39.2% bệnh nhân có RLGN xảy ra sau các triệu chứng khác và 33.3% bệnh nhân có RLGN xảy ra cùng các triệu chứng khác của bệnh (biểu đồ
3.10). Điều này phù hợp với nghiên cứu của Ohayon M.M và cộng sự[54] khi tiến hành nghiên cứu vai trò của mất ngủ mạn tính trong tiến triển và tiên lượng RLLA và trầm cảm, ông cho rằng trong các RLLA mất ngủ xuất hiện hầu hết cùng thời gian (>38%) hoặc sau (>34%) triệu chứng bệnh. Cũng trong nghiên cứu này ông khẳng định trong hầu hết các rối loạn khí sắc mất ngủ
xuất hiện trước (>40%) hoặc cùng thời gian (>22%) với các triệu chứng của rối loạn khí sắc. Như vậy có sự khác biệt về thời gian xuất hiện RLGN giữa các RLLQS và các rối loạn khí sắc, một rối loạn cũng khá phổ biến trong tâm thần học. Trong RLLQS, RLGN thường xuất hiện cùng hoặc sau triệu chứng bệnh còn trong rối loạn khí sắc, RLGN thường xuất hiện trước các triệu chứng bệnh.
RLGN có trước các triệu chứng khác của bệnh chiếm tỷ lệ thấp nhất 27.5%. Mặc dù vậy, RLGN vẫn là triệu chứng hết sức quan trọng nó báo trước một rối loạn tâm thần có thể xảy ra, chính RLGN có thể là tác nhân gây ra và thúc đẩy RLLA nói riêng và RLLQS nói chung. Neckelmann D[51] và cộng sự khi nghiên cứu mối liên quan của mất ngủ đến sự phát triển của RLLA và trầm cảm đã chỉ ra rằng mất ngủ là tác nhân thúc đẩy RLLA.
Như vậy, RLGN và RLLQS có tác động qua lại lẫn nhau, RLGN có thể
là tác nhân thúc đẩy và duy trì các RLLQS mặt khác các RLLQS làm cho mất ngủ trầm trọng hơn và có thể trở thành mạn tính.