Phòng và điều trị bênh cầu trùng thỏ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở đàn thỏ nuôi tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị (Trang 51 - 121)

* Phòng bệnh

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [11] ký sinh trùng có nhiều biện pháp để lẩn tránh đáp ứng miễn dịch của cơ thể vật chủ, nó luôn luôn thay đổi các kháng nguyên bề mặt trong suốt chu trình sống của chúng. Đến nay các nghiên cứu về miễn dịch cầu trùng vẫn còn ít và chưa đầy đủ. Một số nghiên cứu đã cho thấy khả năng sinh miễn dịch cầu trùng của cơ thể gia súc, gia cầm rất kém và miễn dịch chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn. Hiện nay, vắc xin phòng bệnh cầu trùng cho thỏ vẫn chưa có. Vì vậy, vấn đề phòng bệnh cầu trùng cho thỏ chủ yếu dựa vào chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh.

Vệ sinh chuồng trại, thiết bị, dụng cụ sạch sẽ. Theo Nguyễn Thiện và cs (2007) [30] chuồng nuôi phải được thiết kế đáy lồng chuồng phải có lỗ, rãnh thoát phân dễ dàng để tiện lợi cho việc quét dọn vệ sinh. Thức ăn các loại phải đảm bảo sạch sẽ không ôi mốc, biến chất, phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng và số lượng thức ăn theo nhu cầu.

Định kỳ kiểm tra phân đàn thỏ, phát hiện thỏ mang trùng phải cách ly điều trị hoặc loại thải để tránh bệnh lây nhiễm trong đàn (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2006) [16].

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [10] ngoài các biện pháp vệ sinh thú y, cần phải diệt vật môi giới truyền bệnh như ruồi, chuột, tập trung ủ phân để diệt noãn nang cầu trùng. Đối với thỏ mẹ đang cho con bú thì cứ 10 ngày cần rửa vú thỏ mẹ 1 lần để tránh gieo truyền bệnh cho thỏ con.

Kolapxki N.A. và cs, 1980) [33] cho biết phòng bệnh cầu trùng cho thỏ bằng hoá dược cũng có thể ngăn ngừa được bệnh trong các cơ sở nuôi thỏ. Cần phải chọn những loại thuốc khi cho thỏ uống trong thời gian dài mà không gây độc cho cơ thể chúng đồng thời không làm cho cầu trùng quen

loại, bắt đầu cho thỏ uống từ 20-25 ngày tuổi. Mười ngày đầu dùng Nosulfazon dung dịch 0,25% cho uống với nước hay dùng sulfadimezin trộn với thức ăn hàng ngày liều 75mg cho 1kg thể trọng. Sau đợt 10 ngày dùng các loại thuốc Sulfanilamit, lại bắt đầu đợt 10 ngày với Levomixetin trộn với thức ăn liều 20mg/kg thể trọng dùng 3-5 ngày nghỉ.

Nguyễn Quang Sức và cs, (1986) [26] đã nghiên cứu sử dụng thuốc Anticcocibiomix với liều 0,15g/kgTT theo liệu trình dùng thuốc 7 ngày, nghỉ 3 ngày sau đó tiếp tục dùng thuốc 5 ngày cho kết quả giảm được 90% mức nhiễm cầu trùng và 15% tỷ lệ chết do bệnh cầu trùng ở thỏ con sau cai sữa.

* Điều trị bệnh

Về điều trị bệnh do ký sinh trùng, Phan Địch Lân (1993) [14] đã nhận xét: “ Trong 15 năm qua, các nhà khoa học ký sinh trùng thú y đã nghiên cứu theo hướng tự phòng, dùng các thuốc điều trị đi trước một bước để điều trị hàng loạt gia súc và sau đó dựa vào sự tồn dư của thuốc tiếp tục tiêu diệt các ký sinh trùng”.

Phan Địch Lân và cs (2002)[13], Thanh Nguyên (2009) [21] cho biết thuốc Nivaquin là biệt dược của Chloroquin sunfat có tác dụng ức chế sự phát triển của cầu trùng đặc biệt là cầu trùng thỏ.

