trùng thỏ
*Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh cầu trùng thỏ.
Việc phòng và trị bệnh cầu trùng hiện nay vẫn được thực hiện theo hệ thống gồm: Diệt cầu trùng ở động vật (mục đích làm cho động vật khoẻ mạnh và ngăn ngừa ngoại cảnh không bị ô nhiễm cầu trùng), diệt cầu trùng ở hoàn cảnh ngoại giới (mục đích là để phòng cho động vật không bị nhiễm bệnh).
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị bệnh cầu trùng, Tuy nhiên, việc thử nghiệm và sử dụng rộng rãi các loại thuốc điều trị bệnh cầu trùng cho thỏ thì ở nước ta có rất ít tác giả nghiên cứu. Do vậy chúng tôi đã tiến hành đánh giá hiệu lực của ba loại thuốc: Phar- Coccitop, Vimecoc - SPE3, Marcoc.
Thí nghiệm được tiến hành trên giống thỏ Newzealand, sử dụng 80 con thỏ và chia thành 6 lô thí nghiệm. Cả 6 lô được nuôi dưỡng với chế độ như
nhau với thức ăn không trộn thuốc phòng để thỏ mắc bệnh tự nhiên. Thường xuyên kiểm tra theo dõi mức độ nhiễm, khi thấy thỏ có triệu chứng lâm sàng (gầy ốm, xù lông và tiêu chảy) thì xét nghiệm phân xác định số lượng noãn nang trung bình trong 1 gam phân. Sau đó dùng thuốc điều trị theo sơ đồ bố trí thí nghiệm.
- Lô 1dùng thuốc Phar- Coccitop 1g/3,3kg TT,cho thỏ uống liên tục 4 ngày, nghỉ 3 ngày, uống tiếp 4 ngày liên tục.
- Lô 2 dùng thuốc Phar- Coccitop 1g/1,6kg TT: cho thỏ uống liên tục 5 ngày, nghỉ 3 ngày, uống tiếp 5 ngày liên tục.
- Lô 3 dùng thuốc Vimecoc - SPE3 1g/ 8kgTT : cho thỏ uống liên tục 4 ngày, nghỉ 3 ngày, uống tiếp 4 ngày liên tục.
- Lô 4 dùng thuốc Vimecoc - SPE31g/ 4kgTT: cho thỏ uống liên tục 5 ngày, nghỉ 3 ngày, uống tiếp 5 ngày liên tục.
- Lô 5 dùng thuốc Marcoc 1g/6kg TT: cho thỏ uống liên tục 4 ngày, nghỉ 3 ngày, uống tiếp 4 ngày liên tục.
- Lô 6 dùng thuốc Marcoc 1g/3kg TT: cho thỏ uống liên tục 5 ngày, nghỉ 3 ngày, uống tiếp 5 ngày liên tục.
Sau liệu trình dùng thuốc 5 ngày, chúng tôi kiểm tra mẫu phân thỏ lần 1 đánh giá mức độ nhiễm rồi so sánh với trước khi dùng thuốc. Kiểm tra lần 2 sau 10 ngày kết thúc liệu trình dùng thuốc. Kết quả được trình bày ở bảng 3.15.
Kết quả bảng 3.15 cho thấy trong số 80 thỏ điều trị trong các lô thí nghiệm đều nhiễm số lượng noãn nang cầu trùng/1gam phân với mức nhiễm cao. Hầu hết thỏ nhiễm bệnh thấy triệu chứng gầy ốm, xù lông và tiêu chảy.
