine và cộng sự (1994)[70] chỉ ra rằng 83.2% các trường hợp rối loạn lo âu có trình độ từ trung học trở lên, trong đó trình