Lê Văn Năm (2006) [20] đã giới thiệu 11 nhóm thuốc và hóa chất có khả năng điều trị bệnh cầu trùng, bao gồm các nhóm thuốc sau:

+ Nhóm Nitrofuran: gồm Furazolidon, Tripan Cocruleum, Mepacrin. Các hợp chất trong nhóm này đã bị cấm sử dụng tại nhiều nước trên thế giới và cả ở Việt Nam (mặc dù có hiệu lực diệt cầu trùng cao), bởi sự tồn dư lâu dài của thuốc trong cơ thể gia súc, gia cầm ảnh hưởng đến sức khỏe con người).

+ Nhóm pyrinidin: gồm có Amprolium, Diaveridine, Pyrimethamine, + Nhóm Dinitrobenzamid: bao gồm Dinitrolmid (DOT), Iramin, + Nhóm Arsen : đại diện nhóm là Acetarsol.

+ Nhóm Nitrocarbanil: gồm có Dinitrolmid, Iarmin, Nitromid. + Nhóm Chinolin và các dẫn xuất: gồm có Buquinolat, Decoquinat. + Nhóm Pyrimidin và các dẫn xuất: đại diện nhóm là Rigecoccin. + Nhóm Guanidin và các dẫn xuất: đại diện nhóm là Robenidine. + Nhóm Imidazol và các dẫn xuất: đại diện nhóm là Glycamid.

+ Nhóm Sulfonamid (Sulfamid): đây là nhóm được sử dụng rộng rãi, bao gồm: Sulfadiazine, Sulfadimedine, Sulfadimethoxine, Sulfaquinoxaline, Sulfaguanidine, Sulfachlorpyrazine.

+ Nhóm kháng sinh (Antibiotic): nhóm này bao gồm Salinomycin. Chlotetracycline, Tetracycline, Peniciline G…

Để điều trị hiệu quả bệnh cầu trùng, ngày nay các nhà sản xuất thuốc thường phối hợp các dẫn xuất thuộc các nhóm Pyrinidin, các dẫn xuất nhóm Pyrimidin và nhóm Sulfamid với nhau, tạo thành nhiều chế phẩm đặc hiệu và phù hợp với từng quy mô chăn nuôi.

* Nguyên lý điều trị bệnh cầu trùng:

Nguyên lý điều trị bệnh cầu trùng phải dựa trên 3 yếu tố:

- Chu trình phát triển sinh học của bản thân các loài cầu trùng, quá trình phát triển khép kín của cầu trùng thường xảy ra trong khoảng thời gian 3 - 5 ngày hoặc hơn.

- Đặc tính sinh học, miễn dịch tự nhiên theo lứa tuổi của động vật: mỗi loài gia súc có khả năng kháng bệnh cầu trùng khi đạt đến lứa tuổi nhất định, ở thỏ là trên 120 ngày tuổi. Sau thời gian trên, thỏ có khả năng đề kháng tự nhiên với cầu trùng. Vật nuôi bị nhiễm ở thể nhẹ, không có triệu chứng lâm sàng và nhìn chung chúng chỉ là vật mang trùng (mang mầm bệnh).

- Bản chất tác dụng của các loại thuốc: mỗi nhóm thuốc, loại thuốc có tác dụng kìm hãm hay tiêu diệt cầu trùng theo cơ chế riêng biệt. Nhìn chung, các loại thuốc tác động chủ yếu lên 2 giai đoạn phát triển của cầu trùng (giai đoạn

hình thành thể phân lập và hình thành giao tử) ngay trong cơ thể ký chủ, ức chế và kìm hãm hình thành Oocyst.

Theo Lê Văn Năm (2006) [20 ] nguyên tắc điều trị bệnh cầu trùng như sau:

- Thời gian điều trị phải kéo dài ít nhất 3 - 4 ngày.

- Liều dùng thuốc phải đủ để tiêu diệt căn nguyên theo chỉ dẫn sử dụng của mỗi loại thuốc.

- Do chu trình phát triển sinh học của cầu trùng ít nhất là từ 3 - 5 ngày nên sau khi điều trị khỏi bệnh 3 - 5 ngày ta phải duy trì liều phòng liên tục 3 ngày để kìm hãm sự phát triển của chúng.

