Các biến số, chỉ số nghiên cứ u

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ trong các rối loạn liên quan với stress (Trang 38 - 40)

2.3.2.1. Các biến độc lp:

Các yếu tố ảnh hưởng đến RLGN.

- Tuổi: tuổi của đối tượng tham gia nghiên cứu, tính bằng năm. - Giới: là nam hay nữ.

- Trình độ học vấn: được phân chia thành mù chữ, tiểu học, THCS, PTTH, và đại học hoặc trung học chuyên nghiệp.

- Nghề nghiệp: nghề nghiệp bệnh nhân làm trước khi bị bệnh. - Dân tộc: dân tộc Kinh hoặc dân tộc thiểu số.

- Hoàn cảnh gia đình: bao gồm tình trạng hôn nhân, mức sống theo trả

lời của người bệnh.

- Loại hình tác nhân gây stress: là stress trường diễn hay stress cấp tính. - Các tác nhân gây stress thường gặp: phân theo cấp tính hay trường diễn.

- Phân bố các RLLQS trong mẫu nghiên cứu. - Thời gian mắc các RLLQS.

2.3.2.2. Các biến ph thuc:

Các đặc điểm lâm sàng của RLGN, hậu quả của RLGN trong các RLLQS.

- Thời gian RLGN: khoảng thời gian từ khi bắt đầu bị RLGN đến khi tiến hành nghiên cứu.

- Tần suất RLGN: số đêm RLGN trong một tuần.

- Thời gian ngủ: thời gian ngủđược trung bình trong 1 đêm.

- Kiểu mất ngủ: vào giấc ngủ khó; vào giấc ngủ dễ nhưng hay thức giấc vào ban đêm hoặc kết hợp cả hai yếu tố trên.

- Hiệu quả giấc ngủ: tính bằng (số giờ ngủ/ số giờ nằm trên giường) x 100. Tính bằng %[29]. Tốt: Hiệu quả giấc ngủ > 85%. Trung bình: Hiệu quả giấc ngủ 76% - 85%. Kém: Hiệu quả giấc ngủ 66% - 75%. Rất kém: Hiệu quả giấc ngủ < 65%.

- Chất lượng giấc ngủ: đánh giá mức độ ngủ nông dễ thức giấc hay ngủ

- Hậu quả ban ngày của RLGN: đánh giá hậu quả của RLGN lên hoạt

động nghề nghiệp của bệnh nhân và các tình trạng ban ngày như mệt mỏi, sút cân, giảm trí nhớ, giảm tập trung chú ý, hoặc có thể là RL trầm cảm, RLLA…

- Điểm test PITTSBURGH: thang điểm đánh giá chất lượng giấc ngủ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ trong các rối loạn liên quan với stress (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)