Tính chuyên biệt của cầu trùng là sự thích nghi phức tạp và lâu dài của cầu trùng đối với cơ thể ký chủ hoặc cụ thể hơn đối với các cơ quan, các mô bào hay tế bào nhất định phù hợp cho sự tồn tại, phát triển của chúng (Lê Văn Năm, 2006)[20].
Tính chuyên biệt của cầu trùng Eimeria thể hiện rất nghiêm ngặt, chúng chỉ có thể gây bệnh cho ký chủ mà chúng thích nghi trong quá trình tiến hóa.Các loài cầu trùng cừu không thể nhiễm vào bò và các gia súc khác. Cầu trùng thỏ chỉ có thể lây nhiễm vào thỏ mà không thể nhiễm vào các loại gia súc khác.
Theo Kolapxki N.A. và cs, (1980)[33] những loài cầu trùng riêng biệt ký sinh ở các loại gia súc khác nhau thường khó phân biệt về mặt hình thái. Một số loài cầu trùng cừu và dê hoặc gà và gà tây rất giống nhau về mặt hình thái. Tuy nhiên, những thí nghiệm của Kruwlop M.V. (1963) đã chỉ rõ, cầu trùng cừu không nhiễm vào dê được.
Vì vậy, các nhà khoa học đã thống nhất lấy tên chung cầu trùng và thêm tên của loại gia súc để gọi tên bệnh như cầu trùng gà, cầu trùng lợn, cầu trùng thỏ…
Đặc tính chuyên biệt nghiêm ngặt của cầu trùng giống Eimeria biểu hiện không chỉ đối với ký chủ của chúng, mà mỗi loại cầu trùng chỉ khu trú tại một vùng, một cơ quan nào đó nhất định trong cơ thể ký chủ. Chủng
Eimeria tenela chỉ ký sinh và gây bệnh trong niêm mạc manh tràng gà, trong
khi đó Eimeria acervulina lại chỉ ký sinh trong niêm mạc tá tràng. ở lợn: chủng Eimeria debliecki cư trú ở tá tràng làm cho niêm mạc ruột bị viêm rồi xuất huyết hoại tử (Phạm Văn Khuê và cs, 1996) [24].
Như vậy, tính chuyên biệt của cầu trùng biểu hiện rất rõ rệt, tính chuyên biệt đó đã hình thành trong quá trình thích ứng lâu dài của ký sinh
trùng đối với một ký chủ nhất định cũng như đối với từng cơ quan, từng mô bào riêng biệt. Theo Khâyxin (1947), đó là điều kiện cơ bản giúp cho nhiều loài cầu trùng ký sinh đồng thời trên cùng một ký chủ.