Bảng 3.15. Hiệu quả của một số phác đồ điều trị bệnh cầu trùng thỏ
Phác Số thỏ
Số lƣợng noãn nang trung bình / 1g phân Hiệu quả (%) Trƣớc thí nghiệm ( X Sau thí nghiệm 5 ngày ( X ±mx ) 10 ngày ( X ±mx ) 1 14 18358.3±1303.5 9264±715.4 5825±132.5 49.54 68.27 2 14 16516.6±1627.4 4920.4±2558.5 3198±156.2 70.21 80.64 3 12 18240.5±1858.1 6155.2±762,4 4719±215.5 66.26 74.13 4 12 21383.4±1604.6 6346±204.7 1883.6±234.2 70.32 91.19 5 14 15250±1107.8 4278.8±436.4 3450±98.5 71.94 77.38 6 14 19785.8±1029.5 3950.2±214.8 0 80.04 100.00
Kết quả điều trị cho thấy ở lô thí nghiệm 1, 3 và 5 với liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, liệu trình 4-3-4. Sau 5 và 10 ngày chấm dứt phác đồ điều trị, tỷ lệ sạch noãn nang ở mức trung bình (sau 5 ngày ở các lô 1, 3, 5 lần lượt là: 49.54%, 66.26% và 71.94%; Sau 10 ngày là: 68.27%, 74.13%, và 77.38%). Cả 3 lô thí nghiệm này đều không cho hiệu quả điều trị cao.
Kết quả điều trị ở lô thí nghiệm 2, 4 và 6 với liều lượng tăng gấp đôi so với hướng dẫn của nhà sản xuất, liệu trình điều trị tăng lên 5-3-5 làm cho hiệu quả tẩy sạch noãn nang ở mức cao hơn (sau 5 ngày ở các lô 2,4,6 tỷ lệ tẩy sạch lần lượt là 70.21%, 70.32%, 80.04%; Sau 10 ngày tỷ lệ tẩy sạch noãn nang ở các lô 2,4 và 6 lần lượt là: 80,64%, 91,19% và 100%).
Qua thời gian điều trị chúng tôi nhận thấy thỏ linh hoạt hơn và tiêu chảy dần giảm và khỏi dần. Sau thời gian chấm dứt dùng thuốc đồng thời cho thấy thuốc an toàn, không thấy phản ứng phụ xảy ra trong quá trình dùng thuốc trị cầu trùng với phác đồ trên.
Từ kết quả thử nghiệm 3 loại thuốc với 6 phác đồ, chúng tôi nhận xét rằng: Cả 3 loại thuốc thử nghiệm với liều điều trị cao gấp đôi so với hướng dẫn của nhà sản xuất đều có hiệu lực cao đối với cầu trùng ở thỏ (có hiệu lực 100%, hiệu lực triệt đạt 80,64% - 91,19%). Bước đầu chúng tôi thấy thuốc Marcoc và Vimecoc - SPE3 có tác dụng tốt hơn Phar - Coccitop.
*Kết quả hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị bệnh cầu trùng cho thỏ.
Sau khi thử nghiệm 3 loại thuốc điều trị bệnh cầu trùng cho 80 thỏ, chúng tôi đã sơ bộ đánh giá được tác dụng và độ an toàn của thuốc. Vì vậy chúng tôi đã mạnh dạn sử dụng thuốc với số lượng lớn hơn. Tuy nhiên do thời gian có hạn, chúng tôi không trực tiếp sử dụng thuốc điều trị bệnh cầu trùng cho những thỏ nhiễm cầu trùng còn lại, chúng tôi đã khuyến cáo và hướng dẫn người chăn nuôi thỏ ở các địa phương dùng thuốc Marcoc và Vimecoc - SPE3 cho những thỏ đã mắc cầu trùng. Từ đó hầu hết những thỏ nhiễm cầu trùng nặng đã hết biểu hiện tiêu chảy, tình trạng sức khoẻ đàn thỏ được cải thiện rõ rệt.
*Đề xuất quy trình phòng bệnh cầu trùng cho thỏ.
Từ kết quả nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học của bệnh cầu trùng thỏ, chúng tôi nhận thấy các yếu tố: Tuổi thỏ, tình trạng vệ sinh thú y trong chăn nuôi thỏ của các hộ chăn nuôi thỏ, yếu tố mùa vụ có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát sinh và phát triển của bệnh cầu trùng ở thỏ. Vì vậy chúng tôi bước đầu đề xuất một quy trình phòng bệnh cầu trùng thỏ gồm các biện pháp sau:
1. Phát hiện sớm thỏ bệnh, cách ly thỏ bệnh, điều trị triệt để cho những thỏ nhiễm cầu trùng bằng một trong hai loại thuốc Marcoc liều 1g/ 3kgTT và Vimecoc - SPE3 1g/ 4kgTT.
