Nghề nghiệ p

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ trong các rối loạn liên quan với stress (Trang 63 - 68)

Tỷ lệ RLLQS gặp nhiều hơn ở nhóm lao động chân tay (43.1%); thấp nhất ở nhóm hưu trí, nội trợ, thất nghiệp.

Theo Melchior và cộng sự[49] khi tiến hành nghiên cứu theo dõi dọc 1015 trẻ từ lúc sinh (năm 1972 – 1973) đến thời điểm đánh giá (năm 2004 – 2005) cho thấy có tỷ lệ cao hơn các rối loạn trầm cảm và lo âu ở những người phải làm việc nhiều, quá sức hoặc làm việc thêm giờ so với những người làm việc có áp lực thấp.

Một nghiên cứu khác của Schell và cộng sự[62] cũng cho thấy những công việc đòi hỏi sự chính xác có tỷ lệ cao các rối loạn lo âu hoặc như

Stanfeld và cộng sự[64] cho rằng điều kiện làm việc khó khăn có vai trò quan trọng trong việc phát sinh các rối loạn lo âu và trầm cảm. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Trần Viết Nghị và cộng sự[8] tiến hành trên 9207 người thuộc 10 nhóm ngành nghề đặc biệt, các ngành nghề chịu căng thẳng và stress cho thấy có tỷ lệ rối loạn giấc ngủ, suy nhược, lo âu, trầm cảm cao ở các

nhóm ngành nghề này (10%), một số ngành có nguy cơ cao như luyện kim (lao động tay chân nặng), làm việc ca kíp, làm việc quá giờ…

Nhóm hưu trí, nội trợ có tỷ lệ thấp nhất chiếm tỷ lệ 11.8% trong nhóm nghiên cứu, điều này cũng phù hợp với một nghiên cứu của Villamil và CS[66] khi tiến hành nghiên cứu trên 1875 nam và 2253 nữ nhóm tuổi từ 45 – 75 cho thấy nhóm tuổi hưu trí có tỷ lệ trầm cảm và lo âu thấp hơn.

Nhóm nghề nghiệp lao động trí óc có tỷ lệ gặp 29.4% trong mẫu nghiên cứu. Tuy nhiên, trong hai nhóm nghề trên thì lao động tay chân có thu nhập khá giả chỉ chiếm 9.1% còn lao động trí óc có tỷ lệ kinh tế khá giả là 26.7%. Theo nghiên cứu của Loforts và cộng sự[46] có một tỷ lệ cao các rối loạn lo âu trong nhóm thu nhập thấp. Như vậy, ngoài tác động của công việc tay chân nặng nhọc thì thu nhập của công việc tay chân cũng góp phần làm tăng cao tỷ

lệ các rối loạn liên quan stress trong nhóm nghề nghiệp này.

4.1.3. Trình độ học vấn

Nhóm trình độ học vấn cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ cao nhất trong mẫu nghiên cứu chiếm 37.3%. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Võ Văn Bản và cộng sự[1] nghiên cứu trên 94 bệnh nhân rối loạn liên quan stress thấy rằng 84% đối tượng thuộc nhóm học vấn Cao đẳng và Đại học.

Tại Viện Sức khỏe Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai từ năm 1998 – 1999, Nguyễn Viết Thiêm và cộng sự[16] báo cáo 77.5% bệnh nhân RLLQS có trình độ văn hóa trên cấp 3.

Nghiên cứu dịch tễ của Lépine và cộng sự (1994)[70] chỉ ra rằng 83.2% các trường hợp rối loạn lo âu có trình độ từ trung học trở lên, trong đó trình

độĐại học, Cao đẳng chiếm 20.7%.