- Để nâng cao hiệu lực của công tác phòng, trị bệnh cầu trùng đạt kết quả tốt nhất, khi đã sử dụng một loại thuốc để phòng bệnh mà bệnh vẫn xảy ra thì ta nên dùng một loại thuốc khác để điều trị sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn và thời gian điều trị sẽ được rút ngắn hơn.

Phạm Sỹ Lăng và cs, (2006)[16] đưa ra phác đồ điều trị bệnh cầu trùng thỏ dùng 1 trong 3 loại thuốc như sau:

-Sulfamethoxypyridazin: 30mg/kg thể trọng pha với nước hoặc trộn với thức ăn , liệu trình điều trị 3 ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Sulphaquinoxalin: 30mg/kg thể trọng pha với nước hoặc trộn với thức ăn , liệu trình điều trị 3 ngày, nghỉ 3 ngày.

Esb3 : pha 2gam với 1 lít nước cho thỏ uống liên tục 3 đến 4 ngày.

Caudert, Provote (1988) [41] đã kiểm tra hiệu lực và liều phù hợp của thuốc Lasalocid đối với 2 loài cầu trùng E.flavescens E.intestinalis đã cho thấy đối với loài E.flavescens với liều 25ppm có tác dụng làm hết triệu chứng. Nhưng để chữa khỏi bệnh cầu trùng phải dùng liều 100ppm; Với loài

E.intestinalis dùng liều 75 - 90ppm mới làm giảm triệu chứng, nhưng liều

Nguyễn Hữu Hưng và cs (2008) [7] đã nghiên cứu và thử nghiệm 4 loại thuốc điều trị bệnh cầu trùng thỏ như sau:

1. Rigecoccin - WS liều 1g/30kg TT x 5 ngày liên tục, 2. Rigecoccin - WS liều 1g/15kg TT x 5 ngày liên tục, 3. Anticoc, liều 10 g/ 15kg TT x 5 ngày liên tục, 4. Anticoc, liều 20 g/ 15kg TT x 5 ngày liên tục.

Kết quả nghiên cứu cho thấy thuốc Rigecoccin - WS liều 1g/15kg TT và Anticoc, liều 20 g/ 15kg TT liệu trình 5 ngày liên tục đều cho hiệu quả điều trị cao, có thể áp dụng rộng rãi trong điều trị bệnh cầu trùng cho thỏ.

1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc

1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Do tính chất nguy hiểm của cầu trùng gây ra đối với gia súc, gia cầm nên đã có nhiều nghiên cứu về cầu trùng và bệnh cầu trùng. Tuy nhiên những nghiên cứu về bệnh cầu trùng thỏ ở nước ta vẫn còn hạn chế.

Phạm Hùng (1978) nghiên cứu về bệnh cầu trùng thỏ, tác giả cho biết đã tìm thấy 2 loài E. Stiedae E. Perforans ký sinh ở thỏ nuôi tại các tỉnh phía nam (Lương Văn Huấn Và Lê Hữu Khương, 1997)[9].

Lương Văn Huấn và Trần Kim Lan (1989) kiểm tra 90 thỏ nuôi tại viện Pasteur Nha Trang cho biết: có 6 loại cầu trùng Ký sinh ở thỏ E. Perforans,

E. Media, E. Magna, E. Irresidua, E. Piriformis, E. intestinalis. Trong đó

loài E.Perforans chiếm tỷ lệ (35,5%), E. Media (28%), E. Magna (10%), các loài còn lại chiếm tỷ lệ thấp dưới 8%.

Nguyễn Quang Sức (1994) [25] đã xác định được 9 loài cầu trùng ký sinh ở đàn thỏ New-zealand nuôi ở trung tâm Dê và Thỏ Sơn Tây, trong đó có 3 loài gây bệnh nặng là: E. Pirifomis, E. Intestinalis, E. Flavescens. 3 loài gây bệnh trung bình là: E. Stiedae, E. Magna, E. Irresidua, và 3 loài gây bệnh nhẹ : E. Perforans, E. Media, E. Coeciola.

Nguyễn Hữu Hưng và cs (2008) [7] kiểm tra 465 mẫu phân thỏ nuôi tại Thành phố Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng cho biết tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 65,16%, tác giả đã xác định được 5 loại cầu trùng ký sinh ở thỏ là: E.