2. Vệ sinh lồng chuồng và khu vực xung quanh chuồng nuôi. Tốt nhất là nuôi thỏ ở những lồng chuồng có sàn thoáng để dễ thoát phân và nước tiểu
đảm bảo chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ và thoáng. Trong chuồng thỏ hàng ngày phải thay chất độn lót ổ.
3. Máng ăn, máng uống nước cho thỏ cần phải rửa sạch hàng ngày đảm bảo vệ sinh tránh để Oocyst cầu trùng lẫn vào, thức ăn của thỏ không để ướt.
4. Định kỳ sát trùng lồng chuồng nuôi thỏ. Diệt ruồi, kiến, gián trong khu vực chuồng nuôi thỏ để tránh sự phát tán cầu trùng.
5.Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng thỏ, đặc biệt chú ý đối với thỏ sau cai sữa (1 tháng tuổi), chú ý đến khẩu phần ăn có đủ dinh dưỡng .
Chúng tôi đã khuyến cáo quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh cầu trùng thỏ, bước đầu quy trình này đã được người chăn nuôi thỏ thực hiện đầy đủ và hiệu quả.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu trên chúng tôi có một số kết luận sau:
- Hai giống thỏ nội và thỏ New Zealand nuôi ở bắc Giang nhiễm cầu trùng với tỷ lệ khá cao (64,94%), trong đó thỏ nội nhiễm với tỷ lệ 60,79%, thỏ NewZeland nhiễm với tỷ lệ cao hơn (68,16%).
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm:
+ Tuổi thỏ: Thỏ giai đoạn 2 tháng tuổi nhiễm cầu trùng với tỷ lệ cao nhất (83,89%), tuổi thỏ càng cao thì tỷ lệ nhiễm cầu trùng càng giảm (thỏ > 12 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 43,88%).
+ Mùa vụ: Vụ Xuân - Hè thỏ nhiễm cầu trùng với tỷ lệ cao hơn vụ Thu - Đông (73,44% so với 55,92%).
+Tình trạng vệ sinh thú y: Thỏ nuôi ở tình trạng vệ sinh thú y kém nhiễm cầu trùng với tỷ lệ cao nhất (81,35%), cường độ nhiễm ở mức rất nặng chiếm tỷ lệ 11,07%, tỷ lệ và mức độ nhiễm giảm rõ rệt ở tình trạng vệ sinh thú y tốt và trung bình.
- Thỏ bị tiêu chảy có tỷ lệ nhiễm từ 83,67% - 86,44%, cường độ nhiễm rất nặng tỷ lệ từ 17,65% - 41,46%.Tỷ lệ nhiễm giảm rõ rệt ở thỏ có trạng thái phân bình thường.
- Đàn thỏ nuôi tại Bắc Giang đã nhiễm 8 loại cầu trùng ở những vị trí khác nhau, trong đó có 1 loài ký sinh ở gan, ống dẫn mật; 5 loài ký sinh ở ruột non; 2 loài ký sinh ở ruột già.
- Thỏ mắc cầu trùng đều thấy xuất hiện các triệu chứng giảm ăn, xù lông, da khô là điển hình và hay gặp nhất (92,31%), sau đó là giảm tăng trọng (80%), ỉa chảy (60%), triệu chứng ít gặp nhất là co giật, vẹo đầu (10,77%).
- Cầu trùng gây bệnh tích đại thể ở manh tràng cao nhất (85,71%), kết tràng (83,33%), và gan, mật (19,05%).
- Bệnh tích vi thể: Xét nghiệm vi thể ở đoạn manh tràng và kết tràng đều có 17/20 tiêu bản cho kết quả dương tính, chiếm tỷ lệ 85%. Có 16/20 tiêu bản gan cho kết quả dương tính, chiếm tỷ lệ 80%. Các tiêu bản ở đoạn ruột non ít thấy bệnh tích vi thể hơn.