Nói chung, các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đều có chung một nhận định là các rối loạn liên quan stress thường thấy ở nhóm có trình độ

người làm việc tay chân. Trong đề tài nghiên cứu của chúng tôi một số người có trình độ văn hóa cao hiện tại thất nghiệp, phải làm các công việc tay chân tạm thời, và một số người có trình độ học vấn cao cũng vẫn phải làm các công việc tay chân đơn điệu hoặc đòi hỏi sự chính xác cao như đánh máy chữ…

4.1.4. Hoàn cảnh gia đình

Gia đình hòa hợp chiếm tỷ lệ cao trong mẫu nghiên cứu: 58.8%, điều này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu khác về các RLLQS. Như một nghiên cứu của Lépine và cộng sự[70] trên nhóm bệnh nhân lo âu và trầm cảm thấy rằng 79.2% nam và 81.7% nữ đã có vợ hoặc chồng, chỉ có một bộ phận nhỏ là chưa lập gia đình. Theo chúng tôi điều này cũng hợp lý vì bệnh xảy ra chủ

yếu ở khoảng tuổi 30 – 50 là khoảng tuổi phần lớn cá nhân trong cộng đồng dân cưđều đã lập gia đình.

Ly hôn, ly thân, góa chiếm tỷ lệ thấp nhất trong mẫu nghiên cứu: 4%,

điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Lépine và CS[70] chỉ có 7.6% nam và 10.3% nữ trong mẫu nghiên cứu là góa bụa, ly thân, ly dị. Mặc dù đây là tác nhân gây stress rất rõ ràng nhưng theo chúng tôi thực tế tỷ lệ này trong cộng đồng dân cư nói chung cũng chiếm một tỷ lệ hết sức khiêm tốn, hơn nữa sau khi ly thân hoặc ly dị gần như là một thời điểm để chấm dứt những mâu thuẫn kéo dài trước đó. Do đó, sự ảnh hưởng của chúng lên các RLLQS cũng không phổ biến như các loại sang chấn khác như nghề nghiệp, mâu thuẫn gia

đình đang tồn tại hoặc các sang chấn xã hội khác…

4.1.5. Tác nhân stress trong nhóm nghiên cứu

Theo nghiên cứu của chúng tôi đươc trình bày tại bảng 3.6 cho thấy 67.7% bệnh nhân nghiên cứu tìm thấy tác nhân gây stress, bao gồm 2 nhóm tác nhân gây stress: Tác nhân gây stress trường diễn chiếm tỷ lệ 49.1%, tác nhân gây stress cấp tính chiếm tỷ lệ 17.6% trong nhóm nghiên cứu.

Tác nhân gây stress trường diễn

Là những tác nhân xuất phát từ những tình huống quen thuộc, lặp đi, lặp lại trong đời sống hàng ngày[10].

- Mâu thuẫn gia đình có tỷ lệ cao nhất chiếm 25.5% số bệnh nhân (biểu

đồ 3.4) điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Alain Sauteraud[69] khi phân tích mối quan hệ của những lo lắng bình thường và bệnh lý với rối loạn lo âu lan tỏa cho thấy những lo lắng về gia đình chiếm tỷ

lệ cao nhất, dao động từ 32 – 79%. Theo chúng tôi trong các gia đình nói chung, nhất là gia đình ở các nước Á Đông, mối quan hệ gia đình truyền thống khá vững bền, chính đặc điểm này làm kéo dài tình trạng hôn nhân, dù rằng tình trạng hôn nhân đó đang có mâu thuẫn, thậm chí là mâu thuẫn gay gắt. Nét chịu đựng là bản tính thường thấy của người phụ nữ Á Đông. Kết quả

này cũng phù hợp với các kết quả trước là RLLQS hay gặp hơn ở phụ nữ và ở

những người đã có gia đình.

- Nguyên nhân gây stress trường diễn đứng thứ hai là áp lực trong công việc, có việc phải thức đêm kéo dài, do có người thân bị bệnh. Ba nhóm nguyên nhân này đều chiếm cùng một tỷ lệ là 18.3% số bệnh nhân. Kết quả

nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Alain Sauteraud[69]. Tại nghiên cứu này tỷ lệ tác nhân stress gặp trong rối loạn lo âu đứng thứ 2 là những khó khăn gặp phải trong công việc.