Perforans, E. Media, E. Magna, E. Stiedae, E. Irresidua.

1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Tác giả nghiên đầu tiên về các noãn nang cầu trùng ở thỏ là Hake (1839), rồi đến các công trình nghiên cứu của Lindermann (1863), sau đó là Leuckart (1879) gọi thể bệnh ở gan là Coccidium oviforme và thể bệnh ở ruột

coccidium perforans, (Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh, 1978) [29].

Theo nghiên cứu của Oclop M.P (1936) cho thấy, tỷ lệ loại thải thỏ non do mắc bệnh cầu trùng phụ thuộc vào độ nhiễm cầu trùng của thỏ mẹ. Những thỏ con thuộc nhóm mà thỏ mẹ nhiễm bệnh nhẹ thì tỷ lệ chết là 8% và chỉ thấy 37% số con có trứng cầu trùng; Trong nhóm thỏ mẹ nhiễm bệnh ở mức trung bình thì tỷ lệ chết ở thỏ con là 17,5% và có 78% số con có trúng cầu trùng; Trong nhóm thỏ mẹ nhiễm bệnh ở mức độ nặng thì tỷ lệ chết ở thỏ con lên tới 32% và 100% số con có trứng cầu trùng.

Nghiên cứu của Toula FH và cs (1998)[59] cho biết có 5 loài cầu trùng gây bệnh cho thỏ nhà, tỷ lệ nhiễm của mỗi loài như sau: Eimeria perforans

(65%), E. magna (45%), E. stiedae (25%), E. xigua (20%) và E. piriformis

(10%). Có 90% thỏ bị nhiễm 2 hoặc 3 loài cầu trùng.

Ở Pháp theo Grés V và cs (2003) [45] cho biết đã kiểm tra 254 thỏ hoang, phát hiện thấy 10 loài cầu trùng là Eimeria perforans, E. flavescens,

E. pirifomis, E. Exigua, E. Media, E. Magna, E. Coecicola, E. Stiedae, E.

Roobroucki, E. intestinalis.

Nghiên cứu của De Almeida AJ và cs (2006) [36] cho biết ở Brazil tỷ lệ nhiễm bệnh cầu trùng thỏ là 81,82%, có 10 loài cầu trùng ký sinh ở thỏ nuôi thịt là E. Perforans, E. Magna, E. Coecicola, E. Irresidua, E. Media, E.

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối tƣợng nghiên cứu

- Thỏ mắc bệnh cầu trùng và bình thường ở các lứa tuổi nuôi tại các hộ gia đình thuộc 3 huyện, thành thuộc tỉnh Bắc giang (TP. Bắc Giang, huyện Hiệp Hoà và Huyện Tân Yên).

Vật liệu nghiên cứu

- Mẫu phân tươi của thỏ mắc bệnh cầu trùng và thỏ bình thường.

- Oocyst cầu trùng phân lập từ phân thỏ nuôi cấy để phát triển thành

Oocyst có sức gây bệnh trong dung dịch Bichromat kali 2,5%.

- Bệnh phẩm của thỏ bị bệnh cầu trùng: ruột non, ruột già, gan … (để làm tiêu bản tổ chức học xác định bệnh tích vi thể và vị trí ký sinh của cầu trùng).

- Các thuốc điều trị bệnh cầu trùng thỏ:

+ Marcoc (Công ty thuốc thú y Marphavet, gói 50g), Thành phần: Sulphadimidine 33g,

Sulphaguanidin 10g

Tá dược (VTM K, A) vừa đủ 100g

+ Phar - Coccitop (công ty thuốc thú y Pharmavet, gói 100g), Thành phần: Sulphachlopyrazin Sodium 20g.

Vitamin K3 300mg. Tá dược vừa đủ 100 g.

+ Vimecox-SPE3 (Công ty Vemedim (VN) sản xuất, gói 20 gam) - Thành phần: Sulfachloropyrazine 2,5g.

Diaveridin 500g. Vitamin K 50mg.

Tá dược vừa đủ 20mg.