- Thuốc Marcoc liều 1g/ 3kgTT có hiệu lực 100% và Vimecoc - SPE3 liều 1g/ 4kgTT có hiệu lực triệt để với cầu trùng thỏ là 91,19%.
- Hướng dẫn cho các hộ nuôi thỏ sử dụng thuốc điều trị cho những thỏ mắc bệnh cầu trùng còn lại và đề xuất 5 biện pháp chính trong việc phòng tổng hợp bệnh cầu trùng thỏ.
2. Tồn tại
- Chưa nghiên cứu được khả năng gây bệnh của các loài cầu trùng ký sinh ở thỏ.
- Địa bàn nghiên cứu còn hạn chế, chưa áp dụng được kết quả điều trị thử nghiệm bệnh cầu trùng thỏ trên diên rộng.
3. Đề nghị
- Tiếp tục nghiên cứu đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình nhiễm bệnh cầu trùng trên nhiều giống thỏ.
- Nghiên cứu vaccine để phòng bệnh cầu trùng thỏ.
- Nghiên cứu sự tồn dư của thuốc trong sản phẩm chăn nuôi khi sử dụng thuốc phòng trị cầu trùng thỏ
- Sử dụng rộng rãi thuốc Thuốc Marcoc và Vimecoc - SPE3 và thử nghiệm các thuốc trị cầu trùng khác để điều trị bệnh cầu trùng thỏ.
- Thử nghiệm và áp dụng quy trình phòng bệnh tổng hợp bệnh cầu trùng cho thỏ ở các địa phương của tỉnh Bắc Giang và các tỉnh khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Đinh Xuân Bình, Nguyễn Kim Lin (2003), Kỹ thuật chăn nuôi thỏ ngoại, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr 79-81.
2. Trần Tích Cảnh, Hoàng Hưng Tiến, Võ Huy Hạng (1996), Nghiên cứu sản xuất vắc xin chống bệnh cầu trùng gà bằng phương pháp chiếu xạ
vật lý và kỹ thuật hạt nhân, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
3. Nguyễn Chu Chương (2001), Hỏi đáp về nuôi thỏ, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr 106-111.
4. Bạch Mạnh Điều (2004), Bệnh cầu trùng gia cầm và giải pháp phòng trị cầu trùng cho gà, bồ câu nuôi tại một số khu vực thuộc các tỉnh phía Bắc, Luận án tiến sỹ nông nghiệp.
5. Trần Mạnh Giang (2006), Sổ tay cán bộ thú y cơ sở, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr 131- 134.
6. Đào Lệ Hằng (1996), Hỏi đáp kỹ thuật chăn nuôi thỏ ở hộ gia đình, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ. tr 119-120.
7. Nguyễn Hữu Hưng, Nguyễn Thị Mỹ An, (2008), “Tình hình nhiễm cầu trùng thỏ tại thành phố Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng”, Tạp trí khoa học
thú y, Hội thú y Việt Nam, tập XV số 6- 2008. tr 73- 78.
8. Lâm Thị Thu Hương (2004), "Tình hình nhiễm một số loài cầu trùng đường ruột (Isospora, Eimeria và Cryptosporidium) ở heo con trong một số trại chăn nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí khoa học kỹ thuật
thú y, Hội thú y Việt Nam, tập XI, (số 1), tr.26-32.
10. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Quang Tuyên (1999), Giáo trình ký sinh trùng thú y, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr 215-219.
11. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang (2008), Giáo trình ký sinh trùng học thú y (dùng cho bậc cao
học), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr 85.
12. Nguyễn Thị Kim Lan, Trần Thu Nga (2005), "Một số đặc điểm dịch tễ và vai trò của cầu trùng trong hội chứng tiêu chảy ở lợn", Tạp chí khoa
học kỹ thuật thú y, Hội thú y Việt Nam, tập XII (số 4). tr.40-46.