Wang và CS[67] khi nghiên cứu mối liên hệ giữa stress trong công việc và các rối loạn tâm thần ở nam và nữ cho thấy sự mất cân bằng trong công việc và cuộc sống gia đình là yếu tố liên quan mạnh nhất đến các rối loạn lo âu và trầm cảm.

- Ngoài ra, trong nghiên cứu của chúng tôi cũng còn gặp một số tác nhân gây stress khác có tỷ lệ thấp hơn, đó là các mâu thuẫn trong xã hội 2%…

Tác nhân gây stress cấp tính:

Những tình huống gây ra stress cấp tính thường là những tình huống mà chủ thể không lường trước được, mang tính chất dữ dội như bị tấn công bất ngờ, thiên tai, thảm họa, người thân mất đột ngột…

Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ ghi nhận một loại tác nhân gây stress cấp tính đó là người thân ốm và chết đột ngột, chiếm tỷ lệ 17.6%. Grillon và CS[36] khi tiến hành nghiên cứu đáp ứng stress trên người bằng cách gây ra tình huống stress sau đó đo nồng độ cortisol trong nước bọt, đo nhịp tim, huyết áp… thấy rằng các stress cấp tính chính là yếu tố tiềm tàng của lo âu, là yếu tố quan trọng trong việc duy trì và phát triển các rối loạn lo âu.

Như vậy, tác nhân gây stress cấp tính cũng giữ một vai trò quan trọng trong các rối loạn lo âu nói riêng, các rối loạn liên quan stress nói chung. Mặc dù chúng chỉ xảy ra một lần, không lặp lại nhưng cường độ của sang chấn đã góp phần tạo ra và duy trì các rối loạn liên quan stress như Trần Viết Nghị[9] cũng đã đề cập thành phần gây bệnh của stress là ý nghĩa thông tin chứ không phải là cường độ của stress…

Không tìm thấy tác nhân gây stress rõ ràng:

Có 33.3% bệnh nhân trong đề tài nghiên cứu của chúng tôi không tìm

được tác nhân gây stress.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với ý kiến của nhiều tác giả. Sher L và cộng sự[63] khi nghiên cứu nguyên nhân gây rối loạn lo âu

đã chỉ ra sự bất thường sinh học có liên quan đến sự phát triển của rối loạn lo âu. Tác giả cho rằng, những người có “bất thường sinh học thực sự” không thể làm việc được trong hoàn cảnh mà người khác cho là bình thường. Những người có “liên quan đến bất thường sinh học” có thể làm việc trong hoàn cảnh bình thường, nhưng trong hoàn cảnh không bình thường thì họ không thể làm việc được. Hoàn cảnh không bình thường bao gồm cả trong thang máy, trên

máy bay, lái xe… Tác giả đề nghị có thể phân thành 4 nhóm người: nhóm có khả năng thích nghi tốt, không bao giờ phát triển thành RLLA; nhóm có khả

năng thích nghi khá, chỉ phát triển thành RLLA khi tiếp xúc với những sang chấn thật mạnh; nhóm có khả năng thích nghi trung bình có thể phát triển thành RLLA khi có một sang chấn trung bình; và nhóm những người có khả

năng thích nghi kém có thể phát triển thành RLLA kể cả trong những tình huống bình thường. Như vậy, với một số cá thể không nhất thiết phải có sang chấn tâm lý mới có thể phát triển thành các rối loạn lo âu, một trong các RLLQS hay gặp.

Sự phối hợp các tác nhân gây stress:

Trong nghiên cứu của chúng tôi 27.5% bệnh nhân có sự kết hợp nhiều sang chấn khác nhau. Điều này cũng phù hợp với thực tế, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta phải tiếp xúc với rất nhiều mối quan hệ khác nhau, quan hệ xã hội, quan hệ nghề nghiệp, quan hệ gia đình, quan hệ với tự nhiên, mội trường…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ trong các rối loạn liên quan với stress (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)