4.2.1. Tỷ lệ RLGN trong các RLLQS
Từ tháng 12/2007 đến hết tháng 6/2008 số bệnh nhân RLLQS vào viện SKTT điều trị là 156 bệnh nhân, trong đó có 51 bệnh nhân có RLGN. Như
vậy, tỷ lệ RLGN trong các RLLQS là 32.7%. Tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Ohayon M.M[55], ông cho rằng tỷ lệ RLGN trong RLSSSC là 70% và theo Lois E.K[47] tỷ lệ RLGN trong các RLLA là 97.2%. Sở dĩ có sự
khác biệt này theo chúng tôi là do trong số bệnh nhân RLLQS nhập viện có nhiều bệnh nhân là rối loạn phân ly, là những rối loạn có tỷ lệ RLGN khá thấp.
4.2.2. Loại RLGN
RLGN bao gồm nhiều loại khác nhau: mất ngủ, ngủ nhiều, ác mộng, chứng miên hành, chứng ngừng thở khi ngủ… Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 100% bệnh nhân chỉ biểu hiện rối loạn giấc ngủ bằng mất ngủ, trong đó, mất ngủ đơn thuần có tỷ lệ cao nhất, chiếm 80.4% trong mẫu nghiên cứu và 19.6% là mất ngủ kèm theo có ác mộng.
RLGN là triệu chứng chính của nhiều rối loạn tâm thần khác nhau và trong các RLLQS biểu hiện RLGN thường là mất ngủ[48].
Mất ngủ là triệu chứng hết sức phổ biến trong RL hoảng sợ, những biểu hiện bao gồm mất ngủ đầu giấc, giữa giấc và thức giấc sớm cũng như hay thức giấc ban đêm hoặc hoảng sợ bị tấn công trong khi ngủ. Một vài bệnh nhân bị hoảng sợ trong khi ngủ có thể bị “điều kiện hóa” và trở nên sợ hoặc thậm chí là né tránh giấc ngủ, chính điều này làm kéo dài tình trạng mất ngủ[48].
RLLA lan tỏa đặc trưng bởi những lo lắng mạn tính, những lo lắng này làm cho nhiều bệnh nhân phàn nàn về sự mất ngủ của mình. Một nghiên cứu sử dụng máy đa ký giấc ngủ (polysomnographic) cho kết quả tăng thời gian vào giấc, tăng thức giấc, giảm giấc ngủ sóng chậm ở những bệnh nhân này[48].
Trong RLAA nghi thức bệnh nhân có thể có những ám ảnh tái đi tái lại, có những hành vi nghi thức rườm rà trước khi đi ngủ, chính điều này làm giảm thời gian ngủ của bệnh nhân[48].
Bệnh nhân bị RL dạng cơ thể chuyển một vấn đề về cảm xúc trở thành một phàn nàn về cơ thể. Mất ngủ là một phàn nàn đứng thứ 2 hay gặp trong rối loạn dạng cơ thể, chỉ sau đau đầu[48].
Trong RL stress sau sang chấn, bệnh nhân luôn tái hiện lại những hồi
ức sang chấn, bận tâm về sang chấn, ác mộng và hoảng sợ ban đêm[42]. Mất ngủ mạn tính do tăng thức giấc rất phổ biến trong RL này[48].
Như vậy, trong các RLLQS, RLGN là triệu chứng hết sức phổ biến, biểu hiện RLGN hay gặp trong rối loạn này là mất ngủ và trong một số bệnh lý có thể gặp cả ác mộng.
Cách thức mất ngủ trong các bệnh nhân RLLQS trong đề tài này 80.4% bệnh nhân khó khăn đi vào giấc ngủ và khi đã ngủ được rồi thì giấc ngủ nông, chập chờn và thức giấc sớm. Kết quả này phù hợp với Trần Hữu Bình[2] là RLGN trong các RL dạng cơ thể biểu hiện qua mất ngủ, khó đi vào giấc và
thức giấc sớm và theo Nguyễn Viết Thiêm[11] RLGN trong lo âu lan tỏa là ngủ rất khó và không duy trì được yên giấc.
Trong nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào ngủ
nhiều, điều này khác với một số RL tâm thần khác. Ví dụ như trong RL cảm xúc theo mùa là một RL khí sắc biểu hiện bằng trầm cảm, hưng cảm nhẹ. Đây là một RL có lẽ liên quan đến RL nhịp sinh học do sự thay đổi độ dài của ngày đêm (hay gặp ở Bắc bán cầu). Trầm cảm có thể kéo dài suốt mùa đông và chỉ cải thiện khi ngày trở nên dài hơn vào mùa xuân. Hầu hết các triệu chứng trầm cảm có khuynh hướng không điển hình với tăng thời gian ngủ, giảm năng lượng, tăng ngon miệng, tăng cân và tăng ngủ gật vào ban ngày… một rối loạn khác có thể gặp tình trạng ngủ nhiều đó là trầm cảm và đặc biệt là trầm cảm không điển hình[48].