- Kính hiển vi quang học, các hóa chất và dụng cụ thí nghiệm.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu:

Chúng tôi lựa chọn 3 huyện, thành thuộc tỉnh Bắc giang (TP. Bắc Giang, huyện Hiệp Hoà và Huyện Tân Yên) để thực hiện đề tài nghiên cứu dựa trên những cơ sở sau:

+ Theo số liệu thống kê của Phòng Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang đến tháng 12 năm 2009 tổng đàn thỏ của tỉnh là 7.580 con, trong đó: Huyện Hiệp Hoà 1.305 con; Huyện Tân Yên 649 con, TP. Bắc Giang có 750 con (tổng đàn của 3 huyện, thành là 2.704/ 7580 con, chiếm tỷ lệ 35,67% tổng đàn).

+ Bắc Giang là tỉnh miền núi bao gồm các địa phương mang đặc điểm của khu vục thành phố, khu vực trung du, miền núi. Ba huyện mà chúng tôi lựa chon đã đại diện cho các khu vực sinh thái khác nhau của tỉnh Bắc Giang.

+ Qua điều tra sơ bộ chúng tôi nhận thấy người chăn nuôi chỉ dùng thuốc điều trị cho thỏ khi đã xuất hiện các triệu chứng bệnh rõ rệt mà thiếu quan tâm đến khâu phòng bệnh từ bên ngoài hoặc thậm chí không biết cách điều trị bệnh cho thỏ, từ đó ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đàn thỏ.

+ Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về cầu trùng thỏ ở tỉnh Bắc Giang và các tỉnh miền núi phía Bắc. Vì vậy vấn đề phòng và điều trị bệnh cầu trùng cho thỏ chưa được quan tâm.

- Địa điểm xét nghiệm mẫu:

+ Phòng chẩn đoán của Chi cục Thú y tỉnh Bắc Giang. + Bộ môn Ký sinh trùng - Viện Thú y Quốc gia.

2.3. Nội dung nghiên cứu

Trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi thực hiện các nội dung sau:

2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng thỏ

Xác định tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên 2 giống thỏ Nội và thỏ New Zealand tại một số huyện của tỉnh Bắc Giang. Xác định tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi, theo mùa vụ, tình trạng vệ sinh thú y và trạng thái phân của thỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2. Xác định loài cầu trùng ký sinh trên thỏ

- Định loài cầu trùng ký sinh ở thỏ, xác định thời gian sinh bào tử.

- Xác định vị trí ký sinh của loài cầu trùng thỏ, xác định tỷ lệ nhiễm các loài cầu trùng đã định loài.

2.3.3. Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh cầu trùng ở thỏ

- Biểu hiện lâm sàng. - Bệnh tích đại thể. - Bệnh tích vi thể.

2.3.4. Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh cầu trùng thỏ

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp lấy mẫu

- Mẫu phân

Lấy mẫu phân mới thải của thỏ mắc bệnh cầu trùng và bình thường ở các lứa tuổi tại một số huyện thuộc tỉnh Bắc Giang.

Lấy mẫu phân của thỏ trước, trong và sau khi thử nghiệm phác đồ điều trị. Mẫu phân đảm bảo từ 10-20 gam/mẫu. Để riêng mỗi mẫu vào túi nilon nhỏ, mỗi mẫu đều có nhãn ghi rõ: tuổi thỏ, địa điểm, tình trạng vệ sinh thú y, trạng thái phân, thời gian lấy mẫu.

- Mẫu bệnh phẩm: lấy những đoạn ruột non, ruột già, gan… có biểu hiện

2.4.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu

* Phƣơng pháp xác định tỷ lệ nhiễm cầu trùng thỏ

Chúng tôi sử dụng phương pháp Fulleborn để xét nghiệm mẫu phân thỏ, xác định tỷ lệ nhiễm Oocyst cầu trùng.

Phương pháp Fulleborn: Sử dụng dung dịch nước muối NaCl bão hoà để

xét nghiệm phân, tìm Oocyst cầu trùng dưới kính hiển vi quang học ở độ phóng đại 100 lần (Phạm Văn Khuê và cs, (1996) [24])

* Phƣơng pháp xác định cƣờng độ nhiễm cầu trùng:

Xác định số lượng nang trứng cầu trùng trong 1 gam phân bằng buồng đếm Mc. Master.

- Cân 3 gam phân cho vào lọ thủy tinh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở đàn thỏ nuôi tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị (Trang 51 - 121)