13. Phan Địch Lân, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, (2002), Bệnh
ký sinh trùng ở đàn dê Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội tr
207.
14. Phan Địch Lân, (1993), Nghiên cứu dịch bệnh và ứng dụng tiến bộ khoa học thú y vào sản xuất phục vụ chương trình lương thực, thực phẩm,
Công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật thú y 1990- 1991, Nhà xuất bản
Nông nghiệp Hà Nội.
15. Nguyễn Ngọc Lanh (1982), Tìm hiểu miễn dịch học (tập 1), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
16. Phạm Sỹ Lăng, Tô Long Thành (2006), Bệnh đơn bào ký sinh ở vật
nuôi, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr 143- 148.
17. Phan Lục, (2006), Giáo trình ký sinh trùng thú y, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr 34- 35.
18. Phan Lục, Lê Thị Tuyết Minh (1990), Thực hành ký sinh trùng thú y,
Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr25-27.
21. Thanh Nguyên, (2009), “Bệnh Cầu trùng thỏ”, Báo kinh tế nông thôn,
ht
t p : // w w w . k inh t e nongt h on . c om . v n/p r in t C o ntent . a s p x .
22. Cao Xuân Ngọc (1997), Giải phẫu bệnh đại cương thú y, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr 9-10.
23. Phan Thanh Phượng, Phạm Công Hoạt, Trương Văn Dung, Vũ DZũng Tiến, (2007), Miễn dịch học thú y và ứng dụng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr 123- 127.
24. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội . tr 24-25.
25. Nguyễn Quang Sức (1994), Tình hình bệnh ký sinh trùng, phương pháp phòng trừ bệnh ghẻ và bệnh cầu trùng của giống thỏ New- Zealand white
nuôi ở Việt Nam, Luận án phó tiến sỹ, Viện khoa học Nông nghiệp Việt
Nam.
26. Nguyễn Quang Sức, Chu Đình Khu (1986), “Kết quả nghiên cứu bệnh cầu trùng thỏ tại trại giống thỏ Sơn Tây”, Tạp chí khoa học chăn nuôi, số tháng 2/1986.
27. Nguyễn Như Thanh, Lê Thanh Hoà (1997), Miễn dịch học thú y, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
28. Hoàng Thạch và cs (1999), Khảo sát tình hình nhiễm cầu trùng Eimeria và một số đặc điểm của bệnh cầu trùng gà ở TP. Hồ Chí Minh và một số
vùng phụ cận và thử nghiệm một số thuốc phòng trị, Luận án Tiến sỹ
nông nghiệp.
29. Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh (1978), Ký sinh trùng ở Việt Nam, tập 4, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, tr `198 - 201.
30. Nguyễn Thiện, Đinh Văn Bình, (2007), Kỹ thuật chăn nuôi thỏ thịt, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr 14, 84-86.
32. Bùi Quang Thuần, (1979), Tìm hiểu chăn nuôi thỏ, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, tr 89- 91.
II. TÀI LIỆU DỊCH
33. Kolapxki N.A, Paskin P.I, (1980), Bệnh cầu trùng ở gia súc, gia cầm
(Người dịch: Nguyễn Đình Chí, Trần Xuân Thọ), Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr 9-29; 67-85.
34. Lê Sỹ Thành, (2008), Bệnh cầu trùng thỏ,(Dịch và biên soạn từ: Comparative Medicine Program 2002, MU College of Veterinary Medicine)",
h t t p : / / w w w . k in h t e n o ng t h o n . c o m . vn/ S t o r y / N h a n o ng c a n b i e t / 2008/ 1 1/158 0
9 . h t m l .
35. Hunter Archie (2000), Sổ tay dịch bệnh động vật, Nhà xuất bản Bản đồ, Hà Nội (Phạm Gia Ninh và Nguyễn Đức Tâm dịch).
III. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
36. Almeida AJ, Mayen FL and Oliveira FC (2006). “Species from genus Eimeria observed in domestic rabbits (Oryctolagus cuniculus) feces raised at the Municipality of Campos dos Goytacazes in the State